22 tháng 8 2024
19 tháng 8 2024
Võ Tòng Xuân - nhà khoa học người Việt Nam
14 tháng 3 2023
Albert Einstein – Nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại
Albert Einstein – Nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại
Albert Einstein |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
14
tháng 3 năm 1879 Ulm,Vương
quốc Württemberg, Đế quốc Đức |
Mất |
18
tháng 4 năm 1955 (76 tuổi) Princeton,
New Jersey, Hoa Kỳ |
Học
vị |
Trường
bách khoa liên bang ở Zurich (chứng chỉ giảng dạy liên bang, 1900) Đại
học Zurich (Tiến sĩ, 1905) |
Nổi
tiếng vì |
Thuyết
tương đối rộng Thuyết
tương đối hẹp Hiệu
ứng quang điện E=mc2
(phương trình khối lượng–năng lượng) E=hf
(phương trình Planck–Einstein) Thuyết
chuyển động Brown Phương
trình trường Einstein Thống
kê Bose–Einstein Ngưng
tụ Bose–Einstein Sóng
hấp dẫn Hằng
số vũ trụ Thuyết
trường thống nhất Nghịch
lý EPR |
Phối
ngẫu |
Mileva
Marić (cưới
1903–1919) Elsa
Löwenthal (cưới
1919–1936) |
Con
cái |
Lieserl
– Hans Albert – Eduard "Tete" |
Giải
thưởng |
Huy
chương Barnard (1920) Giải
Nobel Vật lý (1921) Huy
chuơng Matteucci (1921) ForMemRS
(1921)[1] Huy
chương Copley (1925)[1] Huy
chương vàng của Hội Thiên văn học Hoàng gia (1926)[2] Huy
chương Max Planck (1929) Viện
sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (1942)[3] Nhân
vật thế kỷ của Time (1999) |
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
|
Ngành |
Vật
lý, triết học |
Nơi
công tác |
Văn
phòng Sáng chế Thụy Sĩ (Bern) (1902–1909) Đại
học Bern (1908–1909) Đại
học Zurich (1909–1911) Đại
học Karl ở Praha (1911–1912) ETH
Zurich (1912–1914) Viện
Hàn lâm Khoa học Phổ (1914–1933) Đại
học Berlin Humboldt (1914–1933) Viện
Kaiser Wilhelm (giám đốc, 1917–1933) Hiệp
hội Vật lý Đức (chủ tịch, 1916–1918) Đại
học Leiden (thỉnh giảng, 1920) Viện
Nghiên cứu Cao cấp Princeton, Đại học Princeton (1933–1955) Viện
Công nghệ California (thỉnh giảng, 1931–1933) Đại
học Oxford (thỉnh giảng, 1931–1933) Đại
học Brandeis (giám đốc, 1946–1947) |
Luận
án |
Eine
neue Bestimmung der Moleküldimensionen (Một cách xác định chiều phân tử mới)
(1905) |
Người
hướng dẫn luận án tiến sĩ |
Alfred
Kleiner |
Cố
vấn nghiên cứu khác |
Heinrich
Friedrich Weber |
Ảnh
hưởng bởi |
Hendrik
Lorentz Hermann
Minkowski |
Ảnh
hưởng tới |
Hầu
như toàn bộ các nhà vật lý hiện đại |
Albert Einstein
(tiếng Đức: [ˈalbɛʁt ˈʔaɪnʃtaɪn] (
nghe); phiên âm tiếng Việt: Anhxtanh; 14
tháng 3 năm 1879 –18 tháng 4 năm 1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức,
được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Người đã
phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại
(trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua
phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới",
ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông
đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng
quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt
khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Khi bắt đầu sự nghiệp của mình,
Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của
cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết
tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy
nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự
ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916 - năm ông xuất bản một bài báo về
thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống
kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và
sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của
ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng
thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng
với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới
đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không
tuyệt đối. Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe
với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels
Bohr và nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử.
Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf
Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi
ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và
chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh
thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D.
Roosevelt rằng Đức Quốc Xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom
mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương
tự. Điều đó dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ việc
bảo vệ các lực lượng Đồng Minh, nhưng nhìn chung, ông chống lại việc sử dụng
phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học
người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy
hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở
Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.
Einstein đã công bố hơn 300 bài báo
khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được
nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở
giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Time bầu chọn là người
có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
///---
THẾ GIỚI DANH NHẬN ghi nhận – www.danhnhan.net
05 tháng 9 2022
Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky – Nhà khoa học lý thuyết người Nga, Nhà nghiên cứu, người đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ hiện đại
Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky – Nhà khoa học lý thuyết người Nga, Nhà nghiên cứu, người đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ hiện đại
Коnstаntin Eduаrdоvich Tsiolkovsky (tiếng Nga: Константин Эдуардович Циолковский; 17 tháng 9
năm 1857 – 19 tháng 9 năm 1935, có tên phiên âm là Xi-ôn-cốp-xki) là một nhà
khoa học lý thuyết, nhà nghiên cứu, người đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ
hiện đại, nhà sư phạm, nhà văn Nga -Xô Viết. Ngoài ra ông còn được biết đến với
vai trò là nhà sáng chế tên lửa Xô Viết, ông là người tiên phong trong lí thuyết
du hành vũ trụ.
Tsiolkovsky sinh ngày 17 tháng 9 (lịch
cũ: 5 tháng 9) năm 1857 ở làng Izhevskoe (nay thuộc huyện Spassky, tỉnh
Ryazan), sống hầu hết cuộc đời ở căn nhà gỗ ngoại ô Kaluga, một thành phố cách
Moskva 200 km về phía tây nam và mất tại đây ngày 19 tháng 9 năm 1935.
Tiểu sử
Ông sinh ra trong một gia đình trung
lưu. Bố ông là Edward Tsiolkovsky (tiếng Ba Lan: Ciołkowski), một người Ba Lan;
mẹ ông là Maria Yumasheva, một phụ nữ Nga. Bố ông bị lưu đày đến Nga bởi những
hành động cách mạng chống lại những việc làm của nhà chức trách Ba Lan thuộc
Nga bấy giờ. Năm 10 tuổi Tsiolkovsky mắc một căn bệnh nặng và hậu quả ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng nghe của ông. Và do đó cậu bé Tsiolkovsky không được
nhận vào học ở bất kì trường học nào trong vùng bởi vấn đề với khả năng nghe của
mình. Kể từ đó Tsiolkovsky bắt đầu việc mà ông sẽ làm suốt đời là tự học.
Tsiolkovsky sáng tạo ra các lý thuyết
về nhiều khía cạnh liên quan đến du hành trong không gian và tên lửa đẩy. Ông
được coi là cha đẻ của ngành du hành vũ trụ và là người đầu tiên nghĩ ra máy
nâng, sáng tạo này đã phát huy tác dụng khi mà tháp Eiffel được xây dựng ở
Paris vào năm 1895.
Ông cũng có liên hệ với nhà bác học Nikolai Fyodorov và tin tưởng rằng việc
chinh phục vũ trụ sẽ làm biến đổi sâu sắc bộ mặt của cuộc sống loài người, với
cuộc sống vĩnh hằng và tồn tại vĩnh viễn.
Ông từng là một giáo viên toán tại một
trường trung học thực hành cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1920. Từ giữa những năm
1920 trở đi là khoảng thời gian làm việc sôi động nhất trong sự nghiệp nghiên cứu
của ông, và Tsiolkovsky đã nổi danh nhờ nó. Ông mất vào 19/9/1935 ở Kaluga và
được mai táng trọng thể.
Sự nghiệp nghiên cứu
Cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỷ 20,
Tsiolkovsky bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết về thiết bị bay nặng hơn không
khí, một cách độc lập ông cũng đã thực hiện những tính toán tương tự anh em nhà
Wright trong cùng thời gian. Tuy nhiên, ông không bao giờ xây dựng được một mô
hình thực nghiệm, và nó vẫn mãi chỉ là một kế hoạch đầy tham vọng, bởi tư tưởng
của ông chỉ gói gọn trong phạm vi đế chế Nga và không được thế giới biết đến.
Lĩnh vực này đã được tái khám phá bởi những người Đức và một số nhà khoa học
khác một cách chậm chạp khi họ tiến hành những phép tính tương tự trên tọa độ
decades sau đó.
Năm 1923, nhà khoa học Đức Hermann Oberth xuất bản cuốn sách
"By Rocket into Planetary Space", đây là một sự kiện khơi mào cho những
công trình tiếp sau nghiên cứu về du hành vũ trụ. Nó cũng nhắc Zander về một lần
đã đọc một bài viết trong cùng chủ đề. Sau khi liên lạc với tác giả ông ta trở
thành người xúc tiến cho việc truyền bá những công trình của Tsiolkovsky. Năm
1924, Zander thành lập hội thiên văn học đầu tiên ở Liên Xô, học viện du hành
liên hành tinh, và sau đó nghiên cứu và chế tạo tên lửa nhiên liệu lỏng mang
tên OR-1 (1930) và OR-2 (1933).
Công trình quan trọng nhất của
Tsiolkovsky, xuất bản năm 1903, là "Khám phá khoảng không vũ trụ bằng động
cơ phản lực" (tiếng Nga: Исследование мировых пространств реактивными
приборами), được xem như là luận án đầu tiên về tên lửa. Tsiolkovsky tính toán
rằng giới hạn nhỏ nhất cần đạt cho một quỹ đạo nhỏ quanh Trái Đất là 8000 m/s
và nó thì có thể đạt được bằng phương tiện tên lửa nhiều tầng với nhiên liệu là
hydro và oxi lỏng.
Trong suốt cuộc đời ông đã cho xuất bản
trên 500 công trình về du hành vũ trụ và những vấn đề có liên quan, bao gồm cả
tiểu thuyết viễn tưởng. Hầu hết công trình của ông là những thiết kế tên lửa, hệ
thống nhiều tầng, trạm vũ trụ, nút không khí cho sự tồn tại của tàu vũ trụ
trong môi trường chân không, và những chu trình sinh học khép kín nhằm cung cấp
thức ăn và oxi cho những thuộc địa trong không gian.
Tsiolkovsky đã phát triển ý tưởng về
đệm không khí từ năm 1921, xuất bản bài viết cơ bản về nó vào năm 1927, tiêu đề
"Đệm không khí và con tàu hỏa tốc"
(tiếng Nga: Сопротивление воздуха и скорый поезд). Năm 1929 Tsiolkovsky đề xuất
xây dựng tên lửa nhiều tầng trong cuốn sách của ông mang tên "Di chuyển trong không gian với tên lửa"
(tiếng Nga: Космические ракетные поезда).
Công trình của Tsiolkovsky ảnh hưởng
đến các nhà chế tạo tên lửa khắp từ châu Âu, như Wernher von Braun, và cũng được các nhà sáng chế Mĩ trong những năm
1950 đến 1960 trong lúc họ cố gắng để hiểu những thành công của nhà bác học Xô
viết trong những chuyến bay vào không gian.
Vấn đề khác
·
Sơ đồ thiết kế tàu vũ trụ đầu tiên là
của Tsiolkovsky
·
Cơ sở của lý thuyết về tên lửa, lý
thuyết tên lửa của Tsiolkovsky, được đặt theo tên ông
·
Bảo tàng lịch sử về du hành vu trụ hiện
đặt tại Kaluga mang tên ông.
·
Hố Tsiolkovsky trên Mặt Trăng đặt
theo tên ông, trong khi thiên thạch 1590 Tsiolkovskaja đặt theo tên vợ ông.
·
Một con tàu giả tưởng К. Э.
Циолковский (K. E. Tsiolkovsky), được đặt theo tên ông trong series phim Star
Trek: The next generation.
·
Một trạm vũ trụ mang tên Tsiolkovsky
trong truyện ngắn Hunterland của William Gibson
·
Nhân vật Aeolia Schenberg trong bộ
phim hoạt hình Mobile Suit Gundam 00 có khả năng được phóng tác từ Tsiolkovsky.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
20 tháng 7 2022
Gregor Mendel – Cha đẻ của Di truyền học hiện đại
Gregor Mendel – Cha đẻ của Di truyền học hiện đại
Gregor Johann Mendel (phiên âm: Grê-gô Giô-han Men-đen) (20 tháng 7 năm 1822 – 6 tháng 1 năm
1884) là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng
Augustine, ông được coi là "cha đẻ
của di truyền hiện đại" vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di
truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra
rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi
là Định luật Mendel. Hiện nay, nội dung các định luật của ông rất đơn giản
nhưng rất cơ bản, được công bố vào năm 1865 và xuất bản vào năm 1866; tuy
nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên
cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu
của ông. Đến tận năm 1900 (đầu thế kỷ 20) các nhà khoa học mới phát hiện lại
bài báo "Thí nghiệm lai giống thực
vật" của Mendel và các phát hiện của ông mới được công nhận, khi đó
ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được
nhận từ lúc sinh thời; đồng thời năm 1900 được xem là năm ra đời của Di truyền
học, còn Mendel là cha đẻ của ngành này.
Tiểu sử
Mendel sinh ra
trong một gia đình nói tiếng Đức ở Hynčice (Heinzendorf bei Odrau trong tiếng Đức),
tại biên giới Moravian-Silesian, Đế quốc Áo (hiện là một phần của Cộng hòa
Séc). Ông là con trai của Anton và Rosine (Schwirtlich) Mendel và có một chị
gái tên là Veronika và một em gái tên là Theresia. Họ sống và làm việc tại một
trang trại thuộc sở hữu của gia đình Mendel trong ít nhất 130 năm (ngôi nhà nơi
Mendel được sinh ra hiện là một bảo tàng dành riêng cho Mendel). Thời thơ ấu,
Mendel làm vườn và học nghề nuôi ong. Khi còn trẻ, ông theo học thể dục tại
Opava (được gọi là Troppau trong tiếng Đức). Ông phải nghỉ bốn tháng trong thời
gian học thể dục vì bệnh. Từ năm 1840 đến năm 1843, ông học triết học và vật lý
thực tế và lý thuyết tại Viện triết học của Đại học Olomouc, nghỉ thêm một năm
vì bệnh. Ông cũng vật lộn về tài chính để chi trả cho việc học và Theresia cho
ông của hồi môn. Sau đó, ông giúp đỡ ba người con trai của bà, hai người trong
số đó đã trở thành bác sĩ sau này.
Ông trở thành một người tu sĩ một phần
vì nó cho phép ông có được một nền giáo dục mà không phải tự trả tiền cho nó.
Là con trai của một người nông dân đang gặp khó khăn, theo cuộc sống tu sĩ,
theo lời cha, đã cho ông "nỗi lo lắng
thường trực về một cách kiếm sống." Ông được đặt tên là Gregor (ehoř
trong tiếng Séc) khi tham gia Dòng Augustino.
Khi Mendel vào Khoa Triết học, Khoa Lịch
sử và Nông nghiệp tự nhiên do Johann Karl Nestler đứng đầu, người đã tiến hành
nghiên cứu sâu rộng về các đặc điểm di truyền của thực vật và động vật, đặc biệt
là cừu. Theo lời giới thiệu của giáo viên vật lý Friedrich Franz, Mendel đã vào
Tu viện Augustinian St Thomas ở Brno (được gọi là Brünn trong tiếng Đức) và bắt
đầu đào tạo như một linh mục. Với tên khai sinh Johann Mendel, ông lấy tên
Gregor khi bước vào đời tu. Mendel làm việc như một giáo viên trung học thay thế.
Năm 1850, ông đã trượt phần thi vấn đề, phần cuối cùng trong ba phần thi của
mình để trở thành một giáo viên trung học được chứng nhận. Năm 1851, ông được gửi
đến Đại học Vienna để học dưới sự bảo trợ của Linh mục C. F. Napp để ông có thể
được giáo dục chính quy hơn. Tại Vienna, nhờ sự dày dỗ của giáo sư vật lý
Christian Doppler. Mendel trở lại tu viện của mình vào năm 1853 với tư cách là
một giáo viên, chủ yếu là vật lý. Năm 1856, ông tham gia kỳ thi để trở thành một
giáo viên được chứng nhận và một lần nữa thất bại trong phần thi vấn đáp. Năm
1867, ông thay thế Napp làm trụ trì tu viện.
Sau khi ông được nâng lên làm bề trên
tu viện vào năm 1868, công việc khoa học của ông đã chấm dứt, vì Mendel trở nên
quá tải với các trách nhiệm hành chính, đặc biệt là tranh chấp với chính quyền
dân sự về nỗ lực áp thuế đặc biệt đối với các tổ chức tôn giáo. Mendel qua đời
vào ngày 6 tháng 1 năm 1884, ở tuổi 61, tại Brno, Moravia, Áo-Hungary (nay là Cộng
hòa Séc), do viêm thận mãn tính. Nhà soạn nhạc người Séc Leoš Janáček đã chơi
organ trong đám tang của ông. Sau khi mất, vị bề trên tiền nhiệm đã đốt tất cả
các giấy tờ trong bộ sưu tập của Mendel, để đánh dấu chấm dứt các tranh chấp về
thuế.
Quá trình thí nghiệm
Năm 1854, Trụ trì Cyril Napp cho phép
Mendel lên kế hoạch cho một cuộc thí nghiệm lớn về lai tạo ngay tại tu viện. Mục
đích của cuộc thí nghiệm này là để theo dõi việc di truyền các vật liệu di truyền
trong các thế hệ con cháu lai. Các nhà chức trách trước đây đã quan sát thấy rằng
các thế hệ con lai màu mỡ có xu hướng trở lại các loài có nguồn gốc, và do đó họ
đã kết luận rằng lai tạo không thể là một cơ chế được sử dụng để nhân giống
loài mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt, một số giống lai màu mỡ dường như
không hoàn nguyên (cái gọi là con lai không đổi. Mặt khác, các nhà lai tạo thực
vật và động vật từ lâu đã cho thấy rằng việc lai tạo thực sự có thể tạo ra vô số
hình thức mới. Điểm thứ hai được các chủ sở hữu đặc biệt quan tâm, bao gồm cả
trụ trì tu viện, người quan tâm đến lợi nhuận trong tương lai từ len của cừu
Merino, do len cạnh tranh được cung cấp từ Úc.
Mendel đã chọn
tiến hành nghiên cứu của mình trên đậu Hà Lan (Pisum sativum) vì đây là thực vật
dễ trồng, có những tính trạng tương phản rõ rệt, tự thụ phấn khá chặt chẽ và tỷ
lệ nảy mầm cao. Từ năm 1854 đến năm 1856, ông đã thử nghiệm 34 thí nghiệm lai về
các tính trạng khác nhau của loài đậu này. Tổng cộng, ông đã thí nghiệm về bảy
tính trạng khác nhau trên đậu Hà Lan, trong đó có các thí nghiệm chỉ lai về một
cặp tính trạng và các thí nghiệm lai về nhiều cặp tính trạng.
Tóm tắt kết quả thí nghiệm
Trong các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng, ông nhận thấy:
+ Thế hệ con lai đầu tiên (F1) biểu hiện tính trạng chỉ của một bên cây bố
hoặc mẹ, nên Mendel gọi tính trạng này là tính trạng trội, còn tính trạng không
biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn. Tuy nhiên, khi cho các cây lai F1 tự thụ phấn
để sinh ra thế hệ F2, thì ông nhận thấy tính trạng lặn lại xuất hiện, ông giải
thích hiện tượng này là do "giao tử thuần khiết"; đồng thời, bằng
phương pháp thống kê, ông cũng nhận thấy F2 có tỷ lệ kiểu hình trung bình của
các thí nghiệm luôn xấp xỉ tỷ lệ 3 trội: 1 lặn.
+ Khi cho từng cây F2 tự thụ phấn để sinh ra thế hệ F3, thì các cây F3
phân ly thành ba nhóm: một nhóm mang tính trạng trội là thuần chủng (ông kí hiệu
là AA) chiếm khoảng 1/4, một nhóm mang tính trạng trội không thuần chủng (ông
kí hiệu là Aa) chiếm khoảng 1/2, còn một nhóm toàn mang tính trạng lặn (ông kí
hiệu là aa) chiếm khoảng 1/4. Do đó, ông đã biểu diễn tỷ lệ 3 trội: 1 lặn là 3A
+ 1a, còn tỷ lệ thuần chủng được biểu diễn thành biểu thức 1AA: 2Aa: 1aa.
Trong các thí nghiệm về lai nhiều cặp tính trạng, ông thấy:
+ Nếu là lai hai cặp tính trạng, thì kết quả tổng quát ở F2 biểu diễn bằng
biểu thức: (3A + 1a) x (3B + 1b) sinh ra các kiểu hình khác nhau, phân ly theo
thống kê là 9: 3: 3: 1.
+ Nếu là lai ba cặp tính trạng, thì tương tự trên, kết quả tổng quát ở F2
biểu diễn bằng biểu thức: (3A + 1a) x (3B + 1b) x (3C + 1c).
Mendel đã gọi
các kí hiệu A, a hay B, b... đã dùng là các kí hiệu của những vật chất giả định
mà ông gọi là nhân tố di truyền, mà hơn 100 năm sau - ngày nay - các nhà khoa học
đã xác định chính là gen.
Nguồn WIKIPEDIA
23 tháng 4 2013
ISAAC NEWTON - Nhà vật lý, thiên văn học, triết học,toán học, thần học và nhà giả kim thuật người Anh
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia