11 tháng 9 2024
Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn 2001–2011)
Nông Đức Mạnh (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001 và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011. Ông là Tổng bí thư và cũng là Chủ tịch Quốc hội người dân tộc thiểu số đầu tiên.
///---THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---10 tháng 9 2024
Abraham Lincoln - Và câu chuyện truyền cảm hứng từ cuộc đời của Ông
Abraham Lincoln - Và câu chuyện truyền cảm hứng từ cuộc đời của Ông
Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, không phải là một người thành công ngay từ đầu. Ông đã trải qua nhiều thất bại trong cuộc sống trước khi trở thành một trong những người lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử. Những thất bại đó không chỉ làm cho ông mất tự tin mà còn giúp ông học được những bài học quý giá, trở nên mạnh mẽ hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Lincoln từng trải qua nhiều thất bại trong sự nghiệp chính trị của mình. Ông đã thất bại trong việc giành được ghế trong quốc hội Hoa Kỳ, thất bại trong việc tham gia cuộc bầu cử sơ bộ cho chức vị Tổng thống. Nhưng mỗi lần thất bại, ông không từ bỏ mà lại tìm cách học hỏi và tiếp tục vươn lên.
Sau đây là những thất bại có thể được liệt kê của Ông:
- Sinh ra trong một căn nhà gỗ, ba mẹ đều mù chữ.
- Mất mẹ vào năm 9 tuổi, không có mỗi một tấm gương nào để noi theo.
- Đến trường không quá một năm.
- 21 tuổi phải đánh xe bò và bắt đầu cuộc đời tự lập cho chính mình.
- 22 tuổi kinh doanh phá sản.
- 23 tuổi thất bại trong nỗ lực trở thành luật sư.
- 25 phá sản lần 2.
- Vượt qua nỗi đau mất người thân năm 26 tuổi.
- Vượt qua khủng hoảng tinh thần năm 32 tuổi.
- Ứng cử vào Quốc hội và thất bại năm 37 tuổi.
- Thất bại trong nỗ lực trở thành phó Tổng Thống năm 47.
- Thất bại trong bầu cử Thượng nghị viện năm 49 tuổi.
- Và sau cùng vượt qua mọi thất bại, trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ năm 52 tuổi.
Trải qua thất bại này đến thất bại khác, ông vẫn tin rằng ông xứng đáng nhận được những thành công vĩ đại và ông đã làm được điều vĩ đại đó. Một trong những câu nói hay nhất của Tổng thống Lincoln mà ảnh hưởng tới tôi rất nhiều: “Có thể tiến chậm, nhưng đừng bao giờ bước lùi." Khi chúng ta gặp thất bại, những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta không được nản chí vì điều đó chỉ làm chúng ta mất hy vọng, niềm tin để tiến lên phía trước, Hãy bước tới dù thành công đến muộn còn hơn là tiến nhanh nhưng không đạt được điều gì. Khi chúng ta bước chậm nhưng vững vàng, có những cơ hội, mục tiêu,...vẫn chờ đợi phía trước. Có thể sửa chữa sai lầm mắc phải để có kinh nghiệm hơn, vững vàng hơn sau những lần gặp thất bại để lấy đó làm bài học sau này.
Có một câu nói nổi tiếng của Lincoln: "Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại thông minh hơn." Ông đã tin rằng mỗi thất bại không phải là điểm kết thúc mà là điểm khởi đầu cho thành công tiếp theo. Những thất bại ấy giúp ông hiểu rõ hơn về bản thân, phát triển kỹ năng và trở thành một người lãnh đạo xuất sắc.
Với tinh thần kiên định, sự thay đổi không ngừng và lòng quyết tâm vươn lên phía trước, Abraham Lincoln đã vượt qua những thử thách, vươn lên từ những thất bại để trở thành Tổng thống nổi tiếng và được ngưỡng mộ. Đó là một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của ý chí và lòng kiên nhẫn khi đối mặt với những thất bại trong cuộc sống.
Hãy nhớ rằng, khi bạn gặp thất bại, đừng bao giờ từ bỏ. Hãy nhìn vào Abraham Lincoln và học từ sự kiên định, quyết tâm và lòng tin vào bản thân. Hãy vươn lên từ những thất bại, kiến thức sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn trong hành trình chinh phục ước mơ của mình.
Và câu nói nổi tiếng của Ông là: "Bạn không thể thoát khỏi trách nhiệm của ngày mai bằng cách trốn tránh nó ngày hôm nay.” – Abraham Lincoln.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
22 tháng 8 2024
James Hillier (Ông là ai?) - Nhà khoa học - Nhà Phát minh Người Mỹ gốc Canada
James Hillier (Ông là ai?) - Nhà khoa học - Nhà Phát minh Người Mỹ gốc Canada
James Hillier (22-8-1915 – 15-1-2007) là nhà khoa học và nhà phát minh người Mỹ gốc Canada, đã - cùng với Albert Prebus - thiết kế và chế tạo thành công kính hiển vi điện tử đầu tiên ở Bắc Mỹ năm 1938.
(*) Cuộc đời và Sự nghiệp
Ông sinh tại Brantford, Ontario, Canada, là con của James và Ethel (Cooke) Hillier. Ông đậu bằng cử nhân toán học và vật lý năm 1937; bằng thạc sĩ năm 1938 và bằng tiến sĩ năm 1941 ở Đại học Toronto. Tại đây, khi còn là sinh viên mới tốt nghiệp, ông đã hoàn thành một nguyên mẫu của kính hiển vi điện tử do Ernst Ruska phát minh. Kính hiển vi điện tử truyền qua này được dùng làm nguyên mẫu cho các kính hiển vi điện tử sau này.
Năm 1941, ông sang Hoa Kỳ làm việc ở Radio Corporation of America (Công ty Radio Hoa Kỳ, viết tắt là RCA) tại Camden, New Jersey.
Ông trở thành tổng giám đốc các phòng thí nghiệm RCA (1957); Phó chủ tịch các phòng thí nghiệm RCA (1958); Phó chủ tịch nghiên cứu và Khoa học Kỹ thuật (1968); Phó chủ tịch điều hành nghiên cứu và Khoa học Kỹ thuật (1969); phó chủ tịch điều hành và Nhà khoa học trưởng (1976).
Các công nghệ học mới phát triển trong thời gian nắm quyền của ông trong đó có hệ thống trở thành SelectaVision của RCA. Hillier đã mất nhiều năm làm cho kính hiển vi điện tử tinh tế hơn và tiếp thị kính này tới các phòng thí nghiệm nghiên cứu cùng các trường đại học. Ông đã nhận được tổng cộng 41 bằng sáng chế cho các vật sáng chế.
Sau khi rút lui khỏi RCA năm 1977, Dr. Hillier làm cố vấn về công nghệ học cho Thế giới thứ ba và thúc đẩy việc giáo dục khoa học.
Mặc dù trở thành công dân Mỹ năm 1945, Hillier vẫn giữ mối liên hệ với cộng đoàn dân Brantford suốt đời. Quỹ James Hillier, thành lập năm 1993, trao học bổng cho các sinh viên của hạt Brantford học ngành khoa học.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
21 tháng 8 2024
["Hiền tài là Nguyên khí Quốc gia - Hiện tại là Nguyên khí của Hiền tài"] - Tâm thư Thức tỉnh Hiền tài - [Kỳ 1]
["Hiền tài là Nguyên khí Quốc gia - Hiện tại là Nguyên khí của Hiền tài"] - Tâm thư Thức tỉnh Hiền tài - [Kỳ 1]
Thân Nhân Trung là danh nhân lịch sử, văn hóa xuất sắc của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XV |
Chúng ta biết rằng có một con đường tốt nhất để mở ra cánh cửa của thông minh - thịnh vượng - và hạnh phúc của một quốc gia chính là "Hiền tài". Nói cách khâc, trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, những nhân vật đóng góp quan trọng trong sự tiến hóa của thời cuộc, cũng như có thể đưa quốc gia sang một trang mới của lịch sử chính là "Hiền tài". Vì thế, có thể nói rằng trọng tâm của sự phát triển quốc gia - xã hội - cộng đồng và tổ chức, thì yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự thành công bền vững - sự thịnh trị - sự tiến hóa để khai sinh ra những giá trị mới vượt thời gian... thì hiền tài là nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại!
Những nhân vật được xem là "Hiền tài của Việt Nam" như Lý Thường Kiệt - Tác giả Bản Tuyên ngôn Độc lập Đầu tiên của Việt Nam (Nam Quốc Sơn Hà), hay Nguyễn Trãi - Tác giả Bản Tuyên ngôn Độc lập số hai của Việt Nam (Bình Ngô Đại Cáo), và Bác Hồ - tức Hồ Chí Minh - Tác giả Bản Tuyên ngôn Độc lập số ba của Việt Nam (như chúng ta đã biết)... là những nhân vật tạo ra bước đột phá lớn cho sự phát triển của cộng đồng - và xã hội Việt Nam!
Tác giả Thân Nhân Trung - Một học sĩ vĩ đại của Việt Nam trước đây, đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà càng lên cao; nguyên khí suy thì nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài bồi đắp thêm nguyên khí”, được xem là một trong những Tư tưởng - Văn hóa quan trọng từ triều vua Lê Thánh Tông trở đi được xem là quốc sách của giáo dục... đã hình thành một giai đoạn hưng thịnh của Việt Nam - như là một Quốc gia của hòa bình - thịnh trị - và phát triển!
Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng trọng dụng hiền tài gắn với sự hưng thịnh của đất nước được trích trong bài văn bia ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
Ngày nay, với sự tiến hóa không ngừng của khoa học - kỹ thuật - truyền thông - thông tin... thì thực ra giá trị của Tư tưởng - Văn hóa và Hệ thống Giáo dục để tạo ra những "Hiền tài" là điều quan trọng hơn bao giờ hết!
Không những thế, cái được gọi là "Hiền tài" lại càng được xem là quan trọng nhất, khẩn cấp nhất... để giải quyết những vấn đề từ vi mô (cá nhân) đến vĩ mô (vũ trụ). Và bởi vì chúng ta đã có một hệ thống nền tảng các giá trị của công nghệ - khoa học - kỹ thuật - truyền thông - thông tin... cho nên việc khai thác, khám phá, tìm kiếm, và kiến tạo những hiền tài được xem là quốc sách hàng đầu - trong một thời đại mà giá trị của con người là thứ cao trọng, đáng quý, có ý nghĩa và đúng mục đích!
Từ quan điểm của "Thuyết Hiện tại - Giao điểm của mọi Thực tại", thì nếu như Hiền tại được xem là "Nguyên khí" Quốc gia, thì "Hiện tại" chính là "Nguyên khí của Hiền tài" của Quốc gia đó - bởi vì "Hiện tại" chứa một bí mật để "mở khóa Vũ trụ" - và từ đó truy cập vào Thực tại vô hạn để kiến tạo nên một thế giới mới tốt đẹp hơn. Một thế giới mới tốt đẹp hơn đó chính là thứ mà ta có thể gọi là BẦU TRỜI MỚI - và cái thế giới mà chúng ta mong muốn tạo ra đó chính là TRÁI ĐẤT MỚI. Và SIÊU NHÂN LOẠI chính là cuộc hành trình tiếp theo mà con người đến đó!
Vậy thì SIÊU NHÂN LOẠI là gì? Và tại sao SIÊU NHÂN LOẠI lại quan trọng?
SIÊU NHÂN LOẠI là những CON NGƯỜI MỚI - Một (hoặc nhiều) con người mới với nhận thức đầy đủ về thực tại có sự thống nhất Vũ trụ quan - Thế giới quan - Nhân sinh quan - Giá trị quan - và Khách quan... một cách nhất quán, đầy đủ và đúng mục đích. Đó là những con người biết "Mình là ai?" - và sống một đời sống có giá trị, có ý nghĩa, đúng mục đích cho mỗi người và cho mọi người trên hành tinh này. Đó là những người bước đi trên đời sống mà "không còn cái tôi" nữa - vì nó không còn cần thiết nữa. Và vì thế, họ trở thành SIÊU NHÂN LOẠI - Họ trở thành những con người mới trên hành tinh này - Đại diện cho một loài người mới đang triển nở trên hành tinh này - "Loài người của Hiện hữu" - Loài người sống theo đúng mục đích!
Và chúng ta có thể gọi họ là những Danh nhân - những Doanh nhân - những Chuyên gia - những Nhà khởi nghiệp - những Tác giả - những Nhà sáng tạo - hay đôi khi là những người bình thường nhất (mà chúng ta đã gặp) nhưng có tần số rung động cao nhất trong sự song hành với toàn thể - vũ trụ - và cuộc sống.
"THUYẾT HIỆN TẠI" & "SIÊU NHÂN LOẠI" - và CON NGƯỜI MỚI chính là sự thống nhất của Vũ trụ quan - và Thế giới quan này, để tiếp nối dòng chảy của những con người thức tỉnh - những con người tinh hoa - những con người mà chúng ta có thể gọi họ là bất kỳ ai,... Nhưng đó là những con người thức tỉnh! Những con người được định mệnh cho tiến hóa đến được nơi mà chúng ta có biết được rằng "Hiện tại là Nguyên khí", và nguyên khí này là nguyên khí gốc - nguyên khí khởi đầu - nguyên khí đầu tiên... cho mọi nguyên khí khác - cho mọi sự sáng tạo tiếp theo!
Chào mừng bạn đến với một trong những giai đoạn mới của cuộc đời - Giai đoạn của sự thức tỉnh từ hiện tại!
Chào mừng bạn đến với một trong những giai đoạn mới của cuộc đời - Giai đoạn của sự trở thành con người mới trên hành tinh này!
Con người của Hiện tại - Hiện hữu - và sống theo đúng mục đích thực sự (mà mình được sinh ra để sống theo đó).
///---
Thông điệp từ Tác giả Hoàng Gia (Royal Authors) - Cố vấn Hoàng Gia (Royal Advisors)
///---
20 tháng 8 2024
Nguyễn Quyết - Đại tướng Việt Nam
Nguyễn Quyết - Đại tướng Việt Nam
Nguyễn Quyết (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922) là một nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị, nhà quân sự của Việt Nam. Ông hiện là Nguyên Phó chủ tịch nước lớn tuổi nhất (tại năm 2024).
Ông tên thật là Đào Nguyễn Quyết, quá trình hoạt động công tác ông có tên là Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922, quê tại thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
19 tháng 8 2024
Võ Tòng Xuân - nhà khoa học người Việt Nam
Võ Tòng Xuân - nhà khoa học người Việt Nam
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân (1940 - 19 tháng 8 năm 2024) là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, một người thầy lớn trong công tác đào tạo lực lượng khoa học cho đất nước trong nhiều thập niên qua và là “cha” của nhiều giống lúa ngon của vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long.
Ông đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại vùng này.
Hơn 25 năm trước, chính ông là nhà khoa học không phải đảng viên hiếm hoi đứng trước diễn đàn của Quốc hội hùng hồn hiến kế cho đất nước.
Năm 2005, ông có một đề xuất là ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch. Đề xuất này đã gây nên những luồng dư luận trái chiều.
Ông qua đời lúc 7h sáng, ngày 19 tháng 8 năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau một thời gian lâm trọng bệnh.
(*) Giải thưởng
Giáo sư Nông học (1980)
Anh hùng lao động (1985)
Huân chương Lao động hạng Nhất (1986)
Nhà giáo Ưu tú (1990)
Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước;
Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về “Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới;
Huy chương “Kỵ mã Nông nghiệp" của Bộ Nông-Lâm-Thủy sản Pháp (1996);
Nhà giáo Nhân dân (1999)
Giải “Cựu sinh viên xuất sắc nhất” của Đại học Philippines tại Los Banos (2001),
Giải thưởng Nikkei châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng;
Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật Australia 2005;
Bằng khen của Bộ Ngoại giao Nhật Bản 2019; GS.TS Võ Xuân Tòng là một trong 16 cá nhân của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên dương và trao tặng Bằng khen trong năm 2019.
Huân chương Mặt trời mọc (2021)
VinFuture 2023!
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
18 tháng 8 2024
Diệp Minh Tuyền - là một nhà thơ nhưng hầu hết lại được biết như là một nhạc sĩ Việt Nam.
Diệp Minh Tuyền - là một nhà thơ nhưng hầu hết lại được biết như là một nhạc sĩ Việt Nam.
Diệp Minh Tuyền (18-08-1941 - 21-11-1997) là một nhà thơ nhưng hầu hết lại được biết như là một nhạc sĩ Việt Nam. Hầu hết các sáng tác của ông thuộc dòng nhạc đỏ, được biết tới nhiều hơn cả là bài Hát mãi khúc quân hành, nhưng Diệp Minh Tuyền còn là tác giả của ca khúc Tình cờ, một ca khúc trữ tình được giới trẻ yêu thích.
(*) Tiểu sử
Diệp Minh Tuyền sinh ngày 18 tháng 8 năm 1941 tại thành phố Mỹ Tho (lúc bấy giờ gọi là thị xã Mỹ Tho thuộc tỉnh Mỹ Tho), trong một gia đình trí thức yêu nước. Cha ông từng là thủ lĩnh của Thanh niên tỉnh Mỹ Tho thời kháng chiến chống Pháp. Năm 6 tuổi, Diệp Minh Tuyền theo cha mẹ tản cư lên Sài Gòn.
Mê nhạc từ nhỏ, ngày bé ông được mẹ dạy chơi đàn mandolin. Năm 1950, Diệp Minh Tuyền theo mẹ vào chiến khu Đồng Tháp Mười và đã tham gia biểu diễn trong các cuộc văn nghệ của đơn vị mẹ ông. Từ thời kỳ đó, ông bắt đầu ảnh hưởng bởi những ca khúc kháng chiến của các nhạc sĩ như Văn Cao, Lưu Hữu Phước...
Năm 1952, Diệp Minh Tuyền theo cha về Phân liên khu miền Tây ở rừng U Minh. Ông theo học tại trường tiểu học kháng chiến xã Biển Bạch và tham gia đội văn nghệ của nhà trường. Ông cũng tham gia phụ việc làm nhân viên ấn loát thuộc Phòng Chính trị Bộ tư lệnh miền Tây Nam Bộ. Cũng ở đây, Diệp Minh Tuyền có được gặp gỡ nghệ sĩ Quốc Hương.
Năm 1954 Diệp Minh Tuyền tập kết ra Bắc. Ông học ở trường học sinh miền Nam và tham gia ban văn nghệ trường Học sinh miền Nam số 14, một ban văn nghệ khá nổi tiếng ở Hải Phòng. Thời gian này ông viết ca khúc đầu tay Em bé miền Nam, rồi tiếp theo đến Chiều Hạ Long.
Mặc dù dự định thi vào trường Âm nhạc Việt Nam, nhưng nghe lời của cha, năm 1961 ông thi vào Đại học Tổng hợp Văn. Ông tiếp tục chơi nhạc và làm thơ, năm 1962, bài thơ đầu tiên của ông được đăng trên số Xuân của báo Phụ nữ. Từ 1965 đến 1968, ông về làm việc ở tổ lý luận phê bình Viện Văn học Việt Nam. Thơ của ông được nhiều người phổ nhạc như bài "Con đường có lá me bay", "Mùa chim én bay" (được Hoàng Hiệp phổ nhạc), "Màu cờ tôi yêu" (được Phạm Tuyên phổ nhạc)... Ông đã xuất bản được 6 tập thơ.
Sau năm 1975, Diệp Minh Tuyền công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1978, ca khúc Tình biển của ông được nhiều người biết đến qua tiếng hát Nhã Phương. Khi chiến tranh Tây Nam bùng nổ năm 1979, Diệp Minh Tuyền viết Bài ca tạm biệt, tiếp theo Bài ca người lính, Nếu em là bờ xa, Bài ca thành phố ban chiều, Giã từ cành phượng vĩ... Và đặc biệt là Hát mãi khúc quân hành được giải Nhất cuộc thi viết về lực lượng vũ trang năm 1984. Khoảng cuối thập niên 1990, ca khúc Tình cờ của ông được giới trẻ yêu thích qua tiếng hát ca sĩ Phương Thanh.
Diệp Minh Tuyền từng giữ chức Phó Tổng thư ký Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Tổng biên tập Tạp chí Sóng nhạc. Ông còn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn được nhiều giải thưởng âm nhạc của Thành phố Hồ Chí Minh và là tác giả nhiều bài phê bình âm nhạc, văn hoá.
Ông mất ngày 21 tháng 11 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh do bị tai biến mạch máu não.
(*) Tác phẩm
Tuyển tập thơ
• Mùa nước nổi - 1972 -Nhà xuất bản Giải phóng.
• Đêm châu Thổ - 1976 - Nhà xuất bản Văn học Giải phóng
• Ngây thơ - 1979.
• Con đường có lá me bay - 1987 - Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
• Hòa âm đỏ - 1998 - Nhà xuất bản Văn học.
Tuyển tập nhạc
• 6 bài hát Diệp Minh Tuyền - 1986 - Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
• Cánh hoa lưu ly - 1993 Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
• 11 ca khúc Diệp Minh Tuyền - 1996 Dihavina.
Album nhạc
• Cánh hoa lưu ly - 1995 - Bến Thành Audio-video.
• Chỉ một mình em - 1996 - Dihavina.
Nhạc thiếu nhi
• Chi chi chành chành
• Đi xe lửa
• Nhà trẻ của em
• Vuốt nổ
• Hạt gạo con ai? (thơ Trần Mạnh Hảo)
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành
///---
17 tháng 8 2024
Giang Trạch Dân - [Ông là ai?] - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1989-2002)
Giang Trạch Dân - [Ông là ai?] - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1989-2002)
Chân dung Giang Trạch Dân - Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (1989 - 2002) |
Giang Trạch Dân (chữ Anh: Jiang Zemin, chữ Trung phồn thể: 江澤民, chữ Trung giản thể: 江泽民, bính âm: Jiāng Zémín; 17 tháng 8 năm 1926 – 30 tháng 11 năm 2022), quê quán sinh trưởng tổ tiên của ông ở trấn Giang Loan, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, nhưng ông ra đời ở thành phố cấp quận Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đại lục. Tháng 4 năm 1946, Giang Trạch Dân gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 6 năm 1989 ông trở thành hạt nhân lãnh đạo (leadership core) của tập thể lãnh đạo Trung ương đời thứ 3. Tháng 6 năm 1989 đến tháng 11 năm 2002 Giang đảm nhiệm Tổng thư kí Uỷ viên hội Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; tháng 11 năm 1989 đến tháng 9 năm 2004 đảm nhiệm Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 3 năm 1990 đến tháng 3 năm 2005 đảm nhiệm Chủ tịch Quân uỷ Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; tháng 3 năm 1993 đến tháng 3 năm 2003 đảm nhiệm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Giang Trạch Dân qua đời vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 tại Thượng Hải, hưởng thọ 96 tuổi. Theo Tân Hoa Xã ông qua đời lúc 12:13 chiều vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng.
Ngày 11 tháng 12 năm 2022, tro cốt của ông đã được rải xuống biển ở cửa sông Trường Giang theo nguyện vọng của ông và gia đình
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
Trạng lường Lương Thế Vinh - Người phát minh ra bàn tính đầu tiên của Việt Nam
Trạng lường Lương Thế Vinh - Người phát minh ra bàn tính đầu tiên của Việt Nam
Lương Thế Vinh (17-08-1441 - 2-10-1496), nổi tiếng là thần đồng, thông minh và nhanh trí, đỗ trạng nguyên ở tuổi 23. Ông rất giỏi toán học, có nhiều phát minh và ứng dụng trong cuộc sống nên được mệnh danh là “người đặt nền móng cho Toán học Việt Nam”. Với chủ trương học trò cần phải học tập chuyên tâm, kết hợp giải trí và vận dụng kiến thức vào cuộc sống ông đã có rất nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao.
Thời bấy giờ, các công cụ tính toán còn nghèo nàn, chủ yếu sử dụng hai bàn tay bằng cách “bấm đốt ngón tay”. Nhiều người còn dùng một sợi dây với những nút thắt làm công cụ tính toán. Trên sợi dây dài, cộng thêm một đơn vị thì thắt thêm một nút, trừ đi một đơn vị thì cởi một nút. Đi vay một quan tiền hay một đấu thóc thì thắt một nút, trả nợ một quan tiền hay đấu thóc thì tháo một nút,...
Người ta cũng sử dụng những đốt xương sống của súc vật, xâu vào một sợi dây làm công cụ tính toán. Sợi dây được gập lại, khi muốn cộng hay trừ thì đưa các nút chạy qua chạy lại hai phần sợi dây.
Trạng nguyên Lương Thế Vinh đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ sáng chế ra công cụ tính toán thuận lợi hơn. Cuối cùng, ông đã sáng chế ra bàn tính gẩy - chiếc bàn tính đầu tiên của Việt Nam.
Ban đầu, ông nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, phơi khô rồi sâu vào cái đũa. Sau đó ông làm 2 xâu việc tính toán thuận lợi hơn. Tiếp đó, ông làm nhiều xâu hơn, buộc với nhau thành một bàn tính.
Dần dần, Lương Thế Vinh cải tiến từng viên tính bằng đất thành các đốt trúc ngắn và sau đó ông khắc những viên tính bằng gỗ, sơn màu đẹp mắt. Về sau, khi bàn tính gẩy của Trung Quốc du nhập vào nước ta thì hình dáng không khác gì so với bàn tính của Lương Thế Vinh. Đáng phục hơn là quy tắc tính toán cộng, trừ, nhân, chia cũng đều được Nhà toán học Lương Thế Vinh nghĩ ra trước đó.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
16 tháng 8 2024
Nguyễn Phúc Nguyên - Chúa Nguyễn đời thứ 2 - Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Nguyễn Phúc Nguyên - Chúa Nguyễn đời thứ 2 - Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Nguyễn Phúc Nguyên (chữ Hán: 阮福源; 16 tháng 8 năm 1563 – 19 tháng 11 năm 1635) hay Nguyễn Hy Tông, Nguyễn Tuyên Tổ, là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1613 đến 1635) sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.
(*) Tiểu sửNguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525–1613), mẹ là Nguyễn thị. Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563. Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong dòng dõi chúa Nguyễn mang họ kép Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mang thai, mẹ ông chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Theo sách Đại Nam thực lục, sau khi kế nghiệp Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên cho sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục, bấy giờ người ta gọi là Chúa Phật. Từ đấy mới xưng quốc tính là họ Nguyễn Phúc.
Các con của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Nguyễn Hà, con thứ là Nguyễn Hán, con thứ ba là Nguyễn Diễn và con thứ tư là Nguyễn Thành đều đã mất sớm; người con thứ năm là Nguyễn Hải ở lại Bắc Hà làm con tin, chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người có khả năng kế thừa cơ nghiệp của Nguyễn Hoàng. Năm 1585, khi mới 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên dẫn một hạm đội 10 chiếc đến bến Cửa Việt, tiêu diệt hai chiếc tàu hải tặc Shirahama Kenki (Bạch Tần Hiển Quý), người Nhật Bản. Chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) vui mừng khen rằng:
Con ta thực là anh kiệt.Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam. Nguyễn Phúc Nguyên tuổi lớn lại giỏi, ngày thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng. Nguyễn Hoàng biết có thể trao phó nghiệp lớn.
///---THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---15 tháng 8 2024
Napoléon Bonaparte - Hoàng đế và nhà chỉ huy quân sự người Pháp
Napoléon Bonaparte - Hoàng đế và nhà chỉ huy quân sự người Pháp
Napoléon Bonaparte (tên khai sinh là Napoleone Buonaparte; 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821), sau này được biết đến với tôn hiệu Napoléon I, là một tướng lĩnh và nhà lãnh đạo chính trị người Pháp. Được biết đến là một vị tướng nổi bật trong thời kỳ Cách mạng Pháp và là người lãnh đạo thành công các chiến dịch trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp, ông lãnh đạo Cộng hòa Pháp với tư cách Tổng tài thứ nhất từ năm 1799 đến năm 1804, sau đó là Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1814 và trở lại ngai vàng vào năm 1815. Di sản chính trị và văn hóa của Napoléon vẫn tồn tại cho đến ngày nay, với tư cách là một nhà lãnh đạo nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi. Ông khởi xướng nhiều cải cách tự do đã tồn tại lâu dài trong xã hội và được coi là một trong những chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Các chiến dịch của ông vẫn được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên thế giới. Trong thời gian diễn ra chiến tranh Napoléon, có khoảng từ ba đến sáu triệu dân thường và binh lính đã thiệt mạng.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
14 tháng 8 2024
Poul Hartling - Chính trị gia Người Đan Mạch
Poul Hartling - Chính trị gia Người Đan Mạch
Poul Hartling (IPA: [pʰʌʊl hɑɐtˢleŋ]) (14.8.1914 – 30.4.2000), là một chính trị gia Đan Mạch thuộc đảng Venstre, đã từng làm thủ tướng (từ 19.12.1973 tới 13.2.1975), Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn từ năm 1978 tới 1985.
///---THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
13 tháng 8 2024
Fidel Castro - Lãnh tụ Cuba từ năm 1959 đến năm 2008
Fidel Castro - Lãnh tụ Cuba từ năm 1959 đến năm 2008
Fidel Alejandro Castro Ruz (tiếng Tây Ban Nha: [fiˈðel aleˈxandɾo ˈkastɾo ˈrus]; phiên âm tiếng Việt: Phi-đen Cát-xtơ-rô; 13 tháng 8 năm 1926 – 25 tháng 11 năm 2016) là một nhà cách mạng và chính khách người Cuba. Ông là lãnh tụ của Cuba từ năm 1959 tới năm 2008, từng giữ chức vụ thủ tướng từ năm 1959 tới năm 1976 và chủ tịch nước từ năm 1976 tới năm 2008. Với ý thức hệ Marx–Lenin và dân tộc chủ nghĩa, ông cũng giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba từ năm 1965 tới năm 2011. Dưới sự lãnh đạo của ông, Cuba đã trở thành một nhà nước cộng sản đơn đảng, với nền công – doanh nghiệp được quốc hữu hóa và các chính sách cải cách xã hội chủ nghĩa được đưa vào thực tiễn.
///---THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---12 tháng 8 2024
Nguyễn Thúc Thùy Tiên - Người mẫu và nhân vật truyền hình người Việt Nam
Nguyễn Thúc Thùy Tiên - Người mẫu và nhân vật truyền hình người Việt Nam
Nguyễn Thúc Thùy Tiên (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1998) là một nữ người mẫu kiêm nhân vật truyền hình người Việt Nam. Cô từng đạt danh hiệu Á khôi 1 của Hoa khôi Nam Bộ 2017, và đồng thời còn lọt vào top 5 của Hoa hậu Việt Nam 2018 cùng với giải thưởng Người đẹp Nhân ái. Với những thành công này, cô đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Quốc tế vào năm 2018.
Năm 2021, cô đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Ngày 4 tháng 12, cô đã vượt qua 58 thí sinh đến từ các quốc gia trên thế giới để đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi. Cô cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được ngôi vị này.
Vào năm 2022, cô đã được Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tặng bằng khen Gương mặt trẻ tiêu biểu 2021.
///---THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---11 tháng 8 2024
Kido Takayoshi - chính khách Nhật Bản
Kido Takayoshi - chính khách Nhật Bản
Kido Takayoshi (木戸 孝允 (Mộc Hộ Hiếu Doãn) Kido Takayoshi?) (11 tháng 8 năm 1833 – 26 tháng 5 năm 1877), còn được gọi là Kido Kōin là một chính khách Nhật Bản dưới thời Mạc Mạt và Minh Trị Duy Tân. Ông sử dụng bí danh Niibori Matsusuke (新堀 松輔) (Tân Quật Tùng Phụ) khi ông hoạt động chống lại shogun.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
09 tháng 8 2024
Vũ Duy Thanh - Nhà thơ - Bảng nhãn cuối cùng của Việt Nam - Người chế tạo tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Vũ Duy Thanh - Nhà thơ - Bảng nhãn cuối cùng của Việt Nam - Người chế tạo tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Vũ Duy Thanh (chữ Hán: 武維清, 9-8-1807 - 1859), tự Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, được gọi là "Trạng Bồng" (tuy ông chỉ đỗ bảng nhãn). Ông là một nhà thơ và là quan nhà Nguyễn theo chủ trương chống Pháp trong lịch sử Việt Nam. Đương thời ông được ví như "Quế tiên nơi bình địa, Trạng nguyên chốn dân gian".
Vũ Duy Thanh còn được xem là người chế tạo tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Di tích quốc gia Nhà thờ và mộ Vũ Duy Thanh ở Ninh Bình nằm tại xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh.
Vũ Duy Thanh được đặt tên cho các đường phố ở thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình, Hải Phòng,...
Năm 2012, ở Yên Khánh, Ninh Bình thành lập Quỹ Khuyến học, khuyến tài Vũ Duy Thanh để trao thưởng hàng năm cho học sinh có thành tích xuất sắc hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
08 tháng 8 2024
Ba phương trình toán học làm thay đổi thế giới
Ba phương trình toán học làm thay đổi thế giới
Hãng tin BBC của Anh mở một cuộc bình chọn giành cho độc giả về các phương trình toán học ý nghĩa nhất. Dưới đây là 3 phương trình được bình chọn nhiều nhất, chúng là tiền đề phát triển của nhiều nghành khoa học hiện nay.
3 phương trình này được ứng dụng nhiều nhất vào trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
1 - Phương trình Dirac
Nhà vật lý người Anh Paul Dirac (1902 – 1984) là tác giả của phương trình này. Paul Dirac từng được trao giải Nobel vật lý cùng với Erwin Schrodinger năm 1933, cho giả thuyết lượng tử.
Phương trình Dirac dùng để tính chuyển động của các vật thể với tốc độ ánh sáng, với cơ học lượng tử được mô tả là hoạt động của những phân tử rất nhỏ.
Trong khi tìm phương trình để giải thích các electron xoay thế nào khi đạt tốc độ ánh sáng, Paul Dirac đã bước đầu đưa ra giả thuyết lượng tử và dự đoán được sự tồn tại của kháng thể, khi mà các nhà vật lý chưa hề nghĩ tới hay quan sát được.
Ngoài ra, phương trình Dirac còn miêu tả cấu trúc tinh tế trong dải phổ hydro theo cách rất phức tạp.
Phương trình cũng là sự hiệu chỉnh lý thuyết bằng việc đưa ra các hàm sóng chứa một số thành phần trong lý thuyết của nhà vật lý người Anh Wolfgang Pauli về chuyển động xoay.
Hàm sóng trong lý thuyết của Dirac là các vectơ với bốn thành phần là các số phức (còn gọi là bispinor). Hai trong số chúng giống với hàm sóng Pauli trong giới hạn phi tương đối tính, khác với phương trình Schrödinger mà miêu tả hàm sóng chỉ có một thành phần phức. Hơn nữa, phương trình Dirac trở thành phương trình Weyl trong trường hợp khối lượng gán bằng 0.
Ban đầu Dirac không hoàn toàn đánh giá tầm quan trọng của phương trình này. Dù vậy, với hệ quả của việc giải thích chuyển động xoay trong sự thống nhất giữa cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp, phương trình Dirac trở thành một trong những thành tựu to lớn của vật lý lý thuyết.
Phương trình Dirac là sự hội tụ trí tuệ của nhiều nhà bác học nổi tiếng như Newton, Maxwell và Einstein. Trong lý thuyết trường lượng tử, phương trình Dirac được giải thích theo nghĩa khác nhằm miêu tả trường lượng tử tương ứng với các hạt có chuyển động xoay.
2 - Công thức Euler
Đây là công thức toán học của Leonhard Euler (1707 - 1783), một nhà toán học vĩ đại người Thụy Sĩ.
Phương trình này nhìn tưởng như đơn giản nhưng lại thâu tóm một số nguyên tắc toán học cơ bản nhất.
3 - Số Pi
Con số Pi là hằng số toàn học quen thuộc với mọi học sinh trên thế giới. Giá trị của Pi là tỷ số của chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.
Pi có giá trị xấp xỉ bằng 3.14159, nhưng nó cũng vô tỉ.
Số Pi giúp chúng ta khám phá các hành tinh, phóng tàu vũ trụ, thậm chí còn được ứng dụng vào tính đường xoắn ốc ADN kép.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN sưu tầm & phát hành!
///---
Paul Dirac - Nhà Vật lý lý thuyết Người Anh - Người đã được nhận giải Nobel Vật lý 1933
Paul Dirac - Nhà Vật lý lý thuyết Người Anh - Người đã được nhận giải Nobel Vật lý 1933
Chân dung Nhà vật lý lý thuyết Paul Dirac - Tác giả Phương trình Dirac |
Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 - 20 tháng 10 năm 1984) là một nhà vật lý lý thuyết người Anh. Ông từng giữ chức Giáo sư Lucas về Toán học tại Đại học Cambridge. Trong 10 năm cuối đời ông làm việc tại Đại học Florida. Một trong những khám phá quan trọng của ông là phương trình Dirac. Phương trình này miêu tả dáng điệu của các fermion, từ đó dẫn đến tiên đoán về sự tồn tại của phản vật chất. Ông cùng Erwin Schrödinger đã được nhận giải Nobel vật lý năm 1933.
(*) Phương trình Dirac
Trong vật lý hạt, Phương trình Dirac là một phương trình sóng tương đối tính do nhà vật lý người Anh Paul Dirac nêu ra vào năm 1928 và sau này được coi như là kết quả mở rộng của các nghiên cứu thực hiện bởi Wolfgang Pauli. Trong dạng tự do, hay bao gồm tương tác điện từ, phương trình này miêu tả hành trạng của các hạt với spin-½, như electron và quark, đồng thời nó nhất quán với các nguyên lý của cơ học lượng tử và của thuyết tương đối hẹp. Phương trình này là lý thuyết cơ học lượng tử đầu tiên tính đến đầy đủ các đặc tính của thuyết tương đối hẹp.
Phương trình cũng miêu tả cấu trúc trong dải phổ hiđrô theo một cách rất phức tạp. Hệ quả của phương trình này cũng hàm ý sự tồn tại của một dạng vật chất mới đó là phản vật chất, mà cho đến thời điểm nó các nhà vật lý chưa hề nghĩ tới hay quan sát được, và sau đó phản vật chất đã được phát hiện bằng thực nghiệm. Phương trình cũng cung cấp sự hiệu chỉnh lý thuyết bằng việc đưa ra các hàm sóng chứa một số thành phần trong lý thuyết của Pauli về spin; hàm sóng trong lý thuyết của Dirac là các vectơ với bốn thành phần là các số phức (còn gọi là bispinor), hai trong số chúng giống với hàm sóng Pauli trong giới hạn phi tương đối tính, khác với phương trình Schrödinger mà miêu tả hàm sóng chỉ có một thành phần phức. Hơn nữa, trong trường hợp khối lượng gán bằng 0, phương trình Dirac trở thành phương trình Weyl.
Mặc dù ban đầu Dirac không hoàn toàn đánh giá đầy đủ ý nghĩa quan trọng của phương trình này, nhưng với hệ quả của việc giải thích spin trong sự thống nhất giữa cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp - cũng như tiên đoán và phát hiện ra positron— thể hiện lý thuyết và phương trình Dirac là một trong những thành tựu to lớn của vật lý lý thuyết. Phương trình là sự hội tụ của các công trình của Newton, Maxwell, và Einstein trước ông. Trong lý thuyết trường lượng tử, phương trình Dirac được giải thích theo nghĩa khác nhằm miêu tả trường lượng tử tương ứng với các hạt có spin-½.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm & Biên soạn!
///---
07 tháng 8 2024
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng - Giám mục người Việt của Giáo hội Công giáo Roma
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng - Giám mục người Việt của Giáo hội Công giáo Roma
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (7-8-1868–11-7-1949) là Giám mục người Việt đầu tiên của Giáo hội Công giáo La Mã, được cử hành nghi thức tấn phong giám mục vào năm 1933. Ông đảm nhiệm chức vụ Hạt đại diện Tông Tòa Giáo phận Phát Diệm trong khoảng thời gian 8 năm, từ năm 1935 đến năm 1943.
(*) Tiểu sử
Giám mục Nguyễn Bá Tòng sinh tại Gò Công. Bắt đầu từ năm 10 tuổi, ông theo học các cấp học tại các chủng viện Công giáo khác nhau và hoàn thành việc tu học, được phong chức linh mục 18 năm sau đó vào năm 1896. Trở thành linh mục, ông đảm nhận các vai trò khác nhau như Thư ký Tòa giám mục, linh mục chính xứ Tân Định và Bà Rịa.
Tòa Thánh loan tin bổ nhiệm linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Bá Tòng làm giám mục phó đại diện tông tòa địa phận Phát Diệm. Với việc bổ nhiệm này, ông trở thành giám mục Công giáo Việt Nam đầu tiên. Nghi thức tấn phong tổ chức tại Rôma do giáo hoàng Piô XI chủ sự. Ông đảm nhiệm vai trò Đại diện Tông Tòa địa phận từ năm 1935 đến năm 1943 khi hồi hưu. Sau đó, giám mục Tông quản lý địa phận trong cương vị giám quản hơn một năm từ năm 1944 đến năm 1945 khi giám mục kế vị Gioan Maria Phan Đình Phùng đột ngột qua đời.
Nguyễn Bá Tòng được ghi nhận về việc biên soạn tuồng Thương Khó, xây dựng và cơi nới các giáo xứ ông quản nhiệm. Giám mục Tòng còn nổi tiếng với tài hùng biện, giao thiệp, kiến trúc và viết kịch bản. Với việc đắp đê (Sê) Kim Tùng bảo vệ mùa màng và tạo việc làm cho dân nghèo, Nguyễn Bá Tòng được trao thưởng Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp và Nam Long Bội tinh của triều đình Huế.
///---
Nguồn: Sưu tầm từ Nguồn "Đáng tin cậy"!
THẾ GIỚI DANH NHÂN phát hành!
///---
02 tháng 8 2024
Lê Quý Đôn và vấn đề đọc sách
Lê Quý Đôn và vấn đề đọc sách
Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nhà bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến đã có một sự nghiệp trước tác đồ sộ.
Các tác phẩm của Lê Quý Đôn đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau: Sử học, Triết học, Chính trị, Quân sự, Thực vật học, Địa lý, Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo… là những bộ sách hết sức giá trị không những ở đương thời mà còn là nguồn tra cứu phong phú cho chúng ta ngày nay và về sau.
Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn, có thể kể đến: Kiến văn tiểu lục; Đại Việt thông sử; Phủ biên tạp lục; Quần thư khảo biện; Thư kinh diễn nghĩa; Toàn Việt thi lục… đặc biệt “Vân đài loại ngữ” là bộ bách khoa toàn thư tập hợp những tri thức về tất cả các ngành khoa học.
Đánh giá về thiên tài của Lê Quý Đôn trong sáng tác, Trần Danh Lam (tác giả bài tựa bộ “Vân đài loại ngữ”) đã viết: “Quế Đường (bút danh của Lê Quý Đôn), người huyện Diên Hà không sách gì không đọc, không sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chứa đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết”.
Với khối óc thiên tài và kinh nghiệm của cả cuộc đời nghiên cứu, Lê Quý Đôn cho chúng ta những bài học quý giá về vấn đề đọc sách.
Những ý kiến của Lê Quý Đôn về đọc sách thật là xác đáng. Bằng sự vận dụng những lời nói của người xưa, bằng những suy nghĩ của một nhà bác học, Lê Quý Đôn đưa ra cho chúng ta những danh ngôn đáng ghi nhớ.
Lê Quý Đôn không bàn riêng về vấn đề đọc sách trong một tác phẩm nào mà nêu rải rác trong các tác phẩm của mình. Đặc biệt, khi bàn về văn học nghệ thuật (mục “văn nghệ” trong “Vân đài loại ngữ”) ông đã đề cập nhiều đến điều này.
Những ý kiến của Lê Quý Đôn về vấn đề đọc sách rất toàn diện. Trước hết, ông cho chúng ta thấy tác dụng to lớn của sách. Lê Quý Đôn viết: “Đỗ Mục nói: sinh sau trăm đời chưa hẳn là sự không may, vì sách thì đủ, mà việc thì nhiều”.
Quả vậy, sách là kho tàng tri thức được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người đọc sách là để tiếp thu mọi tri thức mà nhân loại đã đúc kết được qua quá trình lịch sử; từ đó mà nghiên cứu, sáng tạo và phát triển lên.
Ở thời đại nào, con người cũng được kế thừa vốn tri thức phong phú của người xưa, tất nhiên với sự tiếp thu có chọn lọc, nghĩa là “mình chỉ cần xét lý do, sửa chỗ dài, thêm chỗ ngắn, mười phần được độ bốn năm phần cũng đủ ứng dụng việc đời”.
Do kế thừa kiến thức của người đi trước, người nghiên cứu tránh được con đường vòng, rút ngắn được thời gian nghiên cứu, tránh được những gian khổ của những bước đầu. Lê Quý Đôn đã cho thấy kiến thức người xưa để lại đáng quý biết bao!
Đối với học giả, việc đọc hết sức quan trọng. Lê Quý Đôn viết: “Sách thuyết uyển nói: học giả nên có ba sự nhiều: Đọc sách nhiều, nghị luận nhiều, trước thuật (viết sách nói chung) nhiều”.
Qua đây, Lê Quý Đôn muốn nói đến sự cần thiết của việc đọc, dù là viết văn, làm thơ, chép sử, biên soạn sách khoa học… đều phải học hỏi, tiếp thu tri thức qua sách vở, bởi vì: “Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn” (Lê Quý Đôn dẫn lời Ngô Lai).
Kho sách của nhân loại hết sức đồ sộ, song từng loại sách lại có tác dụng riêng. Mỗi người cần tùy theo yêu cầu của mình mà tiếp thu từng lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ của mỗi người là phải đọc, tiếp thu những tinh hoa trong các sách ấy, nghĩa là “Học kinh phải cho tinh, đọc sử phải cho rộng”. Đặc biệt, những người làm văn, làm thơ càng cần phải đọc nhiều.
Lê Quý Đôn cũng dẫn lời của Âu Dương Tu: “Muốn văn chương hay càng nên chăm đọc sách, đọc sách lại làm văn nhiều, thì tự nhiên văn hay”.
Qua những điều trên, Lê Quý Đôn đã cho ta thấy tác dụng to lớn của sách, nhưng điều quan trọng hơn là ông đã chỉ ra cho chúng ta một phương pháp đọc thật khoa học. Việc đọc sách với đầy đủ ý nghĩa của nó thực không phải vấn đề đơn giản. Đọc sách cũng không phải là điều dễ dàng.
Thiệu Tử nói: “Người biết đọc sách thiên hạ ít có”. Vậy phải đọc sách như thế nào? Lê Quý Đôn dẫn lời của Chu Tử: “Phàm xem văn, thì nên chú ý xem những chỗ các nhà văn nói giống nhau, khác nhau...”. Với cách nói giản dị đó, người xưa đã cho chúng ta một bài học về cách đọc có tìm tòi, phân tích, so sánh.
Đó là cách đọc tích cực, năng động, nhằm tiếp thu những nguồn thông tin mới với những tri thức mới. Với cách ấy, người đọc có thể rút ra được những tinh túy của sách, khai thác những điều mà các tác giả đã dày công nghiên cứu, phát hiện và gửi gắm trong các tác phẩm của mình.
Lê Quý Đôn viết: “Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ, nhằm từng chữ một, mới thấy thú vị, thấy chỗ nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ; nghĩ kỹ không ra mới xem chú giải, như thế mới có ý vị”. Mặt khác, đọc sách phải hết sức kiên trì, phải tránh chủ quan.
Có như vậy mới đạt kết quả, và “đọc sách một trăm lần thì tự nhiên thấy được nghĩa của sách” (trích sách Thuyết phu).
Đọc kỹ, đó là điều cần thiết, song đọc còn phải nhớ được, phải suy xét, đặt vấn đề nghi vấn để nghiên cứu. Lê Quý Đôn trích lời Trương Tử: “Đọc sách nên thuộc lòng, nghĩ kỹ, thuộc mà không nhớ được thì không nảy ra tứ. Nhưng hiểu suốt được đại thể rồi, thì sách cũng dễ nhớ. Ở chỗ không nghi ngờ mà còn nghi ngờ, thế là học đã tiến”.
Người đọc cũng luôn luôn phải biết phân biệt đúng- sai của sách, tiếp thu vốn cổ phải có phê phán, Lê Quý Đôn cũng phê phán mạnh những biểu hiện lệch lạc khi đọc sách của một số người trẻ, thiếu kinh nghiệm “đọc sách mà không xem đại ý”.
Đồng thời ông cũng nhắc nhở mọi người cần phải đọc cho nghiêm túc, noi gương người xưa, vì “Cổ nhân đọc sách không cẩu thả”. Lê Quý Đôn còn nhấn mạnh đặc biệt đến việc vận dụng sách vào thực tế.
Ông cho thấy rõ rằng: Điều quan trọng không phải ở chỗ đọc được bao nhiêu cuốn sách, thuộc bao nhiêu kinh sử, mà ở chỗ tiếp thu được bao nhiêu kiến thức trong sách và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống như thế nào. Lê Quý Đôn dẫn lời trình Y Xuyên: “Đọc sách được một thước không bằng làm được một tấc”.
Ông cũng nêu rõ và phê bình kịch liệt những kẻ đọc sách chỉ để học lý thuyết suông, ông viết: “Đời sau, bàn luận lục kinh, thuộc làu Ngữ, Mạnh; lại còn hiểu thêm các sách tử, sử, đạo lý, chính sự thì miệng nói lau láu mà rút cục đến lúc làm thì mờ mờ mịt mịt, không có mấu chốt, ít biết đem suy ra thực dụng, tuy sách đủ, việc nhiều, cũng có ích gì đâu”.
Lê Quý Đôn nêu cách học của các bậc tiền hiền và dạy chúng ta rằng: “Đọc sách không cần nhiều, đọc một chữ, đem áp dụng làm việc được một chữ, thế là được”.
Lê Quý Đôn cũng viết theo cách “ý tại ngôn ngoại”, đó là cách viết như Tô Đông Pha nói: “Ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà ý không tả hết được, lại càng hay tuyệt”.
Những câu nói mà Lê Quý Đôn đã viết, đã trích từ hơn 200 năm trước khiến chúng ta phải suy nghĩ, càng nghĩ, càng thấy nhiều điều hay và rút ra những bài học bổ ích.
Đối với ngành thư viện, Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học, tác giả của hàng chục bộ sách quý được xếp ở vị trí trang trọng, mà ông còn là người biên soạn bản thư mục đầu tiên của nước ta. Với tác phẩm thư mục “Nghệ văn chí” với những đoạn văn nói về vấn đề đọc sách, Lê Quý Đôn đã góp nền móng cho lý luận về thư viện học, thư mục học Việt Nam.
///---
Nguồn: Tác giả ĐỖ THẠCH
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
///---
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ng...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia