09 tháng 8 2024
02 tháng 8 2024
Shimon Peres - cựu Tổng thống Israel, Nobel hòa bình năm 1994
Shimon Peres - cựu Tổng thống Israel, Nobel hòa bình năm 1994
20 tháng 8 2022
Tôn Đức Thắng – Chính khách nổi tiếng người Việt Nam – Chủ tịch nước đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Tôn Đức Thắng – Chính khách nổi tiếng người Việt Nam – Chủ tịch nước đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Tôn Đức Thắng
(20 tháng 8 năm 1888 - 30 tháng 3 năm 1980) là một nhà cách mạng, chính khách của
Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam (từ ngày 22 tháng 9 năm
1969 đến khi qua đời); trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960-1969) và Quyền Chủ tịch
nước (từ 2 tháng 9 cho đến 22 tháng 9 năm 1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội
(1955-1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ.
Sau khi kế nhiệm Hồ Chí Minh, ông trở
thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể sau đó
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thân thế
Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại
Tôn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định
Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang). Nơi thường trú tại quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội. Là con đầu của ông
Tôn Văn Đề, và bà Nguyễn Thị Dị. Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông
còn được gọi là Hai Thắng.
Gia đình ông thuộc hạng nông dân khá
giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ
cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires
Indochinoises - CEPCI) tại Long Xuyên, ông rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy
tại Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường
gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, ông được nhận vào làm công nhân ở
Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn.
Hoạt động chính trị
Thời trẻ
Năm 1912, ông tham gia tổ chức công
nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm
công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn
vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp
vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một
thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga.
Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở
công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu
biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925,
quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu
chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc.
Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, là Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn và Kỳ bộ Nam Kỳ,
và được phân công trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ông bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), cảnh sát thực dân Pháp gán cho ông
vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền
thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát do các đồng chí của ông thực hiện, đường Barbier
(nay là đường Thạch Thị Thanh). Nhờ có một đồng chí trẻ tự nhận là chủ mưu,
cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức người Việt như bà Trần Thị Cừu,
Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh
Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ
sai, đày ra Côn Đảo. Có tổng cộng hơn 60 người bị bắt trong vụ án này, theo hồi
ký Passion, Betrayal, and Revolution in Colonial Saigon: The Memoirs of Bao
Luong, của bà Nguyễn Trung Nguyệt (Bảo Lương).
Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Côn Đảo.
Theo ông Christoph Giebel, giáo sư
khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về
ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam:
Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức" - Imagined Ancestries of
Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) cho
rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả
thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các
hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914
mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông
Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh
biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên
một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng
tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải
là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không
"giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc.
Sau Cách mạng tháng 8
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở
về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Phó
ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Quyền Trưởng ban (1948-1955) rồi Trưởng
ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này.
Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.
Về mặt chính quyền, ông là Bộ trưởng
Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc
(tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969-1976) và sau này là Chủ tịch nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-1980).
Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV,
nhưng không tham gia bộ chính trị.
Về mặt đoàn thể, ông là Phó hội trưởng
Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận
Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1981).
(Kế nhiệm ông tại Mặt trận là ông Hoàng
Quốc Việt).
Trong các văn kiện của nhà nước Việt
Nam, báo chí của Nhà nước, giai đoạn ông làm Chủ tịch nước, tên ông bao giờ
cũng được đặt lên đầu, trên cả Tổng bí thư Lê Duẩn và các lãnh đạo khác.
Ông qua đời ngày 30 tháng 3 năm 1980
tại nhà riêng Hà Nội.
Gia đình
Ông kết hôn với bà Đoàn Thị Giàu
(sinh năm 1898 tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;
mất ngày 25 tháng 5 năm 1974) vào năm 1921 ở nhà ông bà ngoại của bà Giàu ở xã
Vĩnh Kim, Tiền Giang. Đây là cuộc hôn nhân có ý nghĩa đền ơn trả nghĩa vì ông
đã giúp an táng ông Ba Sứ, anh trai bà Giàu, một người bạn của ông ở Pháp. Bà
Đoàn Thị Giàu là cô giáo trường làng.
Hai người sinh được hai con gái, con
gái đầu là Tôn Thị Hạnh, sinh năm 1924 và con gái thứ hai là Tôn Thị Nghiêm,
sinh năm 1928. Đầu năm 1929, hai ông bà sinh con trai thứ ba tên là Tôn Đức
Liêm, nhưng Liêm đã qua đời lúc 3 tuổi vì bị bệnh nặng.
Bà Tôn Thị Hạnh kết hôn với ông Dương
Văn Phúc, nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, vào năm 1950. Sau ngày
toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Tôn Thị Hạnh và Tôn Thị Nghiêm theo
cha lên chiến khu Việt Bắc. Tôn Thị Hạnh làm văn thư lưu trữ còn Tôn Thị Nghiêm
làm điện báo viên ở Văn phòng Trung ương.
Bà Tôn Thị Nghiêm kết hôn với ông Tưởng
Bích Trúc, Phó Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Đại học Y Hà Nội. Vợ chồng bà Tôn Thị
Nghiêm đã mất vào thập niên 1980, ít năm sau khi Tôn Đức Thắng qua đời. Hai người
có ba con gái (Tưởng Bích Vân, Tưởng Bích Hà và Tưởng Hoài Nam).
Năm 1946, Tôn Đức Thắng nhận nuôi hai
người con gái nuôi là Tôn Thị Ngọc Quang, sinh năm 1927 (không phải họ Tôn, sau
1954 đổi sang họ Tôn) và Tôn Thị Tuyết Dung, sinh năm 1933. Bà Tôn Thị Ngọc
Quang làm y tá ở một Viện quân y ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, và kết hôn
với Nguyễn Thanh Phúc, quê Quảng Trị, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tại Lào.
Hai người có một con gái (Nguyễn Thanh Thanh) và hai con trai (Nguyễn Thanh
Bình và Nguyễn Thanh Phong).
Di sản
Tưởng niệm, giải thưởng
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao
Vàng năm 1958, nhân dịp ông 70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương
này.
Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời
cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân
dân." Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội
Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - huân
chương cao quý nhất của Mông Cổ.
Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng tại
Long Xuyên
Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên
nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết
trao tặng.
Tên ông được đặt cho một đường phố ở
thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải, và cũng
là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt
Nam cũng được đặt tên theo tên ông.
Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt
cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những
công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.
Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/8/1888 - 20/8/1988), Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một bảo tàng với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng, bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Hiện nay, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức
Thắng ở An Giang cũng đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích
quốc gia đặc biệt.
Phim Tổ quốc tiếng gà trưa- biên kịch
Nguyễn Quang Sáng, đạo diễn Nguyễn Huy Thành.
Đường Tôn Đức Thắng tại Việt Nam
Tên ông đặt cho đường phố ở Hà Nội (nối
Chu Văn An với Nguyễn Lương Bằng), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Đinh Tiên Hoàng đến
đoạn cắt Võ Văn Kiệt - Hàm Nghi), Hải Phòng (từ ngã tư Tô Hiệu và Trần Nguyên
Hãn đến đường Hùng Vương), Đà Nẵng (nối Nguyễn Lương Bằng với Điện Biên Phủ), Đồng
Hới (từ ngã tư Trần Hưng Đạo, Xuân Diệu và Hoàng Diệu đến đường Hà Huy Tập),
Thành Phố Pleiku (Nối Ngô Quyền Và Phạm Hùng Với Lê Đại Hành Và QL14).
Bảo tàng
Bảo tàng Tôn Đức Thắng đặt tại Quận
1, thành phố Hồ Chí Minh, là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu về Tôn Đức Thắng,
phục vụ nhu cầu thăm viếng và tưởng nhớ của người dân các tỉnh, thành phía Nam.
Một số tỉnh, thành gần đây cũng có xây dựng các phòng trưng bày về Tôn Đức Thắng,
nhưng ở quy mô nhỏ hơn.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
11 tháng 8 2022
Kido Takayoshi – Chính khách Nhật Bản dưới thời Minh Trị Duy Tân
Kido Takayoshi – Chính khách Nhật Bản dưới thời Minh Trị Duy Tân
Kido Takayoshi
(木戸 孝允 (Mộc Hộ Hiếu Doãn) Kido Takayoshi?) (11
tháng 8 năm 1833 – 26 tháng 5 năm 1877), còn được gọi là Kido Kōin là một chính khách Nhật Bản dưới thời Mạc Mạt và
Minh Trị Duy Tân. Ông sử dụng bí danh Niibori Matsusuke (新堀 松輔) (Tân Quật
Tùng Phụ) khi ông hoạt động chống lại shogun.
Thời trai trẻ
Kido sinh ra ở Hagi, phiên Chōshū
(ngày nay là tỉnh Yamaguchi) là con trai út của Wada Masakage (和田 昌景) (Hòa Điền
Xương Cảnh), một bác sĩ samurai. Ông được gia đình Katsura nhận nuôi năm lên 7
tuổi, và cho đến năm 1865 vẫn được gọi là Katsura Kogorō (桂小 五郎) (Quế Tiểu Ngũ
Lang). Ông được học tập tại học viện của Yoshida
Shōin, từ đây ông tiếp nhận nền triết học trung thành với Hoàng gia.
Năm 1852, ông đến Edo để học kiếm thuật,
lập mối quan hệ thân thiết với các samurai cấp tiến từ phiên Mito, học kỹ thuật
pháo binh từ Egawa Tarōzaemon, và (sau khi quan sát việc đóng các con tàu nước
ngoài tại Nagasaki và Shimoda), trở về Chōshū để giám sát việc đóng mới tàu chiến
kiểu Tây đầu tiên của phiên mình.
Lật đổ Mạc phủ Tokugawa
Sau năm 1858, Kido đóng căn cứ ở dinh
thự của phiên tại Edo, nơi ông làm nhiệm vụ liên lạc giữa chính quyền phiên và
các nhân tố cấp tiến trong giới samurai trẻ, cấp bậc thấp ở Chōshū ủng hộ phong
trào Sonnō jōi. Bị Mạc phụ nghi ngờ về mối quan hệ của ông với những người
trung quân ở Mito, sau nỗ lực ám sát Andō Nobumasa, ông được chuyển đến Kyōto.
Tuy nhiên, trong khi ở Kyoto, ông không thể ngăn cản được cuộc đảo chính ngày
30 tháng 9 năm 1863 của binh lính hai phiên Aizu và Satsuma, đánh đuổi quân
Choshu ra khỏi thành phố. Ông cũng tham dự và nỗ lực bất thành của Choshu nhằm
giành lại thành phố ngày 20 tháng 8 năm 1864, và buộc phải lẫn trốn với geisha
tên là Ikumatsu, người sau này trở thành vợ ông.
Sau khi các phần tử cấp tiến dưới quyền
Takasugi Shinsaku nắm quyền kiểm
soát nền chính trị Choshu, Kido đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập
Liên minh Satchō, đóng vai trò quyết định trong Chiến tranh Boshin và cuộc Minh
Trị Duy Tân sau này.
Chính khách thời Meiji
Sau khi lật đổ Mạc phủ Tokugawa, Kido giữ vai trò to lớn trong việc thành lập
chính quyền Meiji. Là một sangi (Cố vấn Hoàng gia) ông giúp soạn thảo Ngũ cá điều
ngự thệ văn, và khởi động các chính sách tập quyền hóa và hiện đại hóa. Ông trực
tiếp thực hiện việc giải thể hệ thống han.
Năm 1871, ông đi cùng phái đoàn
Iwakura trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới đến Hoa Kỳ và châu Âu, và ông
đặc biệt thích thú với nền chính trị và hệ thống giáo dục phương Tây. Trên đường
trở về Nhật Bản, ông trở thành người chủ trương mạnh mẽ thành lập chính phủ đại
nghị. Nhận ra rằng Nhật Bản không hề có tư cách thách thức các cường quốc
phương Tây trong tình trạng hiện nay, ông cũng trở về Nhật Bản đúng lúc để ngăn
chặn cuộc xâm lược Triều Tiên (Seikanron).
Kido mất vị trí đứng đầu nhóm đầu sỏ
chính trị thời Meiji vào tay Ōkubo
Toshimichi, và từ nhiệm để phản đối cuộc Viễn chinh Đài Loan năm 1874, mà
ông chống đối kịch liệt.
Sau Hội nghị Ōsaka năm 1875, Kido đồng
ý trở lại chính quyền, trở thành Chủ tịch của Hội đồng các Thống đốc tỉnh mà Hội
nghị Osaka đã lập ra. Ông cũng chịu trách nhiệm trong việc dạy dỗ Thiên hoàng Meiji còn nhỏ tuổi.
Giữa cuộc nổi loạn Satsuma năm 1877,
ông qua đời vì bệnh não. Lúc đó, ông mới có 43 tuổi.
Di sản
Nhật ký của Kido hé lộ cuộc đấu tranh
nội tâm căng thẳng giữa một bên là lòng trung thành với phiên nhà Choshu, và một
bên là lợi ích của quốc gia. Ông viết về việc thường phải chống lại những tin đồn
thất thiệt ở quê nhà rằng ông đã phản bội bạn bè cũ; ý tưởng về một quốc gia vẫn
còn tương đối mới ở Nhật Bản và vì vậy phần lớn các samurai quan tâm nhiều hơn
đến bảo vệ đặc quyền của phiên mình.
Cùng với Saigō Takamori vàd Ōkubo
Toshimichi, ông là một trong Ishin-no-Sanketsu
(維新の三傑), nghĩa là, "Duy Tân Tam Kiệt.
Cháu nội của em gái ông là chính trị gia Tokyo Kido Kōichi (木戸 幸一) (Mộc Hộ Hạnh
Nhất).
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
07 tháng 8 2022
Võ Chí Công – Chính khách Việt Nam – Cựu Chủ tịch nước Thứ 3 của Việt Nam
Võ Chí Công – Chính khách Việt Nam – Cựu Chủ tịch nước Thứ 3 của Việt Nam
Võ Chí Công (7 tháng 8 năm 1912 – 8 tháng 9 năm 2011)
tên khai sinh là Võ Toàn, bí danh Năm Công, là một cựu chính khách của Việt
Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 3 của Việt Nam (có lúc gọi là Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước Việt Nam) từ năm 1987 đến năm 1992.
Trước đó ông từng là Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp (1977–1979), Bộ trưởng Bộ Hải sản (1976–1977). Trong thời kỳ Chiến
tranh Việt Nam, ông là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961–1975), Phó Chủ
tịch Thường trực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1962–1976), Chủ
tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (1962–1975).
Thân thế
Ông tên thật là Võ Toàn, sinh ngày 7
tháng 8 năm 1912, tại làng Tam Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay là thôn Khương
Mỹ, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là cụ Võ Nghiệm, một
nhà nho yêu nước, về sau cũng là một đảng viên Cộng sản trong chi bộ do con
trai mình làm bí thư, được nhà nước Việt Nam truy tặng là Liệt sĩ. Mẹ ông là
Nguyễn Thị Thân, về sau được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt
Nam anh hùng.
Do sinh trưởng trong một gia đình nhà
nho, từ nhỏ, ông được giáo dục về tinh thần dân tộc yêu nước và chịu ảnh hưởng
của nhiều chí sĩ đất Quảng như Hoàng Diệu,
Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... và các phong trào đấu tranh chống
thuế, đòi dân sinh, dân chủ của dân chúng vùng Nam Trung Kỳ.
Bắt đầu hoạt động cách mạng
Từ năm 1930 đến 1934, ông tham gia hoạt
động trong các phong trào thanh niên do những người Cộng sản tổ chức. Năm 1935,
ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và năm 1936, ông được cử làm Bí thư chi bộ
ghép một số xã thuộc Huyện Tam Kỳ, trong đó có nhiều người thân trong gia tộc
ông, kể cả cha ông là cụ Võ Nghiệm.
Bấy giờ, do tác động của chính phủ Mặt
trận Bình dân (Pháp), nhiều đảng viên Cộng sản hoạt động công khai. Tuy nhiên,
sau khi chính phủ Mặt trận Bình dân đổ, chính quyền thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ
các phong trào dân chủ ở thuộc địa. Nhiều lãnh đạo Cộng sản bị bắt và cơ sở tan
vỡ. Bản thân ông cũng bị truy lùng, phải giả làm người bán thuốc lá dạo vừa để
lẩn trốn, vừa giữ gìn và xây dựng lại cơ sở. Đầu năm 1939, ông được cử làm Bí
thư Huyện ủy Tam Kỳ.
Lãnh đạo phong trào ở Trung Kỳ
Tháng 8 năm 1939, Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Nam là Nguyễn Đức Thiệu bị bắt cùng với nhiều cán bộ Tỉnh ủy. Tỉnh ủy Quảng Nam
gần như ngưng hoạt động. Tháng 3 năm 1940, một Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được
thành lập và ông được bầu làm Bí thư. Tháng 10 năm 1940, ông Hồ Tỵ thay ông giữ
chức Bí thư.
Tháng 10 năm 1941, ông được cử vào Xứ
ủy Trung Kỳ vừa được tái lập, được phân công phụ trách các tỉnh từ Đà Nẵng đến
Phú Yên. Đầu năm 1942, chính quyền thực dân Pháp khủng bố phong trào cách mạng
các tỉnh miền Trung, nhiều cán bộ Xứ uỷ Trung kỳ và các tỉnh bị bắt, một số tạm
chuyển vùng hoạt động để bắt liên lạc với cấp trên. Bản thân ông phải lánh vào
các tỉnh cực nam Trung Bộ, sau đó tiếp tục lên Đà Lạt xây dựng cơ sở.
Tháng 6 năm 1942, Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Nam là Trương Hoàn bị bắt, bị chính quyền thực dân kết án 20 năm tù giam, đày
lên Buôn Ma Thuột. Ông được điều về giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ
2. Tháng 8 năm 1942, Liên Tỉnh Thành ủy Quảng Nam – Hội An – Đà Nẵng được thành
lập và sau Hội nghị 16 tháng 1 năm 1943 thì 3 đảng bộ hợp nhất thành Đảng bộ Quảng
Nam. Ông được bầu làm Bí thư của Đảng bộ Quảng Nam mới.
Tháng 10 năm 1943, do sự phản bội của
một tỉnh ủy viên tên Cao Tiến Khai, ông và một số cán bộ tỉnh ủy là Nguyễn Sắc
Kim và Lê Bá bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Ông bị kết án tù chung
thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù giam ở nhà lao Hội An, sau đó chuyển sang đi
đày ở Buôn Ma Thuột, bị giam cấm cố (khám số 2) không cho giao tiếp với ai.
Công tác ở Khu ủy Khu V
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo
chính Pháp tại Đông Dương. Để mị dân, lôi kéo người Việt Nam ủng hộ sự cai trị
của Nhật, quân đội Nhật đã cho thả nhiều tù chính trị, trong đó có cả Võ Toàn.
Sau khi được trả tự do, ông về Quảng Nam, được phân công vào Ban Cứu quốc của Tỉnh
bộ Việt Minh Quảng Nam, làm Trưởng ban khởi nghĩa, chuẩn bị cướp chính quyền.
Do nỗ lực của ông và các đồng chí,
cũng như chủ động nhanh nhạy, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam, khởi đầu
từ Hội An, diễn ra ngày 17 tháng 8 năm 1945. Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh
giành được chính quyền sớm nhất cả nước.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công,
ông được cử làm Trưởng ty Tư pháp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Khi Pháp tái chiếm
Đông Dương, ông được cử làm Chính trị viên Trung đoàn 93. Đầu năm 1946, ông làm
Phó ban Tổ chức cán bộ và Thanh tra Quân khu V.
Năm 1951, ông làm Bí thư Ban cán sự Đông
– Bắc Miên, Khu ủy viên Liên khu V. Tháng 3 năm 1952, ông được cử làm Bí thư Tỉnh
ủy Quảng Nam – Đà Nẵng lần thứ 3. Ông giữ chức vụ này đến hết năm 1953. Đầu năm
1954, ông dẫn một đoàn cán bộ lãnh đạo Liên khu 5 ra Bắc học tập kinh nghiệm về
cải cách ruộng đất, sau đó được phân công làm Đoàn ủy viên cải cách ruộng đất ở
Việt Bắc. Ông được cho là một trong những người đã phát hiện và báo cáo với
Trung ương về những sai lầm gây mất đoàn kết ở nông thôn, đồng thời chủ trương
không thực hiện cải cách ruộng đất mà chỉ thực hiện giảm tô, hiến ruộng đất. Do
động thái này mà Cải cách ruộng đất tạm thời chưa thực hiện triệt để.
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông được
phân công trở lại Khu V, hoạt động bí mật thay vì tập kết ra Bắc, giữ chức Phó
Bí thư Khu ủy. Năm 1960, ông ra Bắc và là một trong những người ủng hộ chủ
trương chuyển hướng đấu tranh và tham gia xây dựng Nghị quyết 15. Tháng 9 năm
1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy Khu V.
Ngày 23 tháng 1 năm 1961, Trung ương
Cục miền Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thành lập. Với bí danh Võ
Chí Công, hoặc Năm Công, ông được phân công làm Phó bí thư Trung ương Cục. Sau
khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, năm 1962, ông
được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương, đại diện của đảng tại Mặt trận.
Năm 1964, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, phụ trách
Bí thư Khu ủy Khu V, Chính ủy Quân khu V. Năm 1975, ông được cử làm Phó ban Đại
diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam.
Hoạt động trong chính phủ thống nhất
Từ ngày Việt Nam thống nhất, ông
trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, được cử giữ chức Phó Thủ tướng Việt
Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản mới được thành lập, sau khi sáp nhập 2 Tổng cục
Thủy sản miền bắc và miền nam. Nhưng ông chỉ làm Bộ trưởng Bộ Hải sản trong
vòng 5 tháng, thay thế ông là Nguyễn Văn Lâm.
Đến tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban
Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam.
Từ tháng 4 năm 1981, trúng cử Đại biểu
Quốc hội Việt Nam khóa VII, được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam V (3/1982) được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, được Ban Chấp hành bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được
phân công làm Thường trực Ban Bí thư.
Từ tháng 6 năm 1986, ông được phân
công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI (12/1986), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp
hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ tháng 6 năm 1987 đến tháng 9 năm
1992: Trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá VIII và được Quốc hội bầu làm Chủ
tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm
1997: là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Qua đời và lễ tang
Vào lúc 7h17 ngày 8 tháng 9 năm 2011,
Võ Chí Công được xác nhận là đã qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Thống
Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sau khi lễ mừng thọ 100 tuổi mới khép lại được
1 tháng. Ông cũng ghi kỷ lục nguyên chủ tịch nước có thời gian sống lâu nhất từ
đó tới nay.
Ngày 8/9/2011, Đài truyền hình Việt
Nam đã đưa ra thông cáo về cái chết của ông, qua đó quyết định tổ chức tang lễ
dành cho ông theo nghi thức Quốc tang trong 3 ngày (10, 11 và 12 tháng 9 năm
2011). Lễ viếng và lễ truy điệu được tổ chức đồng thời tại ba nơi, là Thủ đô Hà
Nội, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông) và trụ sở Tỉnh ủy Quảng
Nam (quê hương ông). Lễ truy điệu tổ chức vào ngày 12 tháng 9 năm 2011, sau đó
đến 7h15 cùng ngày, linh cữu của ông được đi an táng tại nghĩa trang Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tác phẩm
·
"Trên những chặng đường cách mạng"
(Hồi ký), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001
Vinh danh
·
Với những đóng góp của mình, ông đã
được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Năm 2010, ông
được nhà nước Việt Nam trao tặng Huy Hiệu 70 năm tuổi Đảng. Ngày 6 tháng 8 năm
2011, Đảng, nhà nước Việt Nam đã tổ chức lễ mừng thọ 100 tuổi dành cho ông. Một
Nhà lưu niệm ông cũng đã được xây dựng tại thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện
Núi Thành. Một tập sách mang tên "Võ
Chí Công người con ưu tú của quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng" cũng được
xuất bản.
·
Tên ông đặt cho đường phố ở Đà Nẵng
(nối Nguyễn Hữu Thọ với Trần Đại Nghĩa), Hà Nội (nối từ cầu Nhật
Tân đến đầu đường Hoàng Quốc Việt,
đoạn vành đai 2), ở TP.HCM tên ông đặt cho đường vành đai 2 đoạn từ Khu Công
nghệ cao quận 9 đến cầu Phú Mỹ. Tại Đà Nẵng và tại quê hương ông có một trường
trung học phổ thông mang tên THPT Võ Chí Công nhưng ở huyện Tây Giang, trường
còn lại ở quận Ngũ Hành Sơn.
Nguồn WIKIPEDIA
27 tháng 7 2022
Nguyễn Xiển – Chính khách Việt Nam
Nguyễn Xiển – Chính khách Việt Nam
Nguyễn Xiển
(27/7/1907 - 9/11/1997), đồng thời cũng là một
chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987).
Tiểu sử
Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nho học lâu đời. Thuở nhỏ, ông
học tại trường Tiểu học, Trung học ở Vinh. Hồi còn học ở trường Quốc học Vinh
(Nghệ An) ông đã là học sinh xuất sắc, đậu bằng Thành chung rồi ra Hà Nội học
trường Bưởi.
Năm 1926, do tham gia cuộc bãi khoá để
tang Phan Chu Trinh cho nên ông đã bị đuổi học và bị cấm thi tú tài bản xứ.
Nhưng ông cùng một số bạn bãi khoá quyết chí tự học, đỗ đầu tú tài Tây ở Hà Nội
và đoạt học bổng sang Pháp học Trường Đại học Toulouse (Pháp) và đã đỗ cử nhân.
Năm 1932, ông về nước, không nhận làm
quan ở Huế mà ra Hà Nội dạy học.
Từ năm 1937 ông chuyển sang ngành khí
tượng thủy văn. Năm 1941 ông phụ trách Đài khí tượng Phù Liễn Đông Dương tại tỉnh
Kiến An hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Trong thời gian này ông cùng hợp
tác với Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu về lịch và lịch Việt Nam, và cùng các ông
Hoàng Xuân Hãn, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Đình Thuỵ, Nguỵ Như
Kon Tum ra báo Khoa học phát hành cả Đông Dương, với mục đích truyền bá ý tưởng
và phương pháp khoa học, xây dựng văn hoá mới cho quốc dân về phương diện khoa
học.
Hoạt động chính trị
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông
được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc bộ kiêm Giám đốc Nha khí tượng.
Năm 1946, ông được bầu làm Phó Tổng
thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam
liên tục từ khoá I đến khoá VIII; Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các
khoá II, III, IV,V,VI; Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII.
Từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến
(ngày 19 tháng 12 năm 1946), ông làm công tác khoa học giáo dục và trở thành một
trong những người đầu tiên xây dựng ngành đại học Việt Nam.
Từ năm 1955 đến 1959, ông làm Bộ trưởng
Cứu tế xã hội.
Từ năm 1960 đến 1976, ông làm Giám đốc
Nha Khí tượng Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban địa cầu quốc tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước.
Năm 1956, ông làm Tổng thư ký Đảng Xã
hội Việt Nam và giữ chức này cho đến khi đảng này giải thể năm 1988. Được mời,
nhưng ông đã từ chối làm đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (nhắc đến
trong cuốn Giáo sư Nguyễn Xiển: Cuộc đời và Sự nghiệp, 2007).
Ông còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I, khóa II. Ông mất ngày 9 tháng 11 năm 1997, hưởng
thọ 90 tuổi.
Gia đình
Nguyễn Xiển sinh ra trong một gia
đình nghèo có 4 anh chị em ruột, 2 gái, 2 trai. Cụ Nguyễn Thị Lạc là chị cả, đã
góp sức nuôi Nguyễn Xiển ăn học cho đến khi về nước. Anh trai của Nguyễn Xiển
là Cụ Nguyễn Bành, liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Phu nhân của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn
Thúy An (1907 - 1998), người Hà Nội, nổi tiếng về "Nữ công gia
chánh"; mất sau ông đúng 100 ngày.
Con trai cả của Nguyễn Xiển là Nguyễn
Toán - Giáo sư.
Con rể của Nguyễn Xiển là Nguyễn Hy
Hiền (tức Lê Tâm), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước;
và Đỗ Quốc Sam (1929-2010), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Con dâu Nguyễn Xiển là Bà Đặng Kim
Chi, Giáo sư, Tiến sĩ; nguyên phó viện trưởng viện KH&CN Môi trường, Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà là con của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ và là cháu ngoại của
Thượng thư Phạm Quỳnh.
Giải thưởng và tôn vinh
Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về các công trình khoa học: Đặc điểm
khí hậu miền Bắc Việt Nam và Tập bản đồ khí hậu miền Bắc Việt Nam (1968)
Tên ông đã được đặt cho một con đường thuộc phường Trần Thành Ngọ, quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng; và một phần đường vành đai 3 chạy qua phường
Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Trong quận 9, TP.HCM có một con đường chạy qua từ Long Thuận, Nguyễn Duy Trinh
qua thẳng Đồng Nai.
Nguồn WIKIPEDIA
26 tháng 7 2022
George Clinton – Chính khách người Mỹ
George Clinton – Chính khách người Mỹ
Ông là Thống đốc bang New York từ 1777-1795, và một lần nữa 1801-1804, sau đó giữ
chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ thứ 4 giai đoạn 1805-1812, dưới thời Tổng thống
Thomas Jefferson và James Madison. Chỉ có ông và John C. Calhoun là những người
đã từng là phó tổng thống Mỹ dưới hai vị tổng thống khác nhau.
Tiểu sử
Clinton sinh ra ở Little Britain, Tỉnh
New York trong gia đình Charles và Elizabeth Denniston Clinton, người nhập cư
Presbyteria đã rời hạt Longford, Ireland, năm 1729 để thoát khỏi một chế độ Anh
giáo áp đặt các điều kiện bất lợi nghiêm trọng đối với những người bất đồng tôn
giáo. Ông đã lấy cảm hứng các mối quan tâm chính trị từ cha mình, người đã là một
nông dân, người trắc địa, và đầu cơ đất đai, và đã giữ cương vị thành viên của
các hội đồng thuộc địa New York[1]. George Clinton là anh trai của Tướng James
Clinton và chú của thống đốc New York, DeWitt Clinton. George đã được dạy bởi một
giáo sĩ người Scotland địa phương.
Nguồn WIKIPEDIA
25 tháng 7 2022
Nguyễn Tường Tam – Nhà văn với bút danh Nhất Linh, chính khách nổi tiếng Việt Nam trong thế ký 20
Nguyễn Tường Tam – Nhà văn với bút danh Nhất Linh, chính khách nổi tiếng Việt Nam trong thế ký 20
Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, và từng là Chủ bút tờ
tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Về sau, ông còn là người sáng lập Đại Việt Dân
chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân
chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ
chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.
Thân thế
Ông sinh ra tại phố huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương. Nguyên quán của ông là làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam.
Ông nội Nguyễn Tường Tam là Nguyễn Tường
Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện Giám, rồi về hưu tại đây. Cụ có người
con trai duy nhất là Nguyễn Tường Chiếu (húy Nhu) làm Thông phán, nên được gọi
là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37 tuổi. Ông lập gia
đình với bà Lê Thị Sâm, và có được 7 người con, trong đó có 6 con trai và 1 con
gái:
Nguyễn Tường Cẩm, kỹ sư canh nông
Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh
Nguyễn Tường Long, tức nhà văn Hoàng Đạo
Nguyễn Thị Thế
Nguyễn Tường Lân, tức nhà văn Thạch Lam
Nguyễn Tường Bách, bác sĩ.
Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở Cẩm
Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh
em Nguyễn Tường Tam đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh
hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này.
Cuộc đời và sự nghiệp
Thời niên thiếu
Thuở nhỏ, Nguyễn Tường Tam theo học
tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi, Nguyễn
Tường Tam làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài
"Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều" trên Nam Phong tạp chí .
Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu.
Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính
Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập
gia đình với bà Phạm Thị Nguyên.
Năm 1927, Nguyễn Tường Tam sang Pháp
du học. Ở nơi ấy, ông vừa học khoa học, vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất
bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước
trong năm đó.
Hoạt động văn chương
Trở về nước, Nguyễn Tường Tam xin ra
tờ báo trào phúng "Tiếng cười", nhưng lần nào hỏi thăm đều nghe Sở
Báo chí của Phủ Thống sứ bảo rằng "chờ xét". Trong thời gian chờ đợi
giấy phép ra báo, ông xin dạy học tại trường tư thục Thăng Long. Ở đó ông quen
biết với thầy giáo dạy Việt văn là Trần Khánh Giư (tức Khái Hưng).
Năm 1932, Nguyễn Tường Tam mua lại tờ
tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và trở thành Giám đốc
kể từ số 14, ra ngày 22 tháng 9 năm 1932. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào
phúng để đả kích các hủ tục phong kiến, hô hào "Âu hóa", đề cao chủ
nghĩa cá nhân… Trong năm ấy, ông và các cộng sự quyết định thành lập Tự Lực văn
đoàn trên nguyên tắc "dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà. Tổ
chức không quá 10 người để không phải xin phép Nhà nước, chỉ nêu ra trong nội bộ
mục đích tôn chỉ, anh em tự nguyện tự giác noi theo". Về sau, tính chuyện
lâu dài, văn đoàn này mới chính thức tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1934
(báo Phong Hóa số 87).
Hoạt động chính trị
Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập
Đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là Đại Việt Dân chính Đảng năm 1939 mà ông làm Tổng
Thư ký. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai.
Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn
Gia Trí bị thực dân Pháp bắt và đày lên Sơn La, đến năm 1943 mới được thả.
Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày
Nay. Tháng 9 năm ấy, báo Ngày Nay bị đóng cửa sau khi ra số 224.
Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng
Châu. Thạch Lam mất tại Hà Nội vì bệnh lao. Đại Việt Dân chính Đảng thì đã gần
như tan rã. Trong thời gian từ 1942 đến 1944, ông học Anh Văn và Hán văn.
Tại Quảng Châu và Liễu Châu ông gặp
Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh mới ở tù ra. Nguyễn Tường Tam cũng bị giam bốn
tháng ở Liễu Châu, được Nguyễn Hải Thần bảo lãnh mới được Trương Phát Khuê thả
ra. Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về
Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng, tá túc với Vũ Hồng
Khanh. Tháng 3 năm 1944, tại Liễu Châu, Nguyễn Tường Tam được bầu làm ủy viên dự
khuyết Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội, tức Việt
Cách.
Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về
Hà Giang cùng quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Giai
đoạn này đã được phản ánh trong tiểu thuyết Giòng sông Thanh Thủy. Theo lệnh của
Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay, với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn
Gia Trí và Nguyễn Tường Bách, lại tục bản, khổ nhỏ, ngày 5 tháng 3 năm 1945 và
trở thành cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh, Đại
Việt Dân chính đảng sáp nhập với Việt Nam Quốc dân đảng, đồng thời Việt Nam Quốc
dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân Đảng. Nguyễn Tường Tam làm Bí thư Trưởng
của Việt Nam Quốc dân Đảng. Cuối năm 1945, Đại Việt Quốc dân Đảng và Việt Nam
Quốc dân Đảng thành lập Mặt trận Quốc dân Đảng.
Sau khi quân Tưởng vào Việt Nam, đầu
năm 1946 Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, sau khi đàm
phán với chính phủ, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp
Kháng chiến.
Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc
cách không qua bầu cử.
Nguyễn Tường Tam được cử làm Trưởng
đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp, mặc dù trên thực tế
Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn. Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, do bất
đồng Tam đã không tham gia hầu hết các phiên họp còn theo David G. Marr Tam là
người phát ngôn có năng lực và giúp giải quyết một số tranh cãi về chiến thuật
đàm phán trong đoàn. Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị
Fontainebleau nhưng cáo bệnh không đi mà rời bỏ Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến,
lưu vong sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 và ở lại Hồng Kông cho tới 1951.
Sau đó xảy ra sự kiện vụ án phố Ôn
Như Hầu, lực lượng công an khám xét các của cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng và
Đại Việt Quốc dân Đảng, bắt giữ nhiều đảng viên hai đảng này, và tịch thu được
nhiều vũ khí truyền đơn khẩu hiệu chống chính quyền. Khi Nguyễn Tường Tam rời bỏ
chính phủ, chính phủ đã tuyên bố ông đào nhiệm và biển thủ công quỹ, tiền chi
phí cho phái đoàn sang Pháp đàm phán. Tuy nhiên, theo sử gia David G. Marr, việc
biển thủ công quỹ này khó xảy ra, vì ông khó lòng được giao trách nhiệm giữ tiền
của phái đoàn.
Năm 1947, Nguyễn Tường Tam cùng Trần
Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành
lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại thành lập
Quốc gia Việt Nam, chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng đến năm 1950 thì mặt trận
này giải thể.
Năm 1951, ông từ Hồng Kông về nước, mở
nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực văn đoàn, và tuyên bố không
tham gia các hoạt động chính trị nữa. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại
Đà Lạt. Tuy nhiên trong Quốc dân Đảng vẫn tồn tại phái Nguyễn Tường Tam, cạnh
tranh với hai phái khác.
Năm 1958, ông rời Đà Lạt về Sài Gòn,
ông mở giai phẩm Văn hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, phát hành được 11 số thì bị đình bản.
Năm 1960 ông thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại
tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị
chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng.
"Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và
xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về
tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự
thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do."
Gia đình
Vợ ông là bà Phạm Thị Nguyên
(1909-1981), quê làng Phượng Dực, Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại
thành Hà Nội). Tuy là người Tây học, nhưng cuộc hôn nhân này do cha mẹ ông quyết
định. Vợ ông trước năm 1945 là chủ hiệu buôn cau khô có tiếng ở Hà Nội mang tên
Cẩm Lợi ở số 15 phố Hàng Bè. Bà mất tại Pháp ngày 6 tháng 5 năm 1981.
Ông và bà Phạm Thị Nguyên có bảy người
con, gồm năm con trai (Nguyễn Tường Việt, Nguyễn Tường Triệu, Nguyễn Tường Thạch,
Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Tường Thái) và hai con gái (Nguyễn Kim Thư, Nguyễn
Kim Thoa).
Nơi an nghỉ
Đêm 7 tháng 7 năm 1963, Nhất Linh đã
quyên sinh bằng rượu pha thuốc độc. Theo lệnh của nhà cầm quyền lúc bấy giờ,
gia đình phải chôn ông gấp tại nghĩa trang chùa Giác Minh ở Gò Vấp, không cho đợi
người con cả của ông ở Pháp về dự lễ tang.
Năm 1975, Nguyễn Tường Thạch (con
trai Nhất Linh) đã hỏa thiêu di cốt của cha, rồi gửi bình tro tại chùa Kim
Cương, đường Trần Quang Diệu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1981, vợ ông
sang Pháp đoàn tụ với các con, rồi qua đời và an táng tại đó. Năm 2001, các con
của ông quyết định đưa di cốt của cha mẹ và của chị gái lớn là Nguyễn Kim Thư về
trong khu mộ của dòng họ Nguyễn Tường tại Hội An (Quảng Nam).
Tác phẩm
Tiểu thuyết
Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934), 13 chương
Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934), 3 chương
Nắng thu (1934)
Đoạn tuyệt (1934-1935), 28 chương
Lạnh lùng (1935-1936), 7 chương
Đôi bạn (1936-1937), 19 chương
Bướm trắng (1938-1939), 9 chương
Con đường sáng (cùng Hoàng Đạo, 1940), 19 chương
Xóm cầu mới (1949-1957), trường thiên, viết dở dang, 24 chương
Giòng sông Thanh Thủy (1960-1961). Trường thiên, tác phẩm cuối cùng, gồm
ba tập:
Ba người bộ hành (1960), 13 chương
Chi bộ hai người (1960), 13 chương
Vọng quốc (1961), 12 chương
Tập truyện
Nho phong (1924)
Người quay tơ (1926), 11 truyện
Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), 13 truyện
Đi Tây (1935)
Tối tăm (1936)
Hai buổi chiều vàng (1934-1937), 6 truyện
Thế rồi một buổi chiều (1934-1937)
Thương chồng (1961), 6 truyện
Những ngày diễm áo (1973)
Tiểu luận
Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961), 5 bài
Dịch phẩm
Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng
báo 1960, xuất bản 1974)
Di cảo
Đời làm báo
Hội họa
Mặc dầu thời gian theo học Trường Mỹ thuật không lâu, Nhất Linh cũng đã để
lại một số tranh vẽ trong đó có bức Scène de Marché de rue Indochinois (Cảnh Phố
Chợ Đông Dương) vẽ trên lụa thực hiện khoảng 1926-1929. Bức tranh này năm 2010
được hãng Sotheby's bán đấu giá ở Hương Cảng với giá 596.000 Đô la Hồng Kông,
tương đương với 75.000 Mỹ kim.
Nguồn WIKIPEDIA
25 tháng 1 2022
Corazon Aquino – Tổng thống thứ 11 của Philippines và là nữ Tổng thống đầu tiên của Châu Á
Maria Corazon "Cory" Cojuangco Aquino (25
tháng 1 năm 1933 – 1 tháng 8 năm 2009) là Tổng thống thứ 11 của Philippines
và là một nhà hoạt động dân chủ, hòa bình, nữ quyền, và mộ đạo nổi tiếng thế giới.
Bà giữ chức vụ tổng thống từ năm 1986 đến 1992. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của
Philippines nói riêng và của cả châu Á nói chung.
Tự nhận là một "nhà nội trợ giản dị", Aquino kết
hôn với Nghị sĩ Benigno Aquino, Jr. (1932–1983), một nhân vật hàng đầu hoạt động
chống đối chế độ chuyên quyền của Tổng thống Ferdinand Marcos. Sau khi chồng bà
bị ám sát vào ngày 21 tháng 8 năm 1983, Aquino, trước đó chưa có kinh nghiệm
chính trị, trở thành một tâm điểm và sức mạnh đoàn kết trong phong trào chống
Marcos. Bà được mời ứng cử tranh đua với Marcos trong cuộc bầu cử tổng thống
năm 1986. Sau khi Marcos được tuyên bố là người thắng cử mặc dù có nhiều cáo buộc
gian lận bầu cử, Aquino được đưa vào chức vụ tổng thống trong cuộc Cách mạng
Quyền lực Nhân dân không đổ máu.
Đầu đời và học vấn
Corazon Cojuangco là người con thứ sáu trong một
gia đình có tám người con ở tỉnh Tarlac, là một thành viên của một trong những
gia đình lai Hoa giàu có nhất Philippines. Cha bà là Jose Cojuangco từ Tarlac
và mẹ bà là Demetria Sumulong từ Antipolo, Rizal. Một người em trai của bà là
Jose Cojuangco từng là Chủ tịch Ủy ban Olympic của Phillipines.
Bà được gửi
đến trường St. Scholastica's College Manila và hoàn tất tiểu học hạng thủ khoa
năm 1943. Năm 1946, bà học trung học một năm tại Tu viện Assumption ở Manila.
Sau đó bà được đưa ra nước ngoài để học tập tại Học viện Ravenhill ở
Philadelphia, Trường Tu viện Notre Dame ở New York, và Đại học Mount Saint
Vincent, cũng ở New York. Bà làm việc tình nguyện trong cuộc vận động tranh cử
tổng thống Hoa Kỳ của ứng cử viên Cộng hòa Thomas Dewey năm 1948. Bà học môn
khoa học nhân văn và tốt nghiệp năm 1953 với bằng Cử nhân (Bachelor of Arts)
môn tiếng Pháp, và bằng phụ trong môn toán học. Bà định trở thành một giáo viên
toán và thông dịch viên.
Lập gia đình
Bà hồi
hương và học luật tại Đại học Far Eastern, sở hữu của gia đình ông Nicanor
Reyes, Sr. đã quá cố, và cũng là cha chồng của chị bà. Bà ngưng học tập luật năm
1954, khi bà kết hôn Benigno Servillano "Ninoy" Aquino, Jr., con của
cựu Chủ tịch Quốc hội. Họ có năm người con: một người con trai, Benigno Simeon
Aquino III, người được bầu vào Thượng viện năm 2007 và đắc cử Tổng thống năm
2010, và bốn người con gái, Maria Elena A. Cruz, Aurora Corazon A. Abellada,
Victoria Eliza A. Dee, và diễn viên và người đãn chương trình Kristina
Bernadette A. Yap. Aquino lúc đầu khó thích nghi với đời sống tỉnh lẻ khi họ dọn
nhà đến Concepcion, Tarlac năm 1955, sau khi chồng bà được bầu làm thị trưởng
thành phố ở tưổi 22. Được giáo dục ở Mỹ, bà cảm thấy nhàm chán ở Concepcion, và
hoan nghênh các cơ hội được ăn tối trong khu quân sự Mỹ ở Clark Field gần đó.
Là thành viên
của Đảng Tự do, chồng bà sớm trở thành thống đốc Tarlac, và được bầu vào Thượng
viện năm 1967. Trong chính nghiệp của chồng bà, Aquino giữ vai trò người nội trợ
nuôi dạy các con cái và đón khách là đồng minh chính trị của chồng mình tại nhà
riêng ở Thành phố Quezon. Bà từ chối không lên khán đài với chồng trong các cuộc
vận động, mà chỉ đứng ở đằng sau khán giả để nghe ông đọc diễn văn. Tuy nhiên,
bà vẫn được chồng hỏi và tôn trọng ý kiến trong các vấn đề chính trị.
Benigno
Aquino sớm trở thành một nhân vật đứng đầu chỉ trích chính quyền của tổng thống
Ferdinand Marcos thuộc Đảng Nacionalista, và nhiều người suy đoán ông sẽ tranh
cử trong cuộc bầu cử năm 1973, khi Marcos bị giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp.
Tuy nhiên, ngày 21 tháng 9 năm 1972, Marcos tuyên bố tình trạng thiết quân luật
và sau đó hủy bỏ Hiến pháp năm 1935, và vì thế được giữ chức. Chồng bà là một
trong những người đầu tiên bị bắt giữ dưới thiết quân luật, và sau đó bị kết án
tử hình. Trong lúc bị giam cầm, Aquino lấy sức mạnh từ cầu nguyện, tham gia
Thánh lễ hằng ngày và đọc Kinh Mân Côi ba lần mỗi ngày. Để tỏ lòng hy sinh, bà
chỉ thị các con không được tham dự các lễ tiệc, và bà cũng ngưng đi đến tiệm
trưng diện sắc đẹp hay mua quần áo mới, cho đến khi một linh mục khuyên bà và
các con cứ sống một cuộc sống bình thường.
Năm 1978, mặc
dù gặp sự phải đối của bà, chồng bà (đang ngồi tù) quyết định tranh cử vào quốc
hội. Bà đã vận động cho chồng, và đã đọc diễn văn lần đầu trong đời, nhưng khi
bà biết được cô con gái sáu tuổi Kris rất muốn được đọc diễn văn, bà đã cho con
đọc.
Năm 1980, với sự can thiệp của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy
Carter, Marcos cho phép Nghị sĩ Aquino và gia đình rời khỏi
Philippines đến Hoa Kỳ để trị bệnh. Gia đình định cư tại Boston, và bà Aquino
sau này nhớ lại ba năm kế tiếp là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc hôn nhân.
Ngày 21 tháng 8 năm 1983, ông trở về Philippines một mình, rồi lập tức bị ám
sát ngay tại Sân bay quốc tế Manila (sau này đã được đổi tên để vinh danh ông).
Bà trở về Philippines vài ngày sau và chủ trì đám tang của chồng, với sự tham dự
của trên 2 triệu người, tang lễ lớn nhất lịch sử Philippines.
Vận động tranh cử tổng thống năm 1986
Trong hai
năm sau khi chồng bà bị ám sát, Aquino đã tham gia trong nhiều cuộc biểu tình
được diễn ra. Trong tuần cuối tháng 11 năm 1985, Marcos bất ngờ tuyên bố một cuộc
bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 2 năm 1986. Lúc đầu, Nghị sĩ Salvador Laurel từ
Batangas, con trai của cựu tổng thống Laurel, được xem là người dẫn đầu trong
khối chống đối, dưới Các tổ chức Dân chủ Ái quốc Thống nhất. Tuy nhiên, nhà tài
phiệt Joaquin "Chino" Roces không tin chắc rằng Laurel có thể thắng
được Marcos. Roces bắt đầu phong trào Vận động Cory Aquino Ứng cử Tổng thống để
lấy một triệu chữ ký kêu gọi Aquino ứng cử trong vòng một tuần.
Lúc đầu
Aquino không muốn ra ứng cử, mặc dù có nhiều người tin rằng bà là ứng cử viên
duy nhất có thể thống nhất các khối chống lại Marcos. Sau mười tiếng đồng hồ ngẫm
nghĩ tại một tu viện Công giáo, bà đồng ý ứng cử. Lúc đầu Laurel không chịu
theo lời kêu gọi rút lui để nhường chỗ cho Aquino và mời bà ứng cử chức phó tổng
thống dưới đảng UNIDO của ông. Trái lại, Aquino chịu rời bỏ đảng của chồng mình
là Lakas ng Bayan (LABAN), vừa mới hợp nhất với Partido Demokratiko Pilipino,
và ứng cử dưới đảng UNIDO với Laurel là ứng cử viên phó tổng thống. Laurel chịu
để Aquino ứng cử tổng thống dưới đảng UNIDO trong khi ông ứng cử liên danh phó
tổng thống.
Trong cuộc
vận động tranh cử diễn ra sau đó, Marcos cáo buộc rằng Aquino đang được các thế
lực cộng sản ủng hộ và đã đồng ý chia sẻ quyền lực với họ, và bà trả lời rằng
bà sẽ không bổ nhiệm người nào vào nội các của mình. Marcos cũng cáo buộc
Aquino đang chơi trò "bóng đá chính trị" với Hoa Kỳ về sự hiện diện của
quân đội Hoa Kỳ tại Philippines ở Căn cứ Không quân Clark và Căn cứ Hải quân
Subic. Marcos cũng chế nhạo Aquino
"chỉ là một phụ nữ" với địa vị là trong phòng ngủ.
Trong cuộc
bầu cử ngày 7 tháng 2 năm 1986, nhiều cử tri đã bị đe dọa và không được cho bầu.
Trong ngày bầu cử và những ngày sau đó đã có nhiều bạo lực xảy ra, kể cả cuộc
ám sát của một trong những đồng minh chính trị hàng đầu của bà, thống đốc tỉnh
Antique Evelio Javier. Trong khi kết quả chính thức của Hội đồng Bầu cử
(COMELEC) luôn cho thấy Marcos đang dẫn đầu, kết quả không chính thức của Phong
trào Quốc gia cho Bầu cử Tự do cho thấy Aquino đang dẫn đầu. Mặc dù 30 nhân
viên máy tính của COMELEC đã bỏ việc để lên án sự sắp đặt kết quả có lợi cho
Marcos, quốc hội (Batasang Pambansa), dưới sự kiểm soát của những đồng minh của
Marcos, đã thông qua kết quả chính thức và tuyên bố Marcos đã thắng cử vào ngày
15 tháng 2 năm 1986. Các Giám mục Công giáo Philippines và Thượng viện Hoa Kỳ
đã lên án cuộc bầu cử, và Aquino kêu gọi một cuộc tổng đình công và tẩy chay
các doanh nghiệp đang được các đồng minh của Marcos kiểm soát. Bà cũng đã bác bỏ
đề nghị chia sẻ quyền lực của nhà ngoại giao Mỹ Philip Habib, được tổng thống
Ronald Reagan cử đến để làm bớt căng thẳng.
Lên chức tổng thống
Ngày 22
tháng 2 năm 1986, cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân tiến hành sau khi hai đồng
minh then chốt của Marcos là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Juan Ponce Enrile và Phó
Tư lệnh Quân đội Fidel Ramos kêu gọi Marcos từ chức và ẩn náu trong hai căn cứ
quân sự tại Quezon. Aquino, đang ở Cebu khi cuộc nổi dậy bắt đầu, trở về Manila
và nhất định đòi nhập vào đám đông ngày càng lớn lên bên ngoài hai căn cứ để
làm chướng ngại vật để bảo vệ hai người này. Sáng ngày 25 tháng 2, tại Club
Filipino ở San Juan, Aquino đọc tuyên thệ nhậm chức tổng thống được chủ trì bởi
Thẩm phán Tòa án Tối cao Claudio Teehankee. Marcos cũng tuyên thệ nhậm chức
cùng ngày tại Cung điện Malacañang nhưng tối hôm đó đã tẩu thoát đến Hawaii.
Tổng thống
Cách lên cầm
quyền tương đối êm ả của Aquino sau cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân đã khiến
cộng đồng quốc tế tôn vinh bà như một thần tượng dân chủ. Bà được Tạp chí Time
chọn là Nhân vật của Năm vào năm 1986. Bà cũng được đề cử cho Giải Nobel Hòa
bình (nhưng không được giải). Vào tháng 9 năm 1986, Aquino đã phát biểu trước
lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ và được ngắt lời bằng tiếng vỗ tay nhiều lần, và Chủ
tịch Hạ viện Tip O'Neill gọi đó là "diễn
văn hay nhất mà tôi được nghe qua trong 34 năm tôi làm việc trong Quốc hội."
Trong sáu
năm dưới chính phủ Tổng thống Aquino, một hiến pháp mới đã được thông qua, cũng
như một số cải cách luật pháp, kể cả một luật cải cách ruộng đất. Trong khi các
đồng minh của bà giữ đa số ghế trong cả hai viện quốc hội, bà gặp phải nhiều đối
lập từ cuộc nổi dậy cộng sản và những quân nhân cánh hữu đã vài lần đảo chính.
Chính phủ của bà cũng đã phải đối phó với một vài thiên tai lớn, cũng như một
cuộc khủng hoảng điện lực đã ngăn trở nền kinh tế Philippines. Cũng dưới chính phủ bà, Mỹ bắt đầu rút quân
ra khỏi các căn cứ quân sự tại Philippines.
Cải cách hiến pháp và luật pháp
Một tháng
sau khi nhậm chức, Aquino đã đưa ra Công bố số 3, tuyên bố chính phủ bà là một
chính phủ cách mạng. Bà làm mất hiệu lực Hiến pháp năm 1973 đã được đặt ra
trong tình trạng thiết quân luật, và ban bố một "Hiến pháp Tự do" lâm thời trong lúc một hiến pháp mới chưa được
ban hành. Bà cũng đã hủy bỏ cơ quan lập pháp Batasang Pambansa (Quốc hội) và tổ
chức lại các thành viên trong Tòa án Tối cao. Tháng 5 năm 1986, Tòa án Tối cao
mới tổ chức lại tuyên bố chính phủ Aquino "chẳng những là một chính quyền
thực tế (de facto) mà còn là một chính quyền hợp pháp (de jure)", và đã được
cộng đồng các quốc gia trên thế giới công nhận là chính thống.
Aquino bổ
nhiệm 48 thành viên trong một Ủy ban Hiến pháp với nhiệm vụ là phác thảo một hiến
pháp mới. Ủy ban, dưới sự quản lý của chủ tịch Cecilia Muñoz-Palma, một thẩm
phán Tòa án Tối cao đã về hưu, hoàn tất bản thảo cuối cùng vào tháng 10 năm
1986 Hiến pháp 1987 được phê chuẩn qua một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 2 năm
1987.
Cả hai Hiến pháp Tự do và Hiến pháp 1987 cho
phép Tổng thống Aquino thi hành quyền lập pháp cho đến lúc một Quốc hội mới được
tổ chức. Bà tiếp tục thi hành quyền lập pháp cho đến khi Quốc hội được tổ chức
dưới Hiến pháp năm 1987 được triệu tập vào tháng 7 năm 1987. Trong thời gian
đó, Aquino đã ban hành hai bộ luật có nhiều cải cách quan trọng - Bộ luật Gia
đình năm 1987 đã cải cách luật pháp dân sự (civil law) về quan hệ gia đình và Bộ
luật Hành chính năm 1987 đã tổ chức lại cấu trúc của nhánh hành pháp của chính
phủ.
Tuy nhiên,
thay vì không thừa nhận các món nợ của chế độ cũ, Aquino đã nhận trả các món nợ
đó. Năm 1991, Aquino đã ban hành Bộ luật Chính quyền Địa phương, một phần được
viết bởi Aquilino Pimentel, bộ luật này trao nhiều quyền hạn của chính quyền
trung ương cho chính quyền địa phương. Bộ luật mới tăng quyền lực các địa
phương để đánh thuế địa phương, và đảm bảo họ một phần của thu nhập quốc gia.
Cải cách ruộng đất
Ngày 22 tháng 7 năm 1987, Aquino đưa ra Công bố số 131
và Chỉ thị Hành pháp số 229, phát ra những nét chính về chương trình cải cách ruộng
đất, và mở rộng các thành phần đất đai được cải cách để tính luôn đất sản xuất
đường. Chính sách cải cách ruộng đất của bà được Quốc hội thứ 8 thông qua trong
năm 1988 thành Luật số 6657, còn được gọi là "Luật Cải cách Ruộng đất Toàn diện" (CARP). Đạo luật cho
phép chính phủ chia đất cho nông dân từ đất của địa chủ. Các địa chủ được chính
phủ trả tiền bồi thường thích đáng và được phép giứ không quá 5 hecta đất. Địa
chủ mà là doanh nghiệp cũng được phép "tự nguyện tước bỏ một phần cổ phần,
tài sản hay lợi tức (participation) cho các nhân viên hay những người đủ tư
cách thừa hưởng khác", thay vì đưa đất cho chính phủ để chia đất. Tòa án Tối
cao xác nhận sự hợp hiến của đạo luật này trong năm 1989, và miêu tả chính sách
cải cách ruộng đất như là "một sự sung công lối cách mạng".
Trước khi
CARP được thông qua một tổ chức nông dân lớn dưới sự lãnh đạo của Jimmy Tadeo
đã cố gắng đem khiếu nại của họ đến chính phủ. Trong các khiếu nại họ đưa ra là
sự mong muốn các nông dân được sở hữu đất đai mà họ đang cày cấy. Tuy vậy, họ
không đối thoại với Bộ trưởng Cải cách Ruộng đất Heherson Alvarez mà lại diễn
hành đến Mendiola và khi nhóm nông dân muốn xuyên qua đường cảnh sát, một vài
lính thủy quân lục chiến đã nổ súng, làm thiệt mạng khoảng 12 người và làm bị
thương 39 người. Sự việc này đã khiến Ka Pepe Diokno và một số thành viên trong
chính phủ Aquino phải từ chức.
Tài sản đất
đai của Aquino, được thừa hưởng từ cha mẹ bà, cũng gây ra tranh cãi. Bà sở hữu
một đồn điền 6.453 hecta tên là Hacienda Luisita ở Tarlac do công ty Phát triển
Tarlac làm chủ. Dưới luật cải cách ruộng đất, công ty Phát triển Tarlac đã
thành lập Hacienda Luisita, Incorporated (HLI) để phân chia cổ phần cho các
nông dân làm việc tại đồn điền. Doanh nghiệp mới này được sở hữu phần nông nghiệp
của đồn điền, và đã chia sẻ cổ phần cho nông dân. Sứ sắp đặt này được duy trì
cho đến năm 2007, khi Bộ Cải cách Ruộng đất hủy bỏ chương trình phân chia cổ phần
tại Hacienda Luisita, và chỉ thị phân chia một phần lới của cải cho các nông
dân. Bộ đã can thiệp vào vụ này khi bạo động xảy ra khi số nhân viên bị giảm bớt
tại Hacienda năm 2004, làm thiệt mạng 7 người.
Các cuộc nổi dậy và đảo chính
Từ 1986 đến
1989, Aquino đã phải đối đầu với một số cuộc đảo chính không thành do các quân
nhân trong Quân đội Philippines để lật đổ chính phủ Aquino. Hầu hết các âm mưu
đều là của Phong trào Cải cách Lực lượng Vũ trang (RAM) bao gồm một nhóm sĩ
quan trung cấp có quan hệ gần gũi với Bộ trưởng Quốc phòng Juan Ponce Enrile. Các
quân nhân trung thành với cựu tổng thống Marcos cũng đã tham gia trong một số
cuộc đảo chính. Năm cuộc đảo chính đầu tiên đã bị dập tắt trước khi tiến hành
hay đã bị đàn áp dễ dàng và không đỏ máu. Lần thứ sáu, tiến hành vào ngày 28
tháng 8 năm 1987, đã khiến 53 người thiệt mạng và trên 200 người bị thương, kể
cả con trai của bà, Noynoy. Lần thứ bảy và cuối cùng, diễn ra vào tuần đầu
tháng 1 năm 1989, đã kết thúc với 99 người bị chết (kể cả 50 dân thường) và 570
người bị thương.
Mặc dù
chính phủ Aquino đã không bị lật đổ, nó cũng đã bị yếu đi vì các cuộc đảo chính
đã cho thấy tình trạng chính trị không ổn định, một quân đội bất trị, và đã giảm
đi sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Philippines. Riêng
cuộc đảo chính năm 1989 đã đem lại tổn thất từ 800 triệu đến 1 tỷ peso.
Các âm mưu
tháng 11 năm 1986 và tháng 8 năm 1987 đã khiến chính phủ Aquino phải tổ chức lại.
Do có sự dính líu của Bộ trưởng Quốc phòng Enrile trong âm mưu tháng 11 năm
1987, Aquino đã cách chức ông vào ngày 22 tháng 11 năm 1986 và tuyên bố cải tạo
nội các "để cho chính phủ một cơ hội bắt đầu lại từ đầu." Cuộc cải tạo
đã dẫn đến sự ra đi của Bộ trưởng Lao động Augusto Sanchez, bị xem là một nhân
vật cánh tả, được xem là một biện pháp thỏa hiệp vì những người đảo chính đã
đòi hỏi làm sạch các thành viên cánh tả trong nội các. Sau cuộc đảo chính không
thành tháng 8 năm 1987, chính phủ Aquino được xem là đi đến cánh hữu, loại bỏ
các viên chức bị xem là cánh tả như Bộ trưởng Hành pháp Joker Arroyo và cho
phép lập những lực lượng vũ trang bán quân sự để chống lại cuộc nổi dậy cộng sản.
Người ta cũng tin rằng Tướng Fidel Ramos, người vẫn trung thành với Aquino, trở
thành người có địa vị số 2 sau khi ông đã thành công dập tắt cuộc đả chính. Tất
cả các quân nhân cũng được tăng lương.
Bà Aquino
đã kiện nhà bình luận cho tờ Philippine Star Louie Beltran và nhà xuất bản
Maximo Soliven về tội phỉ báng sau khi Beltran đã viết rằng bà đã trốn dưới gầm
giường trong cuộc đảo chính tháng 7 năm 1987 khi Cung điện Malacañang bị bao
vây.
Thiên tai và tai nạn
Trong hai
năm cuối nhiệm kỳ, chính phủ Aquino đã gặp một loạt thiên tai. Trận động đất
Luzon năm 1990 đã làm thiệt mạng khoảng 1600 người, với khoảng một ngàn người
thiệt mạng trong Thành phố Baguio. Núi Pinatubo, một núi lửa không hoạt động
lâu năm, bỗng dưng phun lửa vào năm 1991 - đây là cuộc phun lửa lớn thứ nhì của
thế kỷ 20, làm thiệt mạng khoảng 300 người và làm thiệt hại lâu năm nhiều vùng
đất đai tròng trọt ở miền trung Luzon. Thiệt hại nhân mạng cao nhất xảy ra khi
Bão Thelma (còn gọi là Bão Uring) đã gây nên lũ lụt ở Thành phố Ormoc vào tháng
11 năm 1991, làm 6000 người chết và trở thành cơn bão chết chóc nhất trong lịch
sử Philippines.
Trong nhiệm
kỳ của Corazon Aquino nạn điện yếu thỉnh thoảng diễn ra và nhiều nhà đã mua máy
phát điện. Công ty điện lực quốc gia đã gặp nhiều phàn nàn vì Ernesto Aboitiz,
giám đốc công ty điện lực, cũng là một cổ đông trong một công ty bán máy phát
điện. Cũng trong nhiệm kỳ của Aquino mà chiếc tàu MV Doña Paz bị đắm, trở thành
tai nạn đường thủy tai hại nhất trong lịch sử Philippines. Tai nạn này xảy ra
vào tháng 12 năm 1987, làm thiệt mạng hơn 1700 người.
Vai trò trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm
1992
Vì hiến
pháp do chính bà ban hành không cho phép tổng thống phục vụ hơn một nhiệm kỳ 6
năm, Aquino không thể ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992. Thay vào
đó, Aquino đã ủng hộ Bộ trưởng Quốc phòng Fidel V. Ramos (lúc đầu bà đã chỉ định
Ramon Mitra, Jr., cựu Bộ trưởng Nông nghiệp trong nội các của bà và sau đó là
Chủ tịch Hạ viện làm ứng cử viên của mình). Ramos chính là phó tổng tư lệnh
trong thời Marcos và việc ông đi theo phía Aquino là một bước đi then chốt
trong cuộc cách mạng nhân dân. Lựa chọn này không được những người ủng hộ bà ủng
hộ lắm, trong đó có Giáo hội Công giáo (Ramos là một tín đồ Tin Lành). Ramos thắng
cử với 23,58% số phiếu và kế nhiệm Aquino làm tổng thống vào ngày 30 tháng 6
năm 1992.
Sau tổng thống
Sau khi kết
thúc nhiệm kỳ, Aquino trở về cuộc sống thường dân. Khi bà rời khỏi lễ nhậm chức
của người kế nhiệm mình, bà dùng chiếc Toyota Crown giản dị mà bà đã mua thay
vì chiếc Mercedes do chính phủ cấp, để nói rõ rằng từ nay bà là một công dân
bình thường.
Aquino đã
lãnh đạo Quỹ PinoyME, một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ các cơ sở tín dụng vi
mô cho vay tiền. Bà cũng đã quản lý các dự án phúc lợi xã hội và giúp đỡ bằng học
bổng qua Quỹ Benigno S. Aquino, và ủng hộ chính phủ tốt qua Ủy ban Quyền lực
Nhân dân EDSA, và Phong Trào Quyền lực Nhân dân.
Bà cũng là
thành viên của Hội đồng của các Nhà lãnh
đạo Thế giới Phụ nữ, một mạng lưới bao gồm các nữ tổng thống và thủ tướng
hiện tại và quá khứ với mục đích là huy động các nhà lãnh đạo phụ nữ toàn cầu để
hành động chung trong các vấn đề quan trọng đến phụ nữ và phát triển bình đẳng.
Aquino cũng là một họa sĩ tài ba, và thường
tặng những bức tranh vẽ của mình cho các bạn thân và người quen, kể cả cách nhà
lãnh đạo thế giới, nhà ngoại giao, và giám đốc các đoàn thể.
Các hoạt động chính trị
Aquino tiếp
tục phát biểu về các vấn đề chính trị. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998,
bà ủng hộ ứng cử viên Alfredo Lim, đương kim thị trưởng Manila, nhưng ông đã về
thứ năm. Tháng 1 năm 2001, Aquino đóng một vai trò tích cực trong cuộc Cách mạng
EDSA thứ nhì lật đổ Tổng thống Joseph Estrada và đưa Gloria Macapagal-Arroyo
vào chức vụ tổng thống. Năm 2005, Aquino đã lên án Tổng thống Macapagal-Arroyo
với cáo buộc bà đã sắp đặt trước kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2004. Bà đã
tham gia biều tình chống chính phủ Arroyo và kêu gọi Tổng thống Arroyo từ chức.
Tháng 12
năm 2008, Aquino đã bày tỏ hối tiếc vì đã tham gia trong cuộc Cách mạng EDSA
năm 2001 và đã trực tiếp xin lỗi cựu Tổng thống Joseph Estrada, người đã bị cuộc
nổi dậy đó lật đổ. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của bà đã giải thích rằng lời
nói của bà đã bị trích chưa trọn ngữ cảnh, lời xin lỗi của bà chỉ là câu đùa giỡn
về một việc khác vui vẻ hơn.
Trong cuộc
tổng tuyển cử năm 2007, Aquino đã tích cực vận động cho người con trai của
mình, ông Benigno III, đã ứng cử thành công cho một ghế trong Thượng viện.
Vinh danh
Sau khi rời
khỏi chức vụ tổng thống, Aquino đã nhận được nhiều tuyên dương và danh dự. Năm
1994, Aquino được liệt kê là một trong 100
Phụ nữ đã Ảnh hưởng Lịch sử Thế giới trong một quyển sách tham khảm của tác
giả Gail Meyer Rolka và xuất bản bởi nhà xuất bản Bluewood Books ở San
Francisco, California. Năm 1996, bà nhận được Giải J. William Fulbright cho Sự
thông cảm Quốc tế từ Hội Fulbright, theo chân các người nhận giải trong quá khứ
như Jimmy Carter và Nelson Mandela. Tháng 9 năm 1999, được Tạp chí Time chọn
làm một trong 20 nhân vật châu Á có ảnh
hưởng nhất trong thế kỷ 20 bên cạnh các nhân vật như Tôn Dật Tiên, Mao Trạch
Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot và Mohandas Gandhi. Tháng 11 năm 2006 báo này cũng
liệt kê bà trong danh sách 65 Anh hùng châu Á vĩ đại, cùng với những tên tuổi
như Mohandas Gandhi, Đặng Tiểu Bình, Aung San Suu Kyi, Lý Quang Diệu, Quốc
vương Bhumibol Adulyadej, và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sức khỏe
Vào ngày 24
tháng 3 năm 2008, gia đình Aquino báo tin bà đã bị chẩn đoán bệnh ung thư ruột
thừa. Trong lúc ban đầu bà được các bác sĩ cho biết bà chỉ sống được 3 tháng nữa,
bà vẫn muốn được liệu pháp hóa trị (chemotherapy). Trong phát biểu ngày 13
tháng 5 năm 2008, bà tuyên bố rằng thử máu đã cho thấy bà cơ thể bà đang có phản
ứng tích cực cho sự điều trị.
Đến tháng 7
năm 2009, có tin đưa ra cho rằng bà đang bệnh trầm trọng và đã được đưa đến
Trung tâm Y tế Makati do không còn thèm ăn nữa. Bà và gia đình đã quyết định
không nhận điều trị nữa.
Năm 2002,
Aquino trở thành phụ nữ đầu tiên được vào Ban điều hành trường Asian Institute
of Management, một trường kinh doanh hậu đại học và cơ quan chuyên gia cố vấn
hàng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bà phục vụ trong Ban điều hành
cho đến năm 2006.
Qua đời
Aquino qua
đời vì biến chứng của bệnh ung thư ruột thừa ở tuổi 76 vào lúc 3:18 sáng ngày 1
tháng 8 năm 2009, tại Trung tâm Y tế Makati. Bà đã được chẩn đoán bệnh này vào
tháng 3 năm 2008 nhưng vẫn xuất hiện trong công chúng trong năm 2009. Là một
người Công giáo mộ đạo, bà vẫn tham gia Thánh lễ cuối tuần cho đến khi gần ngày
được đưa vào bệnh viện vào cuối tháng 6.
Các giáo phận
Công giáo đã dâng các thánh lễ cầu hồn cho bà. Cùng lúc, chính phủ đã tuyên bố
tang buồn cái chết của bà trong một tuần.[ Cựu Tổng thống Estrada nói rằng họ
đã mất một "người mẹ" và một "tiếng nói dẫn dắt nhân dân."
Thượng viện cũng đã tỏ lòng thương tiếc đối với cái chết của bà; Chủ tịch Thượng
viện Juan Ponce Enrile, người cùng với Fidel Ramos đã mở đầu cuộc Cách mạng Quyền
lực Nhân dân, kêu gọi dân chúng cầu nguyện cho bà. Lãnh đạo phe thiểu số
Aquilino Pimentel, người từng phục vụ trong nội các của bà, nói "Chúng ta sẽ luôn mang ơn Cory trong
việc thống nhất cả quốc gia trong chiến dịch lật đổ chế độ độc tài và phục hồi
nền dân chủ."
Nhiều nhân
vật quốc tế cũng tỏ lòng thương tiếc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng
Aquino "đã được thế giới cảm phục vì sự dũng cảm khác thường của bà".
Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs nói rằng "Sự dũng cảm, quyết tâm, và
lãnh đạo tinh thần của bà là một nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta và một ví dụ
của những gì hay nhất của người Philippines." Các đại sứ khác cũng gởi lời
chia buồn sau cái chết của bà.
Các giải thưởng và thành tích
·
1986 Người
của Năm của Tạp chí Time
·
1986 Giải
Nhân quyền Eleanor Roosevelt
·
1986 Huy
chương Bạc Liên Hợp Quốc
·
1986 Giải
Quốc tế vì Tự do Canada
·
1986 Được đề
cử Giải Nobel Hòa bình
·
1986 Giải
Dân chủ Quốc tế từ Hội Chuyên viên Chính trị Quốc tế
·
1987 Giải
vì Tự do từ Quốc tế Tự do
·
1993 Giải
Hòa bình Đặc biệt từ Quỹ Giải Hòa bình Aurora Aragon Quezon và Hội phụ nữ Quan
tâm Philippines
·
1995 Giải
Đường đến Hòa bình
·
1996 J.
William Fulbright Prize for International Understanding của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
·
1998 Giải
Ramon Magsaysay cho Sự thông cảm Quốc tế
·
1998 Giải
Pearl S. Buck
·
2001 Giải
Công dân Thế giới
·
2005 Giải Cầu
nối Lãnh đạo của David Rockefeller
·
EWC Asia Pacific
Community Building Award
·
Women's
International Center International Leadership Living Legacy Award
·
Giải Hòa
bình Bất bạo động Martin Luther King Jr.
·
United
Nations Development Fund for Women Noel Award for Political Leadership
Bằng danh dự
Tiến sĩ
trong lĩnh vực Quan hệ Quốc tế, honoris causa, từ:
·
Đại học
Boston ở Boston
·
Đại học
Eastern ở St. David, PA
·
Đại học
Fordham ở New York
·
Đại học
Waseda ở Tokyo
Tiến sĩ luật,
honoris causa, từ:
·
Đại học
Philippines
·
Đại học
Santo Tomas ở Manila
Tiến sĩ
Nhân văn (Humane Letters), honoris causa, từ:
·
Đại học
Ateneo de Manila
·
Đại học
Mount Saint Vincent ở New York
·
Đại học
Xavier (Thành phố Cagayan de Oro, Philippines)
Tiến sĩ
Nhân văn (Humanities), honoris causa, từ:
·
Đại học San
Beda ở Manila, 2000
·
Đại học
Seattle, 2002
·
Đại học
Stonehill ở Massachusetts
·
Đại học
Oregon, 1995
Nguồn WIKIPEDIA
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Voltaire - Nhà văn, Sử gia, Triết gia Pháp thời Khai sáng François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
DANH MỤC
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia