Carl Friedrich Gauß - nhà toán học, vật lý học người Đức (1777 - 1855)
30 tháng 4 2024
04 tháng 1 2024
Nguyễn Phúc Bảo Long - Hoàng thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Nguyễn Phúc Bảo Long - Hoàng thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
01 tháng 1 2024
Nguyễn Chí Thanh - Đại tướng Việt Nam
30 tháng 12 2023
Ramana Maharshi - [Ông là ai?] - Bậc hiền giả Người Hindu - Người đã giải thoát
Chân dung Đạo sư Ramana Maharshi |
15 tháng 11 2023
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY.
Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ra mắt độc giả Việt năm 2018 với tên 44 đời tổng thống Hoa Kỳ, vừa được bổ sung thêm chương về tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump – người đang có cuộc tranh đua quyết liệt với Joe Biden vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2021 – 2024. Sách cũng được cập nhật các số liệu mới ở phần mục lục, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu hơn về các tổng thống Mỹ.
Cuốn “45 đời tổng thống Hoa Kỳ” (tên tiếng Anh: “The Complete Book of US Presidents”) là ấn bản thứ chín của tác phẩm nổi tiếng do William A. Degregorio biên soạn. Sách được NXB Thế giới và Omega Plus ấn hành.
Sách dày 1.500 trang, gồm những mô tả về cuộc đời, hoạt động chính trường, bạn bè, kẻ thù cũng như thành công lẫn thất bại của 45 tổng thống.
Mỗi chương sách về từng tổng thống được phân chia ra các mục nhỏ, chi tiết như mô tả ngoại hình, tính cách, nguồn gốc tổ tiên, các thành viên trong gia đình, hoàn cảnh chào đời, thời thơ ấu, tôn giáo, chuyện tình yêu, học vấn, nghề nghiệp, thời gian phục vụ trong quân đội, sự nghiệp chính trị… Hành trình trở thành chủ nhân Nhà Trắng cũng được ghi lại chi tiết, từ các ứng viên trong nội bộ đảng, đối thủ, các dấu ấn trong chiến dịch tranh cử, kết quả, những điểm đáng ghi nhớ trong diễn văn nhậm chức,các hoạt động của họ khi nghỉ hưu và qua đời… Tác giả cũng cho độc giả biết nội các của từng tổng thống, sự kiện nổi bật của chính quyền Mỹ nhiệm kỳ đó hoặc những thẩm phán tối cao được bổ nhiệm.
William A. Degregorio tổng hợp danh mục các cuốn sách về mỗi tổng thống, bao gồm cả sách viết về họ hay do họ tự viết. Tác giả còn sưu tầm, tập hợp những câu nói nổi tiếng của họ và cả những lời khen chê để độc giả tham khảo. Sách lôi cuốn người đọc hơn nhờ đề cập những vấn đề cá nhân như các vụ ngoại tình hay có con riêng, bê bối của từng tổng thống.
Phần phụ lục cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu tra cứu về chính trường Mỹ, gồm danh sách đầy đủ về các khóa quốc hội tương ứng từng tổng thống. Chính vì vậy, có thể coi sách như một biên niên hoạt động của bộ máy Nhà nước Liên bang Mỹ trong suốt 240 năm qua.
Tác giả William A. Degregorio sinh năm 1946, là một nhà văn và biên tập viên tự do chuyên về lịch sử và chính trị, đồng thời là phóng viên cho tờ Current Biography ở New York. Ông làm việc với tư cách một nhà phân tích nghiên cứu và phóng viên cho Bộ Quốc phòng Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học. Ông cũng là biên tập viên đóng góp nội dung về các quốc gia trên thế giới cho cuốn bách khoa thư Hammond Almanac và cuốn Ohio Almanac.
09 tháng 11 2023
Gail Borden - Ông được biết đến nhiều nhất là nhà phát triển sữa đặc vào năm 1853.
28 tháng 8 2023
Lev Nikolayevich Tolstoy - Tiểu thuyết gia người Nga
Lev Nikolayevich Tolstoy - Tiểu thuyết gia người Nga
02 tháng 8 2023
Nhà Bác học Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy
Nhà Bác học Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy
20 tháng 7 2023
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ngoan nhất, và chúng còn là những giáo viên kiên nhẫn nhất.” (Học gia Charles William Eliot – Người được chọn là Chủ tịch Đại học Harvard)
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ngoan nhất, và chúng còn là những giáo viên kiên nhẫn nhất.” (Học gia Charles William Eliot – Người được chọn là Chủ tịch Đại học Harvard)
Chân dung Học gia Charles William Eliot – Người được chọn là Chủ tịch Đại học Harvard |
TK (*) – Hỏi: Học gia Charles William Eliot – Người được chọn là Chủ tịch Đại học Harvard đã từng nói “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ngoan nhất, và chúng còn là những giáo viên kiên nhẫn nhất.” Và câu hỏi đặt ra là, tại sao sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, là những nhà cố vấn dễ tiếp cận và khôn ngoan nhất, và là những giáo viên kiên nhẫn nhất?
Hoàng Gia – Đáp:
Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, sách luôn tự chứng minh mình như là
những người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, bởi vì thông qua sách chúng ta tiếp
cận được tri thức – kinh nghiệm của con đường hiệu quả để có thể đạt được những
điều mình muốn. Hơn thế nữa, bản thân của sách luôn chứa đựng những bài học “yên
tĩnh nhất” mà chúng có thể học từ chúng, mà hầu như không gặp những trở ngại
nào.
Sách đóng vai trò như là người bạn trên
con đường đồng hành với chúng ta đi qua những thăng trầm của cuộc sống. Hầu như
tất cả những người khôn ngoan đều tìm thấy trong sách những cách thức hiệu quả
để họ vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Hoàng Gia chia
sẻ, “Cuộc sống là thử thách. Cuộc sống là
mục đích. Và mục đích của cuộc sống là luôn thử thách chúng ta, còn mục đích
chúng ta là vượt qua các thử thách trong cuộc sống. Đó chính là sống một đời sống
theo đúng mục đích.” Và sách đóng vai trò quan trọng trên con đường để
chúng ta vượt qua những thử thách trong cuộc sống – giải quyết những vấn đề hiệu
quả, đồng thời trui rèn chúng ta trở nên những người thành công hơn.
Hơn thế nữa, sách là những nhà cố vấn
dễ tiếp cận và khôn ngoan nhất, bởi vì thông qua sách chúng ta nhận được những
lời khuyên từ những thế hệ trước. Có một Danh Nhân đã nói, chúng ta không chỉ học
từ thất bại và thành công của cuộc đời mình, mà chúng ta còn phải học từ thất bại
và thành công từ những cuộc đời của nhiều người khác. Sách chính là những nhà cố
vấn tuyệt vời bởi vì ở trong sách chúng ta nhận được những bài học tuyệt vời nhất
từ những cuộc đời thành công – đã đi qua những thất bại trong cuộc sống. Sách
chứa đựng kinh nghiệm của nhiều thế hệ, mà qua đó ta đón nhận những lời khuyên
hữu ích cho chính chúng ta. Lý do cơ bản nhất mà giá trị của sách được di chuyển
xuyên thời gian, bởi vì sách có một đặc tính vượt lên trên mọi sản phẩm khác,
đó chính là sách được ra đời từ những nguyên tắc (nguyên lý) nền tảng, nên
chúng không bị chi phối bởi thời gian.
Trong tất cả những sản phẩm trên đời,
thứ duy nhất luôn có giá trị sử dụng “bây giờ” chính là sách. Điều này có nghĩa
là, thời hạn sử dụng của sách luôn là “bây giờ” – tức là sách là sản phẩm “không
có thời hạn sử dụng” – đồng nghĩa với việc sách có thời gian sử dụng là “vô tận”
(ngoại trừ những nguyên nhân liên quan đến “phần cứng” của sách bị mai một (do ảnh
hưởng bởi thời tiết chẳng hạn…)). Và điều này giúp chúng ta nhận ra sự thật là,
giá trị sử dụng của sách là xuyên thời gian – không có thời hạn sử dụng – đồng
nghĩa với thời hạn sử dụng luôn là “bây giờ”. Và đó là lý do tại sao, thứ có thể
vượt lên trên số phận của thời gian – ngoài sách là đại biểu đầu tiên, chưa có
đại biểu nào khác có thể vượt qua được… Và đó là lý do tại sao sách được xem là
những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ngoan nhất.
Đồng thời sách cũng còn là những giáo
viên kiên nhẫn nhất, bởi vì chúng không khó tính với bất kỳ ai. Và điều này cho
chúng ta một con đường “tự học” hiệu quả nhất. Có thể nói khoa học thành công
thực sự của cuộc sống bắt đầu từ thực học, và tự học chính là con đường mà mỗi
người có thể đi vào “thực học” một cách hiệu quả nhất. Đọc sách chính là cách
thức để mỗi cá nhân có thể “tự học” một cách hiệu quả nhất. Đó cũng là khoa học
của mọi khoa học.
Do đó, nếu như khoa học thành công –
thứ được xây dựng như là cơ sở cho sự thành công cá nhân đến từ Napoleon Hill – Nhà Khoa học thành
công, thì “tự học” đóng vai trò quan trọng nhất để một người trở nên thành công
thực sự. Và sách chính là công cụ hiệu quả nhất để một người có thể “tự học” –
khai minh – khai phóng bản thân, để trở thành một con người đúng mục đích – thực
sống – tự do – hạnh phúc.
Có một Danh Nhân đã nói “Chỉ có thực học mới thực nghiệp, chỉ có thực
nghiệp với tạo ra giá trị thực, và chỉ có tạo ra giá trị thực mới dám sống thực
trên giá trị thực mà mình đã tạo ra. Tất cả bắt đầu từ thực học.” Và nền tảng
của thực học chính là khai minh, và sách là công cụ thực sự để một người có thể
khai minh chính mình trên con đường trở thành con người tự do thực sự. Vậy nên,
sách là Tướng tiên phong trong công cuộc khai minh – thực học – thực nghiệp –
khởi nghiệp – kinh doanh và kiến tạo nên các giá trị thực cho cộng đồng, xã hội,
quốc gia, và thế giới.
Vậy nên, hiểu được giá trị của sách
chính là con đường đơn giản nhất để hiểu được điều mà Học gia Charles William Eliot – Người được chọn
là Chủ tịch Đại học Harvard đã từng nói “Sách
là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận
và khôn ngoan nhất, và chúng còn là những giáo viên kiên nhẫn nhất.”
Đó chính là giá trị thực sự của Sách –
Tướng tiên phong trong công cuộc khai minh.
///---
Thông điệp từ THẾ GIỚI ĐỌC SÁCH | TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHORS |
ROYAL ADVISORS
Đọc thêm về những bài KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH - tại đây
19 tháng 7 2023
[KHOA HỌC – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 1] “Nghệ thuật là con đường đẹp đẽ. Khoa học là con đường hiệu quả. Kinh doanh là con đường sinh lợi.” (Nhà văn – Nhà phát hành – Triết gia Elbert Hubbard)
[KHOA HỌC – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 1] “Nghệ thuật là con đường đẹp đẽ. Khoa học là con đường hiệu quả. Kinh doanh là con đường sinh lợi.” (Nhà văn – Nhà phát hành – Triết gia Elbert Hubbard)
Chân dung Nhà văn – Nhà phát hành – Triết gia Elbert Hubbard |
TK (*) – Hỏi: Nhà văn – Triết gia Người Mỹ Elbert Hubbard đã từng nói “Nghệ thuật là con đường đẹp đẽ. Khoa học là con đường hiệu quả. Kinh doanh là con đường sinh lợi.” Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao nghệ thuật là con đường đẹp đẽ, khoa học là con đường hiệu quả, kinh doanh là con đường sinh lợi, và làm thế nào để ứng dụng khoa học vào đời sống?
Hoàng Gia – Đáp:
Tất cả mọi thứ của đời sống thì hoặc là NGHỆ THUẬT hoặc là KHOA HỌC, hoặc là
KINH DOANH. Nếu nó không phải là NGHỆ THUẬT – cái được sáng tạo ra, thì đó là
KHOA HỌC – cái được phát hiện ra. Nếu đó không phải là cái được sáng tạo ra
(NGHỆ THUẬT) và cũng không phải là KHOA HỌC (cái được phát hiện ra) thì đó là
KINH DOANH – con đường sinh lợi – con đường của việc tạo ra lợi nhuận trong thế
giới này.
Nhà phát minh Thomas Edison – Người được mệnh danh là Vua phát minh đã nói một câu nói hết
sức thực tế là, “Nếu một cái gì đó không
bán được, tôi sẽ không phát minh.” Và câu nói này hướng đến giá trị thực tế
là, hoặc là bạn làm điều gì đó mang tính sáng tạo – đó chính là NGHỆ THUẬT –
con đường của sự đẹp đẽ, hoặc bạn làm một điều gì đó mang tính phát hiện ra –
đó chính là KHOA HỌC – con đường của hiệu quả, hoặc bạn làm một điều gì đó tạo
ra lợi nhuận – đó chính là KINH DOANH – con đường của sinh lợi. Và trong thế giới
của chúng ta, chỉ có ba con đường đó được gọi là “hữu ích”.
Nếu bạn làm con đường NGHỆ THUẬT –
con đường của sự đẹp đẽ, bạn mang giá trị vô hình đi vào thế giới hữu hình và sáng
tạo nên thế giới của bạn. Đó chính là con đường đúng mục đích thứ nhất – CON ĐƯỜNG
SÁNG TẠO – CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT – con đường của sự đẹp đẽ, và làm cho thế giới
này trở nên tốt đẹp hơn.
Nếu bạn làm con đường KHOA HỌC – con đường
của hiệu quả, bạn mang tính hiệu quả cho bản thân và cho những người khác thông
qua sự sắp xếp mọi thứ theo đúng mục đích – theo đúng trật tự - theo đúng
nguyên tắc. Đó chính là con đường đúng mục đích thứ hai – CON ĐƯỜNG KHOA HỌC –
CON ĐƯỜNG HIỆU QUẢ - CON ĐƯỜNG PHÁT MINH – con đường của sự hiệu quả, con đường
của giải pháp giải quyết vấn đề, và đó là điều mà thế giới này cần hơn bao giờ
hết – NGHỆ THUẬT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH – KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - con đường làm cho thế giới này trở nên hiệu quả hơn thông
qua khoa học, và ứng dụng khoa học đi vào đời sống của cá nhân và tổ chức. Đó
chính là con đường mà tôi gọi là con đường trở thành NGƯỜI SỐNG THEO ĐÚNG MỤC
ĐÍCH.
Nếu bạn làm con đường SINH LỢI – con đường
tạo ra lợi nhuận – thì đó chính là CON ĐƯỜNG KINH DOANH, và hầu hết tất cả mọi
người đều cần phải được con đường này. Con đường kinh doanh là con đường tạo ra
giá trị - lưu thông giá trị và làm cho thế giới sản sinh giá trị thông qua hoạt
động lưu thông và hệ thống hóa hoạt động lưu thông.
Và điều quan trọng nhất, dù bạn chọn
con đường nghệ thuật – khoa học – kinh doanh, thì tất cả đều bắt đầu từ KHOA HỌC – SỰ HỌC – THỰC HỌC – TỰ HỌC – TỰ
HUẤN LUYỆN, như là cơ sở cho mọi thứ được tạo ra (nghệ thuật), hoặc được
phát hiện ra (khoa học), hoặc được sinh lợi (kinh doanh). Đó là lý do tại sao
KHOA HỌC – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH, đóng vai trò quan trọng cho sự ra đời của nghệ
thuật và cả kinh doanh, và đó chính là “trung tâm” để hợp nhất nghệ thuật và
kinh doanh trong một thể thống nhất.
KHOA HỌC khiến
cho nghệ thuật (sáng tạo) đi vào con đường hiệu quả, và làm cho quá trình sáng
tạo trở nên “dòng chảy” đi vào đời sống, bởi vì khoa học làm cho nghệ thuật
(sáng tạo) “có giá trị”, và từ đó nhà sáng tạo có thể tiếp tục vì tính hiệu quả
đó.
KHOA HỌC khiến
cho kinh doanh (quá trình sinh lợi) trở nên dễ dàng, bởi vì khoa học “thuyết phục”
được kinh doanh làm một thứ mà bản thân kinh doanh không thể làm đó, đó chính
là “chứng minh tính hiệu quả tự thân”.
Hay nói cách khác, KHOA HỌC được xây dựng dựa trên điều cơ bản – TIÊN ĐỀ - tức
là con đường đúng (mà không cần phải chứng minh), và điều đó đã làm nên khoa học
thành công như ngày nay. Bản thân của kinh doanh luôn cần dựa vào thế giới bên
ngoài để “chứng minh” cho kinh doanh – nhưng khoa học thì dùng chính khoa học để
chứng minh cho mình, cho nên KHOA HỌC thực sự là con đường hiệu quả nhất để
không chỉ làm nên hiệu quả cho thế giới này (đã từng như thế), mà giờ đây bản
thân khoa học một lần nữa sẽ trở thành con đường đại diện thực sự để giúp kinh
doanh có thể tạo ra bước đột phá về lợi nhuận – và kiến tạo nên con đường kinh
doanh hiện đại – kinh doanh theo phong cách khoa học, cũng như từ đó tạo nên bước
đột phá cho giáo dục – khoa học truyền thống, có thể tự đi vào chính mình và
sáng tạo nên các giá trị hiệu quả cho đời sống – khoa học và kinh doanh.
Đó là lý do tại sao Nhà văn – Nhà phát hành – Triết gia Elbert
Hubbard đã đúc kết tất cả những gì mà một người cần làm trong một câu nói “Nghệ
thuật là con đường đẹp đẽ. Khoa học là con đường hiệu quả. Kinh doanh là con đường
sinh lợi.” để chúng ta có thể ứng dụng cho mọi mặt trên đời sống của chính
chúng ta, từ sáng tạo – khoa học – đến kinh doanh, như là con đường hiệu quả để
làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.
///---
Thông điệp từ THỰC HỌC | TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS
08 tháng 7 2023
Jean de La Fontaine – là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp
Jean de La Fontaine – là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp
Chân dung Jean de La Fontaine – là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp
Jean de La
Fontaine (phiên âm Tiếng Việt: Giăng đờ La
Phông-ten) (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695) là một nhà thơ ngụ ngôn nổi
tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17.
Theo Gustave Flaubert, ông là nhà
thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp
trước Victor Hugo. Một bộ phim nói về
cuộc sống của ông đã được phát hành tại Pháp vào tháng 4 năm 2007 (Jean de La
Fontaine - le défi).
Tiểu sử
La Fontaine sinh ra tại Château-Thierry trong
một gia đình người quản lý rừng. Bố mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục đầy tự
do và sâu rộng của mẹ. Từ bé ông đã sống giữa chiến tranh, yêu cảnh rừng núi và
thú rừng hoang dã. Học luật xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha
quản lý khu rừng địa ngục , sống với những người dân đen lao động nghèo khó.
Những năm
tháng học tập (1641-1658)
Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập
của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng Ông ta đã học tại trường Cao đẳng ở
Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi mà ông ta đã học tiếng latin, nhưng
không phải là Tiếng Hy Lạp. Vào năm 1641, Ông tham gia vào tu hội Oratoire,
nhưng vào năm 1642 ông đã ra khỏi hội tôn giáo này.
Ông tiếp tục học chuyên về luật, và tham gia
thường xuyên vào hội những nhà thơ trẻ: kỵ sĩ bàn tròn, nơi mà ông đã gặp
Pellisson,François Charpentier, Tallemant des Réaux. Vào năm 1649 Ông đã lấy được
bằng luật sư tại quốc hội Paris, trong khi đó vào năm 1647 Cha của ông, đã tổ
chức cho ông lễ cưới với Marie Héricart, và năm 24 tuổi ông có một đứa con trai
tên là Charles.
Các hoạt động
văn học (1664-1679)
Năm 1664, Ông chuyển qua làm việc cho duchesse
de Bouillon và duchesse d’Orléans, La Fontaine chia sẻ thời gian làm việc của
mình giữ Paris và Château-Thierry, Đó là khi La Fontaine thực hiện những bước đầu
tiên vào văn học bằng một câu chuyện hoang đường 'xử bắn l'Arioste', Joconde. Sự
viết lại này đã tạo nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự
do có thể làm phát triển lối kể theo kiểu hoang đường, nơi mà bản viết nháp là
cực kỳ chính xác.
Và hai bộ sưu tập về các câu chuyện tiếp theo
sau đó, vào năm 1665 và năm 1666, La Fontaine lại tiếp tục dựa trên những kinh
nghiệm có được, nhưng lần này dưới dạng truyện ngắn, đây cũng là thời gian của
đạo đức truyền thống, và thể loại ngụ ngôn đã được chọn lựa và ra đời vào năm
1668 dành riêng cho Grand Dauphin.
Năm 1669, La Fontaine đã thêm một thể loại mới
vào hoạt động của ông ta, bằng việc cho xuất bản cuốn tuyểu thuyết Tình yêu của
Psyché và chàng trai trẻ: trộn lẫn văn xuôi và thơ, một câu chuyện huyền thoại.
Năm 1672 cái chết của công tước Orléans, và
lúc ấy cũng là lúc La Fontaine gặp khó khăn về tài chính, và đã ở nhờ tại nhà của
Marguerite de La Sablière trong năm 1673.
Vào năm 1674, La Fontaine đã bắt đầu với một
thể loại mới đó là opera hợp tác với Jean-Baptiste Lully.
Các tác phẩm
Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần
gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu
chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên
nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp
cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có
kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới
tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà
văn Cổ điển khác. Có lẽ vì vậy ông không được vua Louis XIV của Pháp ưa thích.
La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những
thể loại khác nhau: Truyện, thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch,
nhưng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông bước
vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683.
Văn phong của La Fontaine giàu chất thơ, dí dỏm
và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật với
tài kể chuyện. Thơ ngụ ngôn của nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh
hoạt, uyên bác, hài hước, dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang
tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp.
La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và
Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và
chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Chó thả mồi
bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột,... Chúng phản ánh chân thực những mặt
trái và tình huống của xã hội thời bấy giờ.
Nhà thơ kế thừa truyền thống sáng tác của các
nhà thơ ngụ ngôn trước ông như Edov[ai nói?] (Hy Lạp), Brabiux[ai nói?]
(Syria), Phedro[ai nói?] (La Mã) và sáng tạo nhiều hình tượng mới có tính chất
thời đại.
Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho
xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu
thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị
quyền cao chức trọng.
La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi
lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu
sắc.
Vinh danh
Ngày 8 tháng 7 năm 2011, nhằm kỉ niệm 390 năm
ngày sinh, ông được Google Doodle vinh danh vì những cống hiến to lớn của mình.
Thư viện
Pierre
Clarac, La Fontaine, Bordas, 1949.
René
Jasinski, La Fontaine và những tập ngụ ngôn đầu tiên, Nizet, 1966.
Jean-Pierre
Collinet, Thé giới văn học của La Fontaine, báo universitaires de Grenoble,
1970.
Louis Marin,
Câu truyện kể là một cái bẫy, Minuit, 1978.
tham khảo Le
Fablier, từ năm 1989, annuelle.
Patrick
Dandrey, Sự bịa đặt của những chuyện ngụ ngôn, Klincksieck, 1992.
Olivier
Leplatre, Những khả năng và lời nói trong chuyện Ngụ Ngôn, PUL, 2000.
Jean-Charles
Darmon, Triết lý trong ngụ ngôn. La Fontaine et la crise du Lyrisme, PUF, 2002.
Marc Escola,
6 cách sắp xếp bố cục của La Fontaine, Báo Đại học Vincennes, 2003.
Danh mục
phim
2007: Jean
de la Fontaine, Sự thách thức, Thực hiện bởi Daniel Vigne.
Câu nói nổi
tiếng
" Làm
việc ngăn nắp sẽ đem đến cho ta tính nhẫn nại và sự hài lòng”
///---
THẾ GIỚI
DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
28 tháng 6 2023
Ngô Bảo Châu – Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được Giải thưởng Fields
Ngô Bảo Châu – Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được Giải thưởng Fields
Chân dung Nhà toán học Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
28 tháng 6,
1972 (51 tuổi) Hà Nội, Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa |
Tư cách công
dân |
Việt Nam Pháp |
Trường lớp |
École Normale
Supérieure Paris Université
Paris-Sud 11 |
Nổi tiếng vì |
Người Việt Nam
đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế Chứng minh Bổ đề
cơ bản Người Việt Nam
đầu tiên nhận giải thưởng Fields Giáo sư trẻ nhất
Việt Nam (tại thời điểm được phong) Nhận huân
chương Bắc Đẩu bội tinh |
Phối ngẫu |
Nguyễn Bảo
Thanh (cưới 1994) |
Con cái |
Ngô Thanh Hiên
(sinh năm 1995) Ngô Thanh
Nguyên (sinh năm 2000) Ngô Hiền An
(sinh năm 2003) |
Giải thưởng |
Giải Clay
(2004) Giải thưởng Oberwolfach
(2007) Giải thưởng
Sophie Germain (2007) Huy chương
Fields (2010) Bắc Đẩu Bội
tinh (2011) Giải thưởng
Maurice Audin (2018) |
Sự nghiệp khoa
học |
|
Ngành |
Hình học đại số |
Nơi công tác |
Đại học
Sorbonne, Université Paris-Sud 11 Viện nghiên cứu
cao cấp Princeton Đại học Chicago VIASM (Giám đốc
Khoa học) |
Luận án |
Le lemme
fondamental de Jacquet et Ye en egales caracteristiques (1997) |
Người hướng dẫn
Luận án Tiến sĩ |
Gérard Laumon |
Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội),
giáo sư tại Khoa Toán, Đại học Chicago, là một nhà toán học Pháp-Việt nổi tiếng
với chứng minh bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu. Nhờ chứng minh này mà ông
đạt Huy chương Fields năm 2010. Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính
đến thời điểm hiện tại đạt được thành tựu này. Ông cũng là một trong số ít người
Việt Nam hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế (Australia năm
1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989).
Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất
Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam đặc cách phong học hàm
giáo sư. Ông cũng được biết đến như một người phát ngôn chính kiến về các vấn đề
giáo dục, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.
Tiểu sử
Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại
Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường
THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin
học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông
chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (nay là Đại
học Sorbonne) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS
Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo)
từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của
Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư
Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ
Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les
Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường
Đại học Paris XI năm 2004.
Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số
sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại
học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa
Kỳ. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay
còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands.
Năm 2010, khi biết tin sắp nhận giải Fields,
ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại
vinh dự cho các nhà toán học Pháp.
Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư
tại Khoa Toán, Đại học Chicago.
Ngày 9/3/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về
Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm
ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.
Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ
Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính
thức hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra
phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Tháng 10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của
Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà Nội - PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ.
Năm 2020, ông giữ ghế giáo sư Formes
automorphes ở Collège de France.
Gia đình
Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức
truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện
Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền,
công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của
Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết
cuốn sách Đại số đầu tiên.
Năm 22 tuổi (1994), sau khi học xong thạc sĩ ở
Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên
Toán cùng ông tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Đến tháng 8 năm 2010, hai
người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh
Nguyên (sinh năm 2000) và Ngô Hiền An (sinh năm 2003).
Thành tích nổi
bật
Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic
Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và
cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.
Năm 2004, ông được trao tặng giải Nghiên cứu
Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được
Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được
nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.
Cuối năm 2009, công trình Bổ đề cơ bản cho các
đại số Lie của ông đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh
khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư
Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học
thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc,
giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.
Ngày 29 tháng 8 năm 2010, một buổi lễ chào mừng
ông nhận giải Fields đã được tổ chức tại TT Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính
phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở
tòa nhà Vincom, Hà Nội. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận
căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng, và đã nhận căn nhà
160 m² này đầu tháng 11 năm 2010. Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua
khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai
đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách
Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.
Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas
Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp
và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại
điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại
học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc
(distinguished service professorships).
Năm 2012, ông được bầu làm Ủy viên danh dự
(Honorary Fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.
Ngày 12 tháng 12 năm 2018, ông được trao Giải
thưởng toán học Maurice Audin tại Viện nghiên cứu Henri Poincaré, Paris, Pháp.
Ngày 2 tháng 7 năm 2021, ông được bầu làm
Thành viên danh dự (Honorary Member) của Hội Toán học Luân Đôn.
Sự nghiệp
Nghiên cứu
khoa học
Cùng với Gérard Laumon, ông chứng minh bổ đề
cơ bản cho các nhóm unita. Chiến lược chung của họ là nghiên cứu các orbital
integrals xuất hiện trong bổ đề cơ bản thông qua các thớ Springer afin đến từ
thành thớ Hitchin. Điều này cho phép họ sử dụng các công cụ của lý thuyết biểu
diễn hình học, tức là lý thuyết của các bó pervese, để nghiên cứu một vấn đề vốn
là một vấn đề tổ hợp với bản chất lý thuyết số.
Năm 2008, ông thành công trong việc chứng minh
bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Cùng với các kết quả đã có của Jean-Loup
Waldspurger (Jean-Loup đã chứng minh trước đó rằng kết quả trên về các đại số
Lie sẽ ngụ ý những dạng mạnh hơn của bổ đề cơ bản), điều này hoàn thiện một chứng
minh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát.
Năm 2010, Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields
cho chứng minh của bổ đề cơ bản.
Giảng dạy
Tại Viện Đại học Chicago, ông được phong làm
Giáo sư Xuất sắc Francis and Rose (Francis and Rose Yuen Distinguished Service
Professor) và hoạt động giảng dạy của ông xoay quanh các chủ đề: lý thuyết số,
lý thuyết số đại số, thành thớ Hitchin, automorphic form.
Một số bài
báo chọn lọc
T. H. Chen,
B. C. Ngô, On the Hitchin morphism for higher-dimensional varieties, Duke
Mathematical Journal, 169 (2020), no. 10, 1971–2004.
A. Bouthier,
B. C. Ngô, Y. Sakellaridis, On the formal arc space of a reductive monoid,
American Journal of Mathematics, 138 (2016), 81-108.
J. Heinloth,
B. C. Ngô, Z. Yun, Kloosterman sheaves for reductive groups, Annals of
Mathematics, 177 (2013), 241–310.
B. C. Ngo,
Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie, Publications mathématiques de
l'IHÉS, No. 111 (2010), 1–169.
L. Gerard,
B. C. Ngo, Le lemme fondamental pour les groupes unitaires, Annals of
Mathematics, 168 (2008), 477–573.
B. C. Ngo,
D. T. Ngo, Comptage de G-chtoucas: la partie régulière ellitique, Journal of
the Institute of Mathematics of Jussieu, 7 (2008), 181-203.
B. C. Ngo,
Fibration de Hitchin et endoscopie, Inventiones mathematicae, 164 (2006),
399–453.
T. Haines,
B. C. Ngô, Alcoves Associated to Special Fibers of Local Models, American
Journal of Mathematics, 124 (2002), 1125-1152.
T. Haines,
B. C. Ngô, Nearby Cycles for Local Models of Some Shimura Varieties, Compositio
Mathematica, 133 (2002), 117–150.
Bài giảng
B. C. Ngo,
Endoscopy Theory of Automorphic Forms, Proceedings of the International
Congress of Mathematicians. Hyderabad, India, 2010
Sách văn học
"Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình"
hợp tác cùng với Nguyễn Phương Văn bắt đầu viết tháng 4 năm 2011 và phát hành
19 tháng 3 năm 2012.
Quan điểm cá
nhân
Quan điểm
làm việc
Trên báo Thanh Niên số đặc biệt Tết 2010 (sau
khi tạp chí Times xếp công trình của ông vào nhóm 10 công trình tiêu biểu của
năm 2009, và trước khi ông nhận giải Fields), trả lời câu hỏi về những thách thức
gặp phải khi chứng minh bổ đề cơ bản và cách vượt qua, ông nói "... tôi mất rất nhiều thời gian để học
nhiều thứ toán học của nhân loại trước khi quay lại vật lộn với Bổ đề cơ bản.
[...] Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ
một cái gì nữa".
Quan điểm
giáo dục
Ngày 21/4/2020, trong buổi nói chuyện trực tuyến
với sinh viên, về vai trò của người thầy, ông bày tỏ suy nghĩ: "Người thầy vĩ đại là người biết cách đặt
ra những câu hỏi hay, thôi thúc chúng ta đi tìm chân lý". Trả lời câu
hỏi, "làm thế nào để có phát kiến mới?", ông nói: "Tôi nghĩ
không thể nào phát kiến tự nảy ra trong đầu chúng ta. Thực ra, tất cả phát kiến
là do chúng ta có kinh nghiệm. Khi chưa đi làm thì kinh nghiệm này có thể đến từ
việc giải quyết nhiều tình huống trong học tập"
Quan điểm
môi trường
Trong buổi nói chuyện trực tuyến với sinh viên
ngày 21 tháng 4 năm 2020, giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ suy nghĩ của mình về dịch
bệnh COVID-19, và hy vọng con người sẽ thân thiện hơn với thiên nhiên. Ông nói:
"[...] tôi hy vọng sẽ có những sự
thay đổi trong tổ chức cuộc sống, sống nhịp nhàng và đơn giản hơn, con người
thân thiện hơn với thiên nhiên."
Quan điểm
tôn giáo
Ngô Bảo Châu trưởng thành trong 1 gia đình
theo Phật giáo. Mặc dù khẳng định triết lý và văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào
con người ông như nhiều người Việt Nam khác, tuy nhiên ông xác định mình không
phải là Phật tử "theo nghĩa toàn vẹn nhất" của từ này. Khi được hỏi về
quan điểm đối với giáo lý Phật giáo, ông cho rằng "Triết lý Phật giáo cho
con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố
chất cơ bản của nhà khoa học".
///---
THẾ GIỚI
DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net cập
nhật
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Voltaire - Nhà văn, Sử gia, Triết gia Pháp thời Khai sáng François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
DANH MỤC
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia