01 tháng 11 2024
22 tháng 8 2024
James Hillier (Ông là ai?) - Nhà khoa học - Nhà Phát minh Người Mỹ gốc Canada
09 tháng 3 2023
Bobby Fischer – Đại kiện tướng cờ Vua người Mỹ - Người được mệnh danh là Kỳ thủ cờ Vua vĩ đại nhất mọi thời đại
Bobby Fischer – Đại kiện tướng cờ Vua người Mỹ - Người được mệnh danh là Kỳ thủ cờ Vua vĩ đại nhất mọi thời đại
Bobby Fischer – Đại kiện tướng cờ Vua người Mỹ
- Người được mệnh danh là Kỳ thủ cờ Vua vĩ đại nhất mọi thời đại
MỤC
LỤC |
THÔNG
TIN |
Tên |
Robert James Fischer |
Quốc gia |
Hoa Kỳ, Iceland |
Danh hiệu |
Đại kiện tướng (1958) |
Vô địch thế giới |
1972–1975 (FIDE) |
Elo cao nhất |
2785 (7.1972) |
Robert James "Bobby" Fischer (9
tháng 3 năm 1943 – 17 tháng 1 năm 2008) là một Đại kiện tướng cờ vua người Mỹ
và là nhà vô địch thế giới thứ 11. Nhiều người đã nhận định ông là kỳ thủ cờ
vua vĩ đại nhất mọi thời đại.
Ở tuổi
13 Fischer giành chiến thắng ngoạn mục trong một ván đấu nổi tiếng được biết đến
với tên gọi Ván cờ thế kỷ. Kể từ năm 14 tuổi, Fischer 8 lần tham dự Giải Vô địch
Cờ vua Mỹ và vô địch toàn bộ với ít nhất một điểm dư. Tuổi 15, ông trở thành đại
kiện tướng trẻ nhất cho đến thời điểm đó đồng thời là ứng viên trẻ nhất cho
danh hiệu vô địch thế giới. Năm 20 tuổi, Fischer giành chiến thắng tại giải vô
địch cờ vua Mỹ với số điểm 11/11, điểm số hoàn hảo duy nhất trong lịch sử giải
đấu. Cuốn sách My 60 Memorable Games của Fisher hiện vẫn là một tác phẩm đáng
tôn trọng trong số những tài liệu về cờ vua.
Vào
những năm đầu thập niên 1970, Fischer "thống trị những địch thủ đương thời
đến một mức độ chưa từng thấy trước hoặc sau đó". Trong giai đoạn này ông
vô địch giải Interzonal 1970 với kỷ lục dư 3½ điểm và thắng 20 ván liên tiếp,
bao gồm hai trận chưa từng có tiền lệ với tỷ số 6-0 tại Giải Candidates. Tháng
7 năm 1971, ông trở thành kỳ thủ số một chính thức đầu tiên trong danh sách của
Liên đoàn Cờ vua Thế giới (FIDE) và giữ vị trí này trong vòng tổng cộng 54
tháng. Năm 1972, ông giành lấy chức vô địch thế giới từ tay Boris Spassky người
Liên Xô trong trận đấu tổ chức tại Reykjavík, Iceland, trận đấu công khai đại diện
cho sự đối đầu của hai cường quốc trong chiến tranh Lạnh đã thu hút sự chú ý của
thế giới hơn bất kỳ sự kiện tương tự nào trước đây.
Vào
năm 1975, Fischer từ chối bảo vệ danh hiệu vô địch khi ông không đạt được sự đồng
thuận với FIDE về một trong những điều kiện để tổ chức trận đấu. Sau đó,
Fischer trở nên ít xuất hiện, biến mất trong mắt công chúng cho đến năm 1992,
thời điểm mà ông chiến thắng trong một trận tái đấu không chính thức với
Spassky. Trận đấu được tổ chức tại Nam Tư, khu vực khi đó đang đặt dưới lệnh cấm
vận của Liên Hợp Quốc. Sự tham dự của Fischer dẫn tới một cuộc xung đột giữa
ông và chính phủ Mỹ, họ đòi hỏi thuế thu nhập cho trận thắng của Fischer và cuối
cùng ban hành lệnh bắt giữ ông.
Trong
thập niên 1990, Fischer được cấp bằng sáng chế về một sửa đổi trong hệ thống định
giờ, theo đó sau mỗi nước đi mỗi kỳ thủ sẽ được thêm một khoảng thời gian. Đây
là một yếu tố tiêu chuẩn trong thực tiễn các trận đấu và giải đấu hàng đầu hiện
nay. Ngoài ra ông còn sáng tạo một biến thể cờ vua được gọi là Chess960.
Cũng
trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Fischer định cư tại Hungary, Đức,
Philippines, Nhật Bản, Iceland và ông ngày càng có nhiều nhận xét bài Mỹ và bài
Do Thái trên các đài phát thanh khác nhau. Có thể vì lý do này mà ông đã bị thu
hồi hộ chiếu Mỹ. Fischer, do không biết việc hộ chiếu của mình bị thu hồi, đã đến
Nhật Bản, tại đây ông bị các nhà chức trách nước này bắt giữ và giam trong vòng
8 tháng (từ 2004 đến 2005) đồng thời đe dọa trục xuất. Vào tháng 3 năm 2005,
Iceland đã cấp quyền công dân đầy đủ cho Fischer dẫn tới việc các nhà chức
trách Nhật trả tự do cho ông. Sau đó Fischer đến Iceland và sống quãng đời còn
lại tại đây cho đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 1 năm 2008.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi
nhận – www.danhnhan.net
24 tháng 2 2023
Steve Jobs – Doanh nhân – Nhà sáng chế Người Mỹ
Steve Jobs – Doanh nhân – Nhà sáng chế Người Mỹ
Steve Jobs giới thiệu chiếc điện thoại iPhone 4 năm 2010 |
MỤC LỤC |
THÔNG
TIN |
Sinh |
Steven
Paul Jobs 24 tháng 2, 1955 San Francisco, California, Hoa Kỳ |
Mất |
5 tháng 10, 2011 (56 tuổi) Palo Alto,
California, Hoa Kỳ |
Quốc tịch |
Hoa Kỳ |
Trường lớp |
Reed College (bỏ học năm 1972) |
Nghề nghiệp |
Chủ tịch và CEO, Apple Inc. |
Tiền lương |
1 $ |
Tài sản |
8,3 tỷ $ (2011) |
Tôn giáo |
Vô thần (trước đó Lutheran) |
Phối ngẫu |
Laurene Powell (1991–2011) |
Con cái |
4 |
Steve Paul Jobs
(/ˈdʒɒbz/; 24 tháng 2 năm 1955 – 5 tháng
10 năm 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập
viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những
người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là
tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành
viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại
Pixar. Ông cũng là người điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).
Cuối
những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple với Steve Wozniak, Mike
Markkula, và một số người khác cùng nhau thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường
một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng
Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy
tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng
chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh
quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT,
một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao
hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đã đưa Steve Jobs trở lại công ty mà
ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều
hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính
của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. Ông vẫn
là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn với 50,1% cổ phần của Pixar cho đến
khi được hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006. Do đó Jobs trở thành cổ đông cá
nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành viên của Hội đồng quản trị của Disney.
Quá
trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu
tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon,
nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính
thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển
của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người
ủng hộ hết mình. Năm 2005, Steve Jobs tiết lộ rằng mình bị ung thư tuyến tụy.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của
Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm
ông. Do yêu cầu này, Tim Cook được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của
Apple. Ngày 5 tháng 10 năm 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi
56.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
08 tháng 11 2022
Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác giả của Tác phẩm nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”
Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác giả của Tác phẩm nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”
Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949)
là một tiểu thuyết gia người Mĩ. Bà đã nhận được giải Pulitzer cho tác phẩm hư
cấu vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with
the Wind), xuất bản năm 1936. Quyển tiểu thuyết này là một trong những
cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại và đã bán được hơn 28 triệu bản. Bộ phim
Cuốn Theo Chiều Gió, khởi chiếu năm 1939, đã trở thành tác phẩm có doanh thu
cao nhất trong lịch sử Hollywood và đạt một con số kỷ lục về số giải Oscar nhận
được.
Cuộc sống
Margaret Mitchell ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary
Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi
thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ
và từ những người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với
cái tên Peggy.
Sau khi tốt nghiệp trường Whasington
Seminary (hiện nay là Westminster Schools), bà đã học tại trường đại học Smith
nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để
trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây
Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì bệnh thương hàn trong truyện cũng
bắt nguồn từ việc này).
Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào
năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau
đó bà kết hôn với một người bạn của Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925.
Marsh chính là người phù rể cho đám cưới của bà với Upshaw và một số người còn
nói rằng cả hai người này đã theo đuổi bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng
Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước.
Nghề nghiệp
Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất
nhiều bài báo, một số bài bình luận và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số
đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn
về một người tù Georgia làm những bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của
mình để chu cấp cho gia đình.
Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng
quan trọng của Georgia trong cuộc Nội chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất
phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn
như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu tiểu sử về những người này
đã thúc đẩy bà viết nên quyển Cuốn Theo Chiều Gió.
Tính cách của bà cộng thêm khả năng
khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã làm cho quyển Cuốn Theo Chiều Gió trở
thành một trong những quyển tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất
trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn
có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện.
Cuốn Theo Chiều Gió
Nhiều người nói rằng Mitchell đã bắt
đầu viết Cuốn Theo Chiều Gió khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt
cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để
bà giải khuây khi đang hồi phục. Sau khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch
sử của thư viện, chồng bà nói:"Peggy, nếu em muốn một cuốn sách khác, tại
sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?". Bà đã sử dụng kiến thức
về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên
quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu
bà gọi nhân vật nữ chính là "Pansy O'Hara", và "Tara" là
"Fontenoy Hall". Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết
là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.
Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của
chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với
cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ,
che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước
tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng
bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp
tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã
được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương
của mình.
Mặc dù Mitchell vẫn thường nói các
nhân vật trong Cuốn Theo Chiều Gió của bà không dựa trên bất cứ con người thực
nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những
người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.
Sự xuất bản
Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo
bình thường ở Atlanta cho đến khi một người của nhà xuất bản Macmillan là
Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935. Latham đang đi tìm một cây bút triển
vọng ở Miền Nam, và một người bạn của Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ
bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta. Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu
có từng viết một cuốn sách nào không. Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin
bà: "Nếu bà đã từng viết một
cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên". Cuối ngày hôm đó, một người
bạn của Mitchell khi nghe được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: "Tưởng tượng xem, một người ngờ nghệch như
Peggy lại viết một cuốn sách". Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê
bình này và đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của
bà. Sau đó bà đi tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị
rời khỏi Atlanta. "Đây", bà nói, "giữ nó trước khi tôi đổi ý".
Latham đã phải mua thêm một chiếc
vali mới để chứa tập bản thảo khổng lồ này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất
lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình và gởi một bức điện tín cho
Latham: "Đã đổi ý, gởi trả tập bản
thảo". Nhưng Latham đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn.
Ông ta đã viết một bức thư cho bà và nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm
này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu
thuyết này-bà vẫn chưa viết xong chương đầu tiên.. Bà đã hoàn thành tác phẩm của
mình vào tháng 3.1936. Cuốn Theo Chiều Gió được xuất bản
vào ngày 30.6.1936.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
09 tháng 9 2022
Harland Sanders – Doanh nhân người Mỹ, nổi tiếng với việc thành lập chuỗi thức ăn nhanh Gà Rán Kentucky (KFC)
Harland Sanders – Doanh nhân người Mỹ, nổi tiếng với việc thành lập chuỗi thức ăn nhanh Gà Rán Kentucky (KFC)
Đại tá Harland David Sanders (9 tháng 9 năm 1890 – 16 tháng 12 năm 1980) là một doanh
nhân người Mỹ, nổi tiếng với việc thành lập chuỗi thức ăn nhanh Gà Rán Kentucky
(KFC) được biết đến với món gà rán và sau đó là đại sứ thương hiệu và biểu tượng
của công ty.
Tên và hình ảnh của ông vẫn là biểu
tượng của công ty. Danh hiệu "đại tá" là một danh hiệu cao quý, một
danh hiệu cao nhất được Khối thịnh vượng chung Kentucky trao tặng, Đại tá
Kentucky, và không phải là một cấp bậc quân sự. Thống đốc Kentucky ban tặng chức
vụ cho nhiệm vụ của một đại tá, bằng cách cấp giấy chứng nhận đặc quyền (quyền
sử dụng, bán phát minh của mình...)
Sanders từng đảm nhiệm một số công việc
trong thời kỳ đầu sự nghiệp, chẳng hạn như công nhân đốt lò, nhân viên bán bảo
hiểm và điều hành trạm tiếp nhiên liệu. Ông bắt đầu bán gà rán tại một nhà hàng
ven đường của mình ở North Corbin, Kentucky, trong thời kỳ Đại suy thoái. Trong
thời gian đó, Sanders đã phát triển "công thức bí mật" và phương pháp
chế biến gà bằng nồi áp suất được cấp bằng sáng chế của mình. Sanders đã nhận
ra tiềm năng của khái niệm nhượng quyền nhà hàng và nhượng quyền thương hiệu
KFC đầu tiên được mở tại South Salt Lake, bang Utah, vào năm 1952. Khi nhà hàng
ban đầu của mình phải đóng cửa, ông dành toàn bộ thời gian để nhượng quyền
thương hiệu gà rán của chính mình trên khắp đất nước.
Việc mở rộng nhanh chóng của công ty
trên khắp Hoa Kỳ và ra nước ngoài đã trở nên quá sức đối với Sanders. Năm 1964,
ở tuổi 73, ông bán công ty cho một nhóm các nhà đầu tư do John Y. Brown Jr. và
Jack C. Massey đứng đầu với giá 2 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên, ông vẫn giữ quyền kiểm
soát các hoạt động ở Canada và trở thành đại sứ thương hiệu được Gà Rán
Kentucky trả lương.
Trong những năm cuối đời, ông trở nên
rất gay gắt khi chỉ trích đồ ăn do các nhà hàng KFC phục vụ, vì ông tin rằng họ
đã cắt giảm chi phí và để chất lượng giảm sút.
Cuộc đời và sự nghiệp
1890–1906: Thời thơ ấu
Harland David Sanders sinh ngày 9
tháng 9 năm 1890, trong một căn nhà có bốn phòng ở cách Henryville, Indiana 3 dặm
(5 km) về phía đông. Ông là con cả trong số ba người con của ông Wilbur David
và bà Margaret Ann (nhũ danh Dunlevy) Sanders. Mẹ ông là người gốc người
Ireland và Hà Lan. Gia đình này tham gia nhà thờ Thiên chúa giáo Advent.
Cha ông là một người đàn ông hiền
lành và tình cảm, từng làm việc trong trang trại rộng 80 mẫu Anh của mình, cho
đến khi ông bị gãy chân trong một cú ngã. Sau đó, ông làm nghề bán thịt ở
Henryville trong hai năm. Mẹ của Sanders là người sùng đạo theo Thiên chúa
giáo, là một bậc phụ huynh nghiêm khắc, bà liên tục cảnh báo con cái về "tệ
nạn của rượu, thuốc lá, cờ bạc và huýt sáo vào Chủ nhật."
Cha của Sanders qua đời năm 1895. Mẹ
ông từng làm trong một xưởng đóng hộp cà chua, còn cậu bé Harland phải ở nhà để
chăm sóc và nấu ăn cho các em. Đến năm bảy tuổi, ông đã thành thạo nấu nướng với
bánh mì và rau, và cải thiện kỹ năng chế biến thịt; những đứa trẻ kiếm ăn trong
khi mẹ chúng đi làm trong nhiều ngày liền. Năm 1899, người mẹ tái hôn với
Edward Park, và theo điều tra dân số năm 1900, mẹ ông góa chồng. Khi lên 10,
Sanders bắt đầu làm công việc trong nông trại.
Năm 1902, mẹ của Sanders lại tái hôn
với William Broaddus và gia đình chuyển đến Greenwood, Indiana. Sanders đã có một
mối quan hệ lộn xộn với cha dượng của mình. Năm 1903 (12 tuổi), ông bỏ học lớp
bảy (sau này ông chia sẻ rằng "đại số là thứ khiến tôi mất hứng"), và
đến sống và làm việc tại một trang trại gần đó. Năm 13 tuổi, ông rời nhà và nhận
công việc sơn xe ngựa ở Indianapolis. Khi 14 tuổi, ông chuyển đến miền nam
Indiana để làm công việc nông trại.
1906–1930: Các công việc khác nhau
Năm 1906, với sự chấp thuận của người
mẹ, Sanders rời khu vực này để đến sống với chú của mình ở New Albany, Indiana.
Người chú làm việc cho công ty xe điện và đảm bảo cho Sanders một công việc như
một nhân viên thu tiền.
Sanders đã khai man ngày sinh và gia
nhập Quân đội Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1906 (16 tuổi), hoàn thành cam kết phục vụ
với tư cách là người đánh xe ở Cuba và được trao tặng Huân chương Bình định
Cuba. Ông được giải ngũ một cách danh dự vào tháng 2 năm 1907 và chuyển đến
Sheffield, Alabama, nơi người chú đang sống. Ở đó, ông gặp anh trai Clarence của
mình, người cũng đã chuyển đến đó để trốn thoát khỏi người cha dượng của họ. Người
chú làm việc cho Công ty Đường sắt phía Nam, và đảm bảo cho Sanders một công việc
ở đó với tư cách là người giúp việc cho thợ rèn trong các xưởng. Sau hai tháng,
Sanders chuyển đến Jasper, Alabama, nơi ông nhận được công việc dọn dẹp đống
tro tàn của các đoàn tàu từ Đường sắt Bắc Alabama (một bộ phận của Đường sắt
phía Nam) khi họ đã chạy xong.
Sanders trở thành công nhân đốt lò
(châm lửa cho máy hơi nước) từ năm 16 tuổi. Ông đã làm công việc này trong gần
ba năm cho đến khi bị sa thải vì "tính cách ngỗ nghịch" sau khi bị ốm.
Sanders tìm thấy công việc lao động tại
Norfolk và Đường sắt phía Tây từ năm 1909. Trong thời gian làm việc tại đây,
ông gặp bà Josephine King đến từ Jasper, Alabama, và họ kết hôn ngay sau đó vào
ngày 15 tháng 6 năm 1909, tại Jasper, Alabama. Họ tiếp tục có 3 người con. Con
gái cả là Margaret Josephine Sanders, sinh ngày 29 tháng 3 năm 1910, tại
Jasper, Alabama và mất ngày 19 tháng 10 năm 2001, tại West Palm Beach, Florida.
Người con thứ hai là Harland David Sanders Jr. vào ngày 23 tháng 4 năm 1912, tại
Tuscumbia , Alabama, qua đời ngày 15 tháng 9 năm 1932, tại Martinsville,
Indiana vì nhiễm trùng amidan. Con út là Mildred Marie Sanders Ruggles, sinh
ngày 15 tháng 10 năm 1919, tại Jeffersonville, Indiana và mất ngày 21 tháng 9
năm 2010, tại Lexington, Kentucky.
Sau đó, ông tìm được công việc như một
lính cứu hỏa trên Đường sắt Trung tâm Illinois, và cùng gia đình chuyển đến
Jackson, Tennessee. Vào ban đêm, Sanders học luật bằng thư từ qua Đại học La
Salle Extension. Sanders mất việc tại Illinois sau khi ẩu đả với một đồng nghiệp.
Trong khi Sanders chuyển đến làm việc cho Công ty Đường sắt Rock Island
Railroad thì người vợ Josephine và các con chuyển về sống với gia đình bên ngoại.
Sanders năm 1914 |
Sau một thời gian, Sanders bắt đầu hành nghề luật sư ở Little Rock, ông làm công việc này trong ba năm, kiếm đủ tiền để đưa gia đình đến sống cùng. Sự nghiệp pháp lý đã kết thúc sau một cuộc ẩu đả tại phòng xử án với chính khách hàng của mình đã phá hủy danh tiếng của chính ông. Khoảng thời gian này cho thấy một điểm thấp thực sự đối với Sanders.
Theo người viết tiểu sử John Ed
Pearce của ông đã viết rằng "[Sanders] đã gặp thất bại lặp đi lặp lại phần
lớn là do tính cách ngỗ ngược, thiếu tự chủ, thiếu kiên nhẫn và thiếu ngoại
giao tự cho mình là đúng.”
Sau vụ việc, Sanders buộc phải chuyển
về sống với mẹ ở Henryville, và đi làm thuê cho Đường sắt Pennsylvania. Năm
1916, gia đình chuyển đến Jeffersonville, nơi Sanders nhận được công việc bán bảo
hiểm nhân thọ cho Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential. Sanders cuối cùng đã bị
sa thải vì không phối hợp. Sanders chuyển đến Louisville và nhận công việc bán
hàng cho Mutual Benefit Life of New Jersey.
Năm 1920 (30 tuổi), Sanders thành lập
một công ty vận tải phà, điều hành một chiếc thuyền trên sông Ohio qua lại giữa
Jeffersonville và Louisville. Ông đã kiếm được tiền, tự mình trở thành cổ đông
thiểu số và được bổ nhiệm làm thư ký của công ty. Chuyến phà thành công ngay tức
thì. Khoảng năm 1922, ông nhận công việc thư ký tại Phòng Thương mại ở
Columbus, Indiana. Bản thân ông thừa nhận mình không giỏi lắm trong công việc
và từ chức sau chưa đầy một năm. Sanders rút tiền mặt từ cổ phiếu công ty vận tải
phà của mình với giá 22.000 đô la (ngày nay là 350.000 đô la) và sử dụng số tiền
này để thành lập công ty sản xuất đèn axetylen. Liên doanh thất bại sau khi
Delco giới thiệu một chiếc đèn điện được bán theo hình thức tín dụng.
Sanders chuyển đến Winchester,
Kentucky, vào làm nhân viên bán hàng cho Công ty lốp xe Michelin. Ông mất việc
vào năm 1924 khi Michelin đóng cửa nhà máy sản xuất ở New Jersey. Năm 1924,
tình cờ, ông gặp tổng giám đốc của Standard Oil of Kentucky, người đã đề nghị
ông điều hành một trạm tiếp nhiên liệu ở Nicholasville. Năm 1930, nhà ga đóng cửa
do hậu quả của cuộc Đại suy thoái.
1930–1952: Sự nghiệp sau này
Năm 1930, Shell Oil Company đã cung cấp
cho Sanders một trạm dịch vụ ở North Corbin, Kentucky, miễn phí tiền thuê, đổi
lại phải trả cho công ty một phần trăm doanh thu bán hàng. Sanders bắt đầu phục
vụ các món gà và các bữa ăn khác như thịt nguội và bít tết đồng quê. Ban đầu,
ông bán hàng cho những khách hàng trong khu sống liền kề với mình trước khi mở
nhà hàng. Trong khoảng thời gian này, Sanders đã tham gia vào một cuộc đấu súng
với Matt Stewart, một đối thủ địa phương, về việc sơn lại một biển báo hướng dẫn
giao thông đến ga của anh ta. Stewart đã giết một nhân viên Shell làm việc với
Sanders và bị kết tội giết người, đối thủ cạnh tranh với Sanders đã bị loại trừ.
Sanders được bổ nhiệm làm đại tá Kentucky vào năm 1935 bởi thống đốc bang
Kentucky, Ruby Laffoon. Sự nổi tiếng ở địa phương của ông ngày càng tăng, và
vào năm 1939, nhà phê bình ẩm thực Duncan Hines đã đến thăm nhà hàng của
Sanders và đưa nó vào Adventures in Good eat, cuốn sách hướng dẫn của ông về
các nhà hàng trên khắp nước Mỹ. Thông này được ghi chú rằng:
Corbin, KY. Sanders Court and
Café
41 — Jct. with 25, 25 E. ½ Mi. N. of Corbin. Mở cửa cả năm ngoại trừ lễ
Giáng sinh.
Một nơi rất tốt để dừng chân trên đường đến Thác Cumberland và Great
Smokies. Dịch vụ 24 giờ liên tục. Thịt nướng, gà rán, thịt nguội, bánh bích quy
nóng. L. 50¢ to $1; D., 60¢ to $1
Vào tháng 7 năm 1939, Sanders mua lại
một nhà nghỉ ở Asheville, Bắc Carolina. Nhà hàng và nhà nghỉ ở North Corbin của
ông đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào tháng 11 năm 1939, và Sanders đã
cho xây dựng lại nó thành một nhà nghỉ với nhà hàng 140 chỗ ngồi. Đến tháng 7
năm 1940 (50 tuổi), Sanders đã hoàn thiện "Công thức 11 loại thảo mộc và
gia vị" của riêng mình để chiên gà trong nồi chiên áp suất giúp gà chín
nhanh hơn chiên bằng chảo. Khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến thứ hai vào tháng 12
năm 1941, khí đốt bị hạn chế, và khi ngành du lịch cạn kiệt, Sanders buộc phải
đóng cửa nhà nghỉ Asheville của mình. Ông làm giám sát viên ở Seattle cho đến
cuối năm 1942. Sau đó, ông điều hành nhà ăn cho chính phủ tại một cơ sở chế tạo
ở Tennessee, sau đó là trợ lý quản lý nhà ăn ở Oak Ridge, Tennessee.
Sanders để lại tình nhân của mình,
Claudia Ledington-Price, làm quản lý nhà hàng và nhà nghỉ North Corbin. Năm
1942, ông bán doanh nghiệp Asheville. Năm 1947, ông và Josephine ly hôn và
Sanders kết hôn với Claudia vào năm 1949, như ông mong muốn từ lâu. Sanders được
"tái ủy nhiệm" làm đại tá Kentucky vào năm 1950 bởi người bạn của
mình là Thống đốc Lawrence Wetherby.
Qua đời
Sanders được chẩn đoán mắc bệnh bạch
cầu cấp tính vào tháng 6 năm 1980. Ông qua đời tại Bệnh viện Do Thái Louisville
vì bệnh viêm phổi sáu tháng sau đó, vào ngày 16 tháng 12, hưởng thọ 90 tuổi. Sanders
vẫn tham gia các hoạt động cho tới tháng trước khi qua đời, xuất hiện trong bộ
đồ trắng trước đám đông.
Thi hài của ông được tưởng niệm trước
công chúng trước khi được chôn cất, buổi lễ diễn ra tại nhà vòm thuộc Tòa nhà
Quốc hội Kentucky ở Frankfort sau lễ tang tại Nhà nguyện Chủng viện thần học
Báp-tít Miền Nam, nơi có hơn 1.000 người tham dự. Sanders được chôn cất trong bộ
đồ màu trắng đặc trưng và cà vạt màu đen của phương Tây tại Nghĩa trang Cave
Hill ở Louisville.
Vợ ông, bà Claudia qua đời vào ngày
31 tháng 12 năm 1996, hưởng thọ 94 tuổi.
Vào thời điểm Sanders qua đời, ước
tính có khoảng 6.000 cửa hàng KFC tại 48 quốc gia trên toàn thế giới, với doanh
thu 2 tỷ USD mỗi năm.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
22 tháng 8 2022
Samuel Pierpont Langley – Nhà thiên văn học và Vật lý học người Mỹ
Samuel Pierpont Langley – Nhà thiên văn học và Vật lý học người Mỹ
Samuel Pierpont Langley (22 tháng 8 năm 1834 -
27 tháng 2 năm 1906) là một nhà
thiên văn học và vật lý người Mỹ, sinh ra tại Roxbury, Massachusetts và mất
tại Aiken, bang Nam Carolina.
Các công trình thiên văn quan trọng của
ông liên quan đến miền hồng ngoại của phổ Mặt Trời. Ông cũng quan tâm đến lĩnh
vực khí động lực học, và chế tạo máy bay. Ông đã thiết kế mô hình máy bay thu
nhỏ dùng động cơ hơi nước và đặt tên là Aerodrome. Năm 1896 chiếc Aerodrome bay
được 1200 m (0,75 dặm). Sau đó ông cộng tác với kỹ sư Charles M. Manly và tiến
hành chế tạo một máy bay cỡ thực. Chiếc máy bay đó nặng hơn 95 kg, dùng động cơ
hơi nước. Thế nhưng cuộc thử nghiệm đã thất bại, chiếc máy bay không thể bay được.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
08 tháng 8 2022
Ernest Lawrence – Nhà vật lý người Mỹ
Ernest Lawrence – Nhà vật lý người Mỹ
Ernest Orlando Lawrence (sinh ngày 8/8/1901 – 1958) là nhà vật lý người Mỹ. Ông là
nhà vật lý học đoạt Giải Nobel năm 1939. Ông là người đã đưa ra ý tưởng chế tạo
một máy gia tốc trong đó hạt mang điện được tăng tốc nhờ sự phối hợp của điện
trường và từ trường. Đó chính là máy xiclotron, loại máy được thử nghiệm lần đầu
tiên vào năm 1931 và được thực tế chứng tỏ rằng là một máy gia tốc rất hữu ích.
Lawrence có nhiều học trò, nổi bật nhất
chính là Ngô Kiện Hùng, nhà vật lý nữ
người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng nhất, người suýt nhận giải Nobel như thầy của mình nếu
không có tư tưởng trọng nam khinh nữ trong Hội đồng Nobel (đây là một trong những
tai tiếng của giải thưởng danh giá nhất hành tinh này).
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
05 tháng 8 2022
Neil Armstrong – Phi hành gia người Mỹ nổi tiếng, là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng
Neil Armstrong – Phi hành gia người Mỹ nổi tiếng, là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng
Neil Alden Armstrong (5 tháng 8 năm 1930 – 25 tháng 8
năm 2012) là một phi hành gia và kỹ sư kỹ thuật hàng không vũ trụ người Mỹ,
và cũng là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Ông cũng là một phi công
hải quân, phi công thử nghiệm, và giáo sư đại học.
Là một cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học
Purdue, Armstrong đã theo học ngành kỹ thuật hàng không; học phí đại học của
ông được Hải quân Hoa Kỳ chi trả theo Kế hoạch Holloway. Ông đã trở thành một
chuẩn úy hải quân vào năm 1949 và phi công hải quân vào năm tiếp theo. Ông tham
gia vào những hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên, lái chiếc Grumman F9F
Panther từ tàu sân bay USS Essex. Vào tháng 9 năm 1951, trong khi thực hiện một
cuộc ném bom tầm thấp, máy bay của Armstrong đã bị hư hại khi va chạm với một
dây cáp phòng không cắt đứt một phần lớn của một bên cánh. Armstrong bị buộc phải
nhảy dù khỏi máy bay. Sau chiến tranh, ông đã hoàn thành bằng cử nhân tại
Purdue và trở thành phi công thử nghiệm tại Trạm bay Tốc độ cao của Ủy ban Cố vấn
Hàng không Quốc gia (NACA) tại Căn cứ Không quân Edwards ở California. Ông là
phi công dự án trên các máy bay chiến đấu Century Series và bay bảy lần trên
chiếc North American X-15. Ông cũng là người tham gia các chương trình Man in
Space Soonest và chuyến bay vũ trụ có người trên chiếc X-20 Dyna-Soar, tất cả đều
thuộc Không quân Hoa Kỳ.
Armstrong gia nhập Quân đoàn Phi hành
gia NASA trong nhóm thứ hai, được chọn vào năm 1962. Ông thực hiện chuyến du
hành không gian đầu tiên với tư cách là phi công chỉ huy của Gemini 8 vào tháng
3 năm 1966, trở thành phi hành gia dân sự đầu tiên của NASA bay lên vũ trụ.
Trong nhiệm vụ này với phi công David Scott, ông đã thực hiện lần đầu tiên hoạt
động ghép nối hai tàu vũ trụ; nhiệm vụ đã bị hủy bỏ sau khi Armstrong sử dụng
nhiên liệu kiểm soát tái nhập của mình để làm ổn định một chuyển động lộn vòng
nguy hiểm gây ra bởi một bộ đẩy bị kẹt. Trong quá trình huấn luyện cho chuyến
du hành không gian thứ hai và cuối cùng của Armstrong với tư cách là chỉ huy
tàu Apollo 11, ông đã phải bật ghế phóng ra khỏi Phương tiện Di chuyển Nghiên cứu
Hạ cánh xuống Mặt Trăng trước khi gặp nạn.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969,
Armstrong và phi công Buzz Aldrin của Mô-đun Mặt Trăng (LM) của tàu Apollo 11
đã trở thành những người đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng, và ngày hôm sau họ dành
hai tiếng rưỡi bên ngoài tàu vũ trụ trong khi Michael Collins vẫn ở trên quỹ đạo
mặt trăng ở mô-đun chỉ huy (CM) của nhiệm vụ. Khi Armstrong bước lên bề mặt Mặt
Trăng, ông đã phát biểu một câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ bé của một
con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại." Cùng với
Collins và Aldrin, Armstrong đã được Tổng thống Richard Nixon trao tặng Huân
chương Tự do Tổng thống. Tổng thống Jimmy Carter đã trao tặng cho Armstrong
Huân chương Danh dự Không gian Quốc hội năm 1978, và Armstrong và các đồng đội
cũ của ông đã nhận được Huy chương Vàng Quốc hội năm 2009.
Sau khi từ chức tại NASA vào năm
1971, Armstrong giảng dạy tại Khoa Kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học
Cincinnati cho đến năm 1979. Ông phục vụ trong cuộc điều tra tai nạn Apollo 13
và Ủy ban Rogers, điều tra thảm họa tàu con thoi Challenger. Ông đóng vai trò
là người phát ngôn cho một số doanh nghiệp và xuất hiện trong quảng cáo cho
thương hiệu ô tô Chrysler bắt đầu từ tháng 1 năm 1979.
Cuộc đời và sự nghiệp
Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại tiểu
bang Ohio, Mỹ.
Vào khoảng những năm 1956, ông là một
phi công lái thử tại Trạm Bay Tốc độ cao NASA ở Căn cứ Không quân Edwards, tiểu
bang us.
Sau quãng thời gian làm một phi công
lái thử, Armstrong có bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp. Ông
chuyển sang làm một nhà du hành vũ trụ.
Năm 1969, Armstrong nhận nhiệm vụ
tham gia chuyến bay Apollo 11 và sứ mệnh đại diện cho cả ngành hàng không vũ trụ
Mỹ trong việc đặt chân lên Mặt Trăng. Người Mỹ rất khao khát làm được điều này,
sau khi người Nga đã đi trước một bước với việc đưa được con người vào vũ trụ 8
năm trước đó.
Sáng sớm ngày 20/7/1969, Armstrong trở
thành người đầu tiên đặt chân xuống Mặt Trăng với câu nói nổi tiếng: "Đây
là bước đi nhỏ của một con người, nhưng là bước tiến lớn của nhân loại".
Sau đó Armstrong và bạn đồng hành Aldrin cùng căng lá quốc kỳ Mỹ trên Mặt
Trăng. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới và có đến vài
trăm triệu người đã theo dõi qua màn hình tivi đen trắng.
Với việc trở thành người đầu tiên đặt
chân lên Mặt Trăng, Armstrong vụt sáng để trở thành một biểu tượng đáng tự hào
của rất nhiều thế hệ người Mỹ. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều thanh niên Mỹ coi
ông là một tấm gương sáng để noi theo.
Sau khi thực hiện "bước
tiến dài của nhân loại" trên Mặt Trăng vào năm 1969, nhà du hành
Neil Armstrong duy trì cuộc sống bình lặng và tránh xa ánh hào quang của quá khứ.
Ngay sau chuyến bay lên Mặt Trăng,
Armstrong tuyên bố ông sẽ không bay lên vũ trụ nữa. Ông từ bỏ mọi chức vụ tại
NASA vào năm 1971 và nhận công việc giảng dạy tại khoa Cơ khí Hàng không của Đại
học Cincinnati ở tiểu bang Ohio. Mặc dù từng lái máy bay chiến đấu cho hải quân
Mỹ, làm phi công thử nghiệm và phi hành gia cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ
(NASA), Armstrong chưa bao giờ cho phép bản thân chìm đắm trong ánh hào quang
sau chuyến bay lên Mặt Trăng vào năm 1969. Ông rất hiếm khi xuất hiện trước
công chúng. Vô số công ty muốn ông trở thành người phát ngôn của họ, nhưng ông
liên tục từ chối và chỉ chấp nhận lời mời của một số doanh nghiệp.
"Tôi, bây giờ và mãi mãi, chỉ là
một kỹ sư bình thường", ông từng tuyên bố như vậy vào năm 2000.
Khi xuất hiện tại thành phố Dayton
vào năm 2003 để tham dự một sự kiện, Armstrong bước lên sân khấu nhưng chỉ phát
biểu trước đám đông trong vài giây và không hề đề cập tới Mặt Trăng. Sau đó ông
nhanh chóng rời sân khấu.
Luôn lẩn tránh ống kính của báo giới,
nhưng vào năm 2010, Armstrong xuất hiện trước công chúng để bày tỏ sự lo ngại về
chính sách của Tổng thống Obama đối
với chương trình thám hiểm vũ trụ. Sau khi nắm quyền, ông Obama không ưu tiên tới
việc trở lại Mặt Trăng mà chú trọng vào việc tư nhân hóa hoạt động vận tải vũ
trụ.
Cùng với hơn 10 cựu phi hành gia của
NASA, ông ký một thư kêu gọi chính phủ Mỹ chú trọng việc hướng tới Mặt Trăng
trong tương lai.
Ngày 25/8/2012, Armstrong qua đời tại
chính quê hương Ohio, vì những di chứng sau một ca phẫu thuật tim.
Nhận định
John Logsdon,
giáo sư danh dự của Đại học George Washington, bình luận: "Việc Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng sẽ là một thành tựu mà nhân
loại sẽ nhớ mãi. Đó thực sự là sự kiện truyền thông toàn cầu của loài người.
Khoảng 600 triệu người, tương đương 20% dân số thế giới, đã xem những bước đi đầu
tiên của con người trên Mặt Trăng"
Roger Launius,
một nhà nghiên cứu của Viện Smithsonian tại Mỹ, cho rằng khi các thế hệ sau liệt
kê hai sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất của thế kỷ 20, họ sẽ nghĩ tới chuyến đổ bộ
đầu tiên lên Mặt Trăng và quả bom nguyên tử đầu tiên: "Không ai có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của chuyến đổ bộ đầu
tiên lên Mặt Trăng trong lịch sử nhân loại và Armstrong sẽ gắn với sự kiện ấy
mãi mãi".
Douglas Brinkley, một chuyên gia về lịch sử thế kỷ 20 của Đại học Rice tại Mỹ, bình luận:
"Chuyến thám hiểm tới châu Mỹ từ 500
năm trước của Christopher Columbus tạo ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử.
Tương tự, Neil Armstrong và phi thuyền Apollo 11 cũng tạo nên một thời đại mới".
Howard McCurdy,
giáo sư bộ môn vũ trụ và chính sách công của Đại học America tại Mỹ, phát biểu:
"20 năm trước khi tàu Apollo 11 bay
lên Mặt Trăng, người ta vẫn chỉ nghĩ đó là một giấc mơ viển vông, nhưng Neil
Armstrong đã biến nó thành hiện thực. Nếu chúng ta có thể thực hiện điều không
tưởng trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, chúng ta có thể tạo nên kỳ tích tương tự
trong những lĩnh vực khác", "Armstrong
nhắc tới nhân loại, chứ không phải người Mỹ, trong câu nói bất hủ của ông. Với
hành động đó, Armstrong muốn khẳng định chuyến đổ bộ của ông là thành tựu của cả
thế giới".
Douglas Brinkley, nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Rice tại Mỹ và từng phỏng vấn
Armstrong, nói rằng Armstrong có đầy đủ phẩm chất mà NASA đặt ra đối với người
đầu tiên bước trên Mặt Trăng. Kiến thức về kỹ thuật của ông là ưu điểm nổi bật
nhất. "Tôi nghĩ điểm đáng ngưỡng mộ
nhất của Armstrong chính là thái độ lẩn tránh vinh quang. Ông ấy là vị anh hùng
đích thực trong thời đại mà con người sẵn sàng làm những việc phi lý để trở nên
nổi tiếng".
Charles Bolden,
giám đốc NASA: "Mọi cuốn sách lịch sử
sẽ nhắc tới Neil Armstrong. Người ta sẽ nói rằng ông ấy là người đầu tiên đặt
chân lên một thiên thể ngoài Trái Đất".
Gia đình Armstrong tuyên bố trong cáo
phó trong đám tang ông: "Neil
Armstrong là một vị anh hùng bất đắc dĩ, bởi ông ấy nghĩ rằng đặt chân lên Mặt
Trăng chỉ là một phần của công việc".
Nguồn WIKIPEDIA
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Voltaire - Nhà văn, Sử gia, Triết gia Pháp thời Khai sáng François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
DANH MỤC
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia