Hiển thị các bài đăng có nhãn DỊCH GIẢ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DỊCH GIẢ. Hiển thị tất cả bài đăng
25 tháng 5 2012
BÙI VĂN NAM SƠN: KẺ LỮ HÀNH THEO CHÂN CÁC TRIẾT GIA
Khi cuốn sách triết học Hiện tượng học tinh thần của Hegel, với bản dịch
Việt ngữ (và chú giải) của Bùi Văn Nam Sơn ra mắt tại Việt Nam, thì khắp các
trang điểm sách đều trang trọng loan tin, gọi đó là “sự kiện lớn” trong đời
sống khoa học xã hội của nước nhà. Riêng giáo sư triết học Nguyễn Hữu Liêm đã
gọi đây là “Một biến cố văn học lớn của Việt Nam”.
Biến cố này còn được tạo thành một vệt với bộ ba quyển phê phán nổi
tiếng của nhà khai minh vĩ đại người Đức I.Kant: “Phê phán lý tính thuần túy”,
“Phê phán lý tính thực hành”, “Phê phán năng lực phán đoán” (4 cuốn nói trên
được xuất bản từ 2004 - 2007), “Khoa học logích của Hegel” - đang in.
Nhà thơ quái kiệt Bùi Giáng thuộc vai chú của nhà nghiên cứu triết học,
dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Sinh thời, Bùi Giáng rất kính nể người cháu này, một
trí thức định cư ở Đức từ năm 1968. Bùi Văn Nam Sơn đã làm gì, là người như thế
nào mà đạt được sự kính nể đó của lão thi Bùi Giáng?
Tạo ra triết học Hegel, Kant bằng tiếng Việt
Tầm
quan trọng của bản dịch Việt ngữ những tác phẩm then chốt nhất của hai nhà
triết học kinh điển thế giới Hegel và I.Kant là nó cung cấp những bộ mã chìa để
mở ra cánh cửa tri thức của nhân loại. Và chỉ khi anh tiếp thu, hòa được vào
dòng chảy tri thức đó, thì anh mới có thể tạo ra và rao truyền những giá trị
của mình.
Để
có các bản dịch chính xác, ông đã đối chiếu nhiều bản dịch tiếng Anh, Pháp,
Trung, và có công chú giải tác phẩm một cách nghiêm túc, cẩn trọng, bác học.
Công lao của ông là “tạo ra triết học Hegel, Kant bằng tiếng Việt” (GS triết
học Nguyễn Hữu Liêm), vì Việt ngữ chưa có một cộng đồng ý nghĩa và ngôn từ cho
người học triết. Ông, một học giả với khả năng ngôn ngữ, được đào tạo về triết
học khoa bảng, đã trở thành người Việt đầu tiên làm được công việc này. Bởi
những lý do đó, bản dịch Phê phán lý tính
thuần túy (dày 1.300 trang) đã được Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh
và Đại học Quốc gia Hà Nội trao tặng giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế.
Xuất
thân là người học triết (ông học triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1964
- 1968, sang Đức du học từ năm 1968), sau đấy là người dạy triết (ông định cư
và giảng dạy triết tại Đức) và khi đã dứt nợ mưu sinh, ông trở thành người đưa
tri thức (triết học) thế giới vào Việt Nam một cách có hệ thống.
Công
việc này ông đã tiến hành độ 10 năm nay. Lý giải về động cơ của mình, ông nói:
“Đối với nước ta, công cuộc tu thư ngày càng bức thiết để nhanh chóng lấp
khoảng trống về học thuật, bù lại những quãng thời gian và cơ hội đã bị bỏ lỡ,
nhằm tiếp cận một cách toàn diện hơn, chính xác hơn các trào lưu tư tưởng và
thành tựu khoa học trên thế giới. Việc dịch sách kinh điển là con đường ngắn
nhất trong việc tiếp phát văn hóa”.
Nhìn xa, thấy rộng, tự trọng và dấn thân
Tìm
gặp Bùi Văn Nam Sơn tại nhà, một căn biệt thự yên tĩnh ở cuối quận Bình Thạnh,
TP.HCM. Ở tuổi 61, trông ông nhanh nhẹn, hồn hậu và ân cần trong lời nói, cử
chỉ; sôi nổi và nhiệt huyết khi nói về học thuật. Lời lẽ ông sáng rõ, giản dị,
mạch lạc, súc tích, cố gắng diễn đạt những vấn đề triết học một cách ít trừu
tượng nhất - một thứ ngôn ngữ đã được chưng cất qua chiều sâu trí tuệ của ông.
Ông có một khuôn mặt ấn tượng với trán cao, rộng, mắt sâu, tinh nhạy và chiếc
mũi lớn, khuôn miệng rộng, hay cười. Ông không tạo ra bất cứ sự rụt rè và mặc
cảm nào cho người đối thoại, dù sự chênh lệch về hiểu biết trong đề tài được đề
cập giữa hai người là khủng khiếp. Ông luôn biết cách cho một câu trả lời có giá
trị ở tầm khái quát lớn ngay cả với một câu hỏi tầm thường.
Trong
suốt cuộc trò chuyện, ông luôn gợi cho tôi hình ảnh của một thanh gươm mà ở đó,
vẻ bề ngoài ôn hòa nồng hậu của ông là cái vỏ kiếm hiền dịu đã bao bọc, che chở
cho một thanh gươm sáng quắc và lấp lánh là trí tuệ sắc bén của ông.
Ông
nói nhiều về nỗi trăn trở, tự vấn của mình về sự suy nhược của nền khoa học xã
hội - nhân văn nước nhà. Ông sốt ruột, mất ăn mất ngủ (theo cả nghĩa đen, mỗi
ngày ông đều chong đèn làm việc đến khuya, làm việc liên tục, suốt ngày, suốt
tháng, suốt năm, “như có cọp rượt sau lưng”) khi nhìn vào thư viện quốc gia,
thấy vốn liếng sách vở của ta không bằng một thư viện trường đại học của người.
Trong cơn bùng nổ của lý thuyết trên thế giới, ông hoảng hốt thấy sự thờ ơ và
lãnh đạm của chúng ta.
“Phải
biết giật mình, mất ăn mất ngủ khi so với các nước gần gũi như Hàn Quốc. Những
năm 70 của thế kỷ trước, triết học họ kém hơn ta, họ tiếp xúc với triết học
phương Tây muộn hơn ta. Giờ sau 40 năm nhìn vào thư viện của họ, toàn tập những
tác phẩm lớn của những tác giả lớn về KHXH đã dịch ra tiếng Hàn. Hàn Quốc phát
triển kinh khủng về học thuật, văn hóa, kinh tế. Trong 40 năm hòa bình, ta loay
hoay làm đủ thứ chuyện thì họ làm việc đó. Ta tụt hậu kinh khủng, kể cả trong
văn hóa tư tưởng - cái không tốn kém nhiều - lại tự hào vỗ ngực ta là “văn hiến
chi bang” mà sách vở trống lổng. Không biết bao giờ mới tỉnh thức về việc này!?
Người trí thức phải giật mình, tự vấn lương tâm: Ai là người chịu trách nhiệm
đây? Làm nhanh đi trước khi quá muộn”.
Ông
nói những lời tha thiết như vậy, và làm những việc thiết thực, khẩn trương. Ông
tự quàng cho mình cái trách nhiệm của một người trí thức, theo quan niệm của
ông: nhìn xa, thấy rộng, tự trọng và dấn thân. Ông cũng mong mỏi phải làm sao
tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức có căn bản học thức và phẩm hạnh đường
hoàng.
Những
đoạn trích dẫn lời ông ở trên và đoạn phỏng vấn thực hiện dưới đây, chỉ là 1/10
những gì ông đã nói với tất cả lòng nhiệt tâm và ưu phiền (Nguyễn Trãi: “Cổ kim
thức tự đa ưu hoạn” – xưa nay kẻ biết chữ thường lắm lo phiền) mà ông đã bộc lộ
trong cuộc phỏng vấn dài 3 tiếng trong một buổi chiều Sài Gòn liên tục chuyển
mưa.
Đừng tự kỷ ta không có truyền thống triết học
Vì sao trong khi nói và viết, ông rất thường trích dẫn cụ Phan Châu
Trinh, ngay như câu vừa rồi ông dẫn của cụ “Yêu nước thì tốt, nhưng biết đạo
yêu nước còn tốt hơn”?
Tôi
thường trích dẫn cụ vì Phan Châu Trinh lớn lắm, là nhân vật bản lề
giữa xã hội cũ và mới, tượng trưng cho sự tỉnh thức của một dân tộc biết giật mình
trước sự lạc hậu và thấy rõ sự quan trọng hàng đầu của văn hóa. Vì cụ biết có
nó là có tất cả, gỡ được nó là gỡ được tất cả, mặc dù những chỗ khác có bức
thiết hơn (trong khi thiên hạ thói thường “nóng đâu xoa đó”). Luận về người
không luận về thành bại, mà luận về tầm nhìn, là cách đặt vấn đề của họ. Đặt
vấn đề quan trọng hơn giải pháp, để không vay mượn tư tưởng, nô lệ tư tưởng của
người khác. Độc lập văn hóa còn quan trọng hơn độc lập chính trị. Độc lập văn
hóa là thấy được tầm quan trọng của văn hóa, giữ gìn, bồi đắp được nó, chứ
không cho là văn hóa mình số 1!
Việt Nam
là một nước có hay không có truyền thống suy tưởng triết học?
Bản
thân người Việt có truyền thống suy tưởng hay không là vấn đề lớn
nhưng có hai ý. Một, tố chất bẩm sinh: Người Việt có thể tiếp thu, nắm vững
khoa học hiện đại, bằng chứng là ngôn ngữ tiếng Việt phát triển, không nghèo
nàn. Bao lâu có một ngôn ngữ dân tộc phát triển và cập nhật thì dân tộc đó đủ
năng lực tiếp thu và tư duy trước mọi vấn đề khoa học, không nên bi quan chỗ
này. Tôi không tin người Nhật thì có óc triết học hơn người Việt.
Hai,
thói quen: Lâu nay mình vẫn tiếp thu được những tư tưởng uyên thâm của Nho,
Khổng (nhưng nay lạc hậu, xơ cứng. Mình vừa lòng với việc tiếp thu bề ngoài,
không hiểu nguyên lý, phổ biến theo kiểu bí truyền, thầy dạy cho trò). Còn về
việc không có những nhà đại khoa học, thì mình cũng chỉ là một trong hàng trăm
nước như vậy, số nước có nhà đại khoa học chỉ đếm trên đầu ngón tay, không nên
mặc cảm về chuyện này.
Không
phải ta không có truyền thống. Truyền thống là do mình tạo ra. Do thói quen của
một đất nước có nền giáo dục - khoa học lạc hậu, coi thường khoa học nhân văn
không thiết thực, không làm ra của cải (mà không hiểu nó là nền tảng để làm ra
của cải), chứ đừng tự kỷ ta không có truyền thống.
Từ
việc xem nhẹ, coi thường khoa học xã hội lại ngộ nhận về tố chất, truyền thống
của mình là cái nhìn vô cùng thiển cận.
Ông nhắc đi nhắc lại đừng công cụ hóa triết học một cách vội vã và dại
dột. Vậy thì nhiệm vụ của triết học là gì?
Triết
học, nhiệm vụ của nó là làm việc cho sự tự do của con người. Tự do nghĩa là
mình làm chủ được - làm cho cái gì từng xa lạ trở nên quen thuộc với mình. Tự
do là chính mình trong cái khác với mình. Muốn biến thế giới này thành một thế
giới nhân đạo, quê hương để con người cư ngụ được, anh phải đủ năng lực tư duy
để nắm bắt được nó. Mà anh suy nghĩ về thế giới là suy nghĩ bằng những phạm
trù. Phạm trù anh vươn lên tới đâu, tự do của anh vươn lên tới đó. Nhưng, phải
biết rằng không có tự do học thuật thì không có tự do tư duy.
Sự suy nhược (theo ông nhận định) của khoa học xã hội và nhân văn hiện
nay tại Việt Nam nói lên điều gì và dẫn đến hậu quả gì?
Nói
đến “khoa học” là nói đến tính khách quan, tính chính xác, tính chất khảo cứu,
tính độc lập của tư tưởng, tính sáng tạo và mới mẻ trong quan niệm. Các tính
chất ấy hiện ta đều thiếu cả. Đó là do sự “bao cấp về tư tưởng” trong nhiều
năm, dẫn đến sự xem nhẹ vai trò của KHXH & NV, thậm chí ngộ nhận về chức
năng của nó khi biến nó thành công cụ nhất thời và thiển cận. Và khi “công cụ”
này tỏ ra không mấy hiệu quả, càng dễ xem nó là vô ích và nguy hiểm. Trong khi
đó, kinh nghiệm lịch sử ở các nước cho thấy: nền KHXH & NV phát triển
thường mở đường cho việc thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của toàn xã hội, từ đó
ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước. Nó không
chỉ là môi trường tạo ra những nhà văn hóa, nhà tư tưởng mà còn dọn miếng đất
phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển các ngành khoa học, công nghệ một cách
lành mạnh, và nói chung, cho một nền văn hóa và kinh tế bền vững, nhân đạo.
Tham vọng triết học của Bùi Văn Nam Sơn
Với tốc độ vận động như hiện nay, phải mất bao nhiêu năm để VN có một
kho tàng kinh điển thế giới hoàn chỉnh? Và phải ưu tiên “nhập khẩu” những gì
trong tình hình hiện nay?
“Hoàn
chỉnh” thì khó nói, nhưng theo tôi, để có chút “vốn liếng” căn bản, có lẽ cần
ít nhất vài mươi năm, nếu làm việc cật lực và bền bỉ. Ngoài việc phải nhanh
chóng tiếp thu những thông tin mới mẻ về nhiều lĩnh vực thiết thân cho nhu cầu
trước mắt, cần ưu tiên cho việc học tập và nghiên cứu cơ bản để có sức mà đi xa.
Công việc hiện nay của ông là góp phần đưa tri thức thế giới vào Việt
Nam một cách có hệ thống. Ông nhìn thấy viễn cảnh nào cho công việc nhọc nhằn
và riêng lẻ, cô đơn này?
Công
việc đang đỡ “nhọc nhằn và cô đơn” vì ngày càng có nhiều bạn đồng hành. “Viễn
cảnh” sẽ tốt đẹp khi nhiều người cùng thấy sốt ruột và tự giác làm việc.
Giấc mơ của Plato (nhà triết học cổ đại người Hy Lạp): Vua phải là triết
gia và triết gia... phải làm vua. Cơ sở nào để Plato có giấc mơ này?
Vì
Plato cho rằng triết gia là người nắm được chân lý! Và cũng vì ông đồng nhất
hóa Chân-Thiện-Mỹ, nên triết gia không... làm vua, thì ai xứng đáng để làm?
Trong lịch sử, không phải không có trường hợp vua được xem vừa là nguyên thủ
quốc gia, vừa là giáo chủ, vừa là... con người đẹp nhất! Chỉ đến thời hiện đại,
khi nhận ra rằng Chân (khoa học), Thiện (đạo đức) và Mỹ (sở thích, nghệ thuật)
tuy gắn bó chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một; mỗi cái có
phạm vi và quy luật riêng, không quy giản vào nhau được thì giấc mơ kia mới
tỉnh mộng. Công đầu trong nhận thức ấy chính là nhà khai minh vĩ đại: I. Kant.
Vậy thì vua có cần biết triết học không?
Triết
học sẽ giúp có “chính trị sáng suốt”, “chính trị lành mạnh”.
Thế còn giấc mơ của ông là gì?
Là
ai lo việc nấy! Triết gia không phải... làm vua, còn vua thì không can thiệp
vào các lĩnh vực chân, thiện, mỹ, ngoài thẩm quyền của mình.
Ông có tham vọng triết học nào không?
Vâng,
có. Xin xem lại câu trả lời trên.
Nét chính trong tính cách của ông?
Cụ
Khổng khuyên người học nên có hai tính cách: “học nhi bất yếm, hối nhân bất
quyện” (học không biết chán, dạy người chẳng mỏi). Tôi xin phấn đấu theo lời cụ
ở nửa câu trước. Tôi mong mỏi là suốt đời được làm một anh học trò già.
Triết học làm ta mất ngủ. Triết gia là những con người thao thức. Vậy
nhà triết học thì thế nào?
Còn
có thể làm gì ngoài việc tự nguyện thành kẻ lữ hành theo chân các triết gia?
29 tháng 3 2012
LÊ THÚY HẠNH - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Tiếp thị số Digimarketing
Lần đầu tiên tôi gặp Lê Thúy Hạnh, nghe giọng nói với
âm lượng rất nhỏ, dè dặt và khiêm tốn, nhiều người nghĩ cô gái này là sinh
viên, chứ không phải là bà giám đốc của một công ty Tiếp thị số, truyền thông
trực tuyến hàng đầu Việt Nam có tên gọi Digimarketing JSC. Trò chuyện với chị Hạnh,
khi tôi nói về nhận định của mình, chị bẽn lẽn cười và vui vẻ nói: Cũng vì thân
hình nhỏ bé, nên tôi đã phải từ bỏ ước mơ trở thành một chính khách.
Sinh ra ở vùng quê nắng gió Hà Tĩnh, trong một gia
đình cả bố, mẹ đều là bác sỹ, Lê Thúy Hạnh có một tuổi thơ khá êm ả so với bạn
bè cùng trang lứa. Nhưng cũng bởi hoàn cảnh gia đình mà cô gái liễu yếu đào tơ
này đã sớm biết kiếm tìm giá trị của cuộc sống.
Hạnh kể, ngày xưa, trong vườn rau của nhà, bao giờ mẹ
Hạnh cũng ngăn ra một phần nho nhỏ để con gái tự trồng rau, tự chăm sóc những
luống rau con con của riêng mình, rồi tự thu hoạch, đem bán. Những luống rau bé
nhỏ ấy là bài học đầu tiên cho Lê Thúy Hạnh về giá trị của những giọt mồ hôi.
Bản năng kinh doanh của bà giám đốc 8X còn là việc “mua đầu chợ, bán cuối chợ”
chỉ với vài đồng tiền mẹ cho đi chợ mỗi ngày. “Ngày đó, em chỉ cần đi chợ sớm
hơn một chút, ra chợ đón, mua rẻ mớ rau, con cá của bà con kiếm được mang bán,
rồi đi vào chợ chính bán lại. Lãi chẳng đáng là bao nhưng cũng cải thiện thêm
được một chút cho bữa ăn gia đình, hoặc mua cho mình vài thứ nho nhỏ như cái
kẹp tóc, cái bút…” – Lê Thúy Hạnh hồi tưởng lại một kỷ niệm tuổi thơ của mình.
Cũng trong kỷ niệm đó, còn có cả hình ảnh cô học trò nhỏ trường chuyên của
huyện, một buổi lên lớp, một buổi đi chăn vịt lấy tiền bán trứng để trang trải
thêm cho việc mua sách vở. Khi thì nắng chang chang, khi thì nước ngập đến
ngang ngực, vẫn không làm giảm niềm vui được lao động của cô bé Lê Thúy Hạnh
ngày nào.
Đến lúc đã là “nhà ngoại giao” tương lai, Hạnh vẫn không
từ bỏ được niềm vui thích khi tự mình làm sinh lời từ những thứ tưởng như không
thể. Ví như vào những ngày 8/3, sinh nhật bạn bè trong phòng trọ, hoa tràn
ngập, chỉ có thể vứt đi nếu không muốn bị ngạt thở. Chẳng ai khác là cô gái bé
nhỏ Lê Thúy Hạnh khệ nệ vác hoa ra đường… bán lại. Phi vụ kinh doanh đáng kể
nhất, đánh dấu con đường trở thành doanh nhân của Lê Thúy Hạnh là khi còn đang
là sinh viên năm thứ 3, cũng chỉ quen biết khi trọ học, Hạnh đã được một người
chị hàng xóm cho mượn một số tiền lớn để kinh doanh. Qua quan hệ bạn bè, Hạnh
mở một cửa hàng bán máy vi tính trên phố Đào Tấn (Hà Nội). Doanh thu khá lớn,
nhưng nhiệm vụ của cô sinh viên năm cuối đại học đã không cho phép Hạnh tiếp
tục công việc này. Nhưng cũng từ việc bán máy tính đã giúp Hạnh hiểu rõ hơn về giá
trị của Internet, về cuộc sống số, để sau này, chị quyết tâm chinh phục ngành
tiếp thị số của Việt Nam.
Là giám đốc của Digimarketing JSC – một công ty
chuyên nghiệp về tiếp thị số, truyền thông trực tuyến, Lê Thúy Hạnh tâm sự:
“Truyền thông online và quảng cáo trực tuyến sẽ trở thành phương tiện phổ biến
nhất trong thời đại số. Website dù có hay và có đẹp đến mấy, nếu không quảng cáo
thì cũng chỉ như một ốc đảo bí mật trên mạng internet vô cùng rộng lớn. Thương
hiệu dù có nổi tiếng dưới mạng đến mấy, nếu không tham gia vào quảng cáo trực
tuyến thì sớm muộn cũng bị các đối thủ khác vượt qua. Quốc gia dù có to lớn đến
mấy nếu không biết tận dụng Internet để quảng bá và phát triển thì chẳng khác
nào tự bịt mắt mình trước ánh sáng của kỷ nguyên công nghệ thông tin và
internet”. Và đó cũng là lý do để chị đứng ra chịu trách nhiệm lãnh đạo
Digimarketing JSC.
Với tư cách là Công ty con thuộc Tập đoàn Thương hiệu
số (DIGIBRAND GROUP). Được sự hỗ trợ của công ty mẹ và các công ty thành viên
khác, Công ty Cổ phần Tiếp thị số - DIGIMARKETING.,JSC đã nhanh chóng trở thành
một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Tiếp thị số tại Việt Nam, chuyên về tư
vấn, đào tạo, nghiên cứu thị trường và chuyển giao công nghệ tiếp thị số. Hiện
tại, Digimarketing JSC dưới sự lãnh đạo của giám đốc trẻ Lê Thúy Hạnh đang tham
gia, tổ chức và tài trợ cho nhiều chương trình quan trọng như: là thành viên
sáng lập cộng đồng Tiếp thị số Việt Nam, là thành viên sáng lập Cộng đồng
Thương hiệu số Việt Nam, là nhà tài trợ cho chương trình Bảo vệ thương hiệu số,
xếp hạng thương hiệu số, phối hợp với Tập đoàn truyền thông trực tuyến Micronet
và Tập đoàn Truyền thông phát triển Thương hiệu Quốc gia triển khai chương
trình “Vietnam Online” – quảng bá hình ảnh Việt Nam hội nhập trên mạng Internet
toàn cầu, phối hợp với các đối tác, tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo về
Digital Marketing với hàng nghìn lượt học viên…
Doanh thu thực tế hiện tại của Digimarketing JSC
không phải là lớn, nhưng những gì Digimarketing JSC đang sở hữu sẽ mang lại một
giá trị không nhỏ trong tương lai gần. Nói về sự hậu thuẫn cho những thành công
của mình, Lê Thúy Hạnh tâm sự: Tất cả những gì tôi có được là nhờ gia đình. Tôi
đã có một người chồng rất tuyệt vời. Anh chính là người “kiến trúc sư”, còn tôi
chỉ là chú ong thợ cần mẫn góp phần xây dựng lâu đài anh kiến tạo. Tôi cũng rất
may mắn khi được sống cùng bố mẹ chồng, là những người rất nghiêm khắc nhưng
lại yêu thương con cái hết mực. Tình yêu thương và sự thông cảm của bố mẹ chồng
đã giúp tôi có được sự tự tin trong sự nghiệp.
Bí quyết “làm dâu” của bà giám đốc 8X không gì
khác là sự yêu thương, chân tình. “Tôi luôn dành thời gian rảnh rỗi để trò
chuyện, xoa bóp cho mẹ chồng. Khi có những khúc mắc gì trong cuộc sống, cũng
như trong công việc, tôi cũng không ngần ngại tâm sự với mẹ. Có khi chỉ là một
lời động viên của mẹ, giúp tôi lấy lại tinh thần để gỡ mối rối”. Đây cũng là điều
mà Hạnh nghĩ có thể chia sẻ để những nàng dâu trẻ hòa hợp với mẹ chồng trong
cuộc sống bề bộn công việc.
Lại trở lại với việc từ giã ước mơ trở thành một
chính khách, Hạnh tâm sự: “Tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế (nay là Học viện
Ngoại giao), tự nhận thấy mình không có những điều kiện thuận lợi về tầm vóc,
mối quan hệ, truyền thống gia đình, tôi đã quyết tâm rẽ ngang ước mơ. Tôi đã suy
nghĩ rất nhiều trước những cơ hội làm việc trong các cơ quan ngoại giao. Nhưng
cuối cùng thì quyết tâm đi con đường riêng của mình, bởi tôi nghĩ rằng, không
phải chỉ có những nhà ngoại giao chính phủ, ngoại giao nhà nước, mà còn có cả
những nhà ngoại giao nhân dân. Và tôi sẽ quyết tâm để trở thành một nhà ngoại
giao nhân dân. Phương tiện của tôi là Internet”. Quảng bá sản phẩm, quảng bá
thương hiệu, quảng bá nhân tài đất Việt, quảng bá hình ảnh Việt Nam… qua Tiếp
thị số, đó là những công việc mà Lê Thúy Hạnh đang làm để thực hiện ước mơ trở
thành vị đại sứ nhân dân của mình…
Vân Tùng (Báo
Pháp luật Việt Nam
số 66 – ngày 7/3/2010)
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ng...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia