Hiển thị các bài đăng có nhãn TIẾN SĨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIẾN SĨ. Hiển thị tất cả bài đăng
23 tháng 4, 2013
Spencer Johnson (sinh năm 1940) là một nhà văn và là tiến sỹ tâm lý học người Mỹ, ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất với các tác phẩm khám phá cuộc sống và cách sống được hàng triệu độc giả trên toàn thế giới yêu thích, hâm mộ. Ông đã giúp hàng triệu độc giả khám phá ra làm thế nào họ có thể tận hưởng cuộc sống tốt hơn bằng cách sử dụng thật đơn giản mà dẫn đến thực hiện và thành công tại nơi làm việc và ở nhà.
Những tác phẩm của ông được biết đến là những cuốn sách nhỏ đầy ý tưởng độc đáo đã và đang thuộc hàng bestselling do Thời báo Nữu Ước bình chọn như: “Quà tặng diệu kỳ”, “Có nên hay không - Những quyết định thay đổi cuộc sống”, “Phút nhìn lại mình“, “Phút dành cho cha”, “Phút dành cho mẹ”, “Phút dành cho thầy”, “Ai lấy miếng pho mát của tôi”…
Các tác phẩm độc đáo của ông đã mang lại cho độc giả mọi lứa tuổi những khám phá mới, thú vị và rất hữu ích về cách sống, cách hoàn thiện bản thân. Bằng những chân lý giản dị nhưng rất mới mẻ và thực tế, chúng hướng bạn đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Tiểu sử
Spencer Johnson, sinh ra tại Mitchell, Nam Dakota thuộc Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp trường trung học Notre Dame, Sherman Oaks,California, vào năm 1957.
Vào năm 1963, ông nhận được chứng chỉ cử nhân Khoa Tâm lý học của trường Đại học Nam Califonia. Sau đó, ông tiếp tục theo học ngành y tại Đại Học Y khoa Hoàng Gia ở Ireland, ở đây ông đã được nhận bằng tiến sĩ. Ông tiếp tục nghiên cứu tại bệnh viện Mayo và Đại học Y khoa Harvard.
Ông đã từng là Giám đốc Truyền thông cho Medtronic – một công ty đồng phát minh thiết bị điều hòa nhịp tim, đồng thời là nhà nghiên cứu tâm lý tại Viện Nghiên cứu Tổng hợp và là Chuyên viên tư vấn Trung tâm nghiên cứu Nhân học.
Hiện nay, ông đang là Ủy viên Hội đồng tại Trường Đại học Harvard và ông đang sống ở Hawaii và New Hampshire.
Những tác phẩm nổi tiếng
Ông đã viết và xuất bản nhiều tác phẩm Những tác phẩm của ông được độc giả trên toàn thế giới yêu thích và vận dụng thành công vào cuộc sống thực tế của mình, những tác phẩm này đã và đang trở thành kim chỉ nam tư duy sống của nhiều thế hệ.
Đó là một loạt những cuốn sách được xếp vào hàng bán chạy nhất thế giới như:
· "Yes or "No”: Có nên hay không - Những Quyết Định Thay Đổi Cuộc Sống, bí quyết giúp bạn đưa ra những quyết định làm thay đổi cuộc sống để hạnh phúc và thành công hơn (1992). Sau đó, cuốn sách này đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Đức.
· “Who Moved My Cheese? - An Way A Mazing”: Ai lấy mất miếng Phomát của tôi (1998). Cuốn sách này đã được nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ Thời báo Nữu Ước bình chọn.
· “The Precious Present”: Món quà vô giá (1984)
· “The Present”: Quà tặng diệu kỳ - Bí mật đưa bạn đến hạnh phúc và thành công.
· “One Minute for Yourself”: Phút nhìn lại mình.
· “The One Minute Father”: Phút dành cho cha.
· “The One Minute Mother”: Phút dành cho mẹ.
· “The One Minute Teacher”: Phút dành cho thầy.
· Ông là đồng tác giả với nhà văn Kenneth Blanchard trong cuốn “The One Minute Manager”: Vị giám đốc một phút.
Các cuốn sách của ông đã được dịch sang 26 ngôn ngữ trên thế giới. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã chiếm được sự chú ý của các phương tiện truyền thông lớn, trong đó được các cơ quan thông tấn hàng đầu như CNN, ABC, NBC, BBC, Tạp chí Thời đại,Thời báo Nữu Ước, USA Today, Today Show, Wall Street Journal, Fortune, Business Week, Reader's Digest, Associated Press vàUnited Press International. Hiệp hội Báo chí Quốc tế đánh giá những tác phẩm này như là những “liều thuốc tinh thần” cho con người trong cuộc sống hiện đại.
Các tác phẩm của Spencer Johnson được đưa vào thảo luận, giảng dạy về nhân văn, cách sống và quản trị kinh doanh ở nhiều chương trình đại học và sau đại học, đó là câu chuyện của vô tận, sự thật đơn giản đã thay đổi công việc và cuộc sống của hàng triệu độc giả trên khắp thế giới.
Thú vị, tinh tế và đầy ý nghĩa. Đó là những gì mà tác phẩm của ông để lại trong lòng người đọc. Chúng chứa đựng những câu chuyện thực tế, những bài học đi thẳng đến trái tim, làm bừng tỉnh tâm hồn, nhận thức, chỉ ra các giải pháp đơn giản, tối ưu cho những vấn đề phức tạp mà chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc sống hiện tại. Các giá trị ấy mang tính triết lý sống sâu sắc và mãi tồn tại với thời gian.
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, những tác phẩm của ông đã được đến với đông đảo công chúng. Công ty First New – Trí Việt đã mua được bản quyền xuất bản theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với các đối tác như: Tập đoàn xuất bản Doublelay Broadway một chi nhánh của Random House Inc, Hoa Kỳ; William Morrow, chi nhánh của Nhà xuất bản HaperColins Publisher Inc, Hoa Kỳ và Marganet McBride Literary Agency, Hoa Kỳ theo đó Công ty này đã giành độc quyền biên tập và phát hành ấn bản Tiếng Việt. Những tác phẩm này được xuất bản bởi Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và đã có mặt trên thị trường.
Phương ngôn
· "Look at what happened in the past, learn something valuable from it, use what you learn toimprove the present." Spencer Johnson
Tạm dịch: "Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra trong quá khứ, hãy học những giá trị từ nó, và sử dụng những gì bạn học để cải thiện hiện tại".
Tham khảo
· "Yes or "No”: Có nên hay không - Những Quyết Định Thay Đổi Cuộc Sống, bí quyết giúp bạn đưa ra những quyết định làm thay đổi cuộc sống để hạnh phúc và thành công hơn, Spencer Johnson, MD. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005
· “One Minute for Yourself”: Phút nhìn lại mình, Spencer Johnson, MD. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009
· “The Present”: Quà tặng diệu kỳ - Bí mật đưa bạn đến hạnh phúc và thành công, Spencer Johnson, MD. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009
Bạn muốn nhận quyển sách AI LẤY MIẾNG PHÓ MÁT CỦA TÔI (của tác giả Spencer Johnson) miễn phí qua Email và tin nhắn SMS. Vui lòng nhấp vào đây.
7 tháng 8, 2012
ALAN PHAN
“Doanh nhân Việt Nam rất cần cù kiên nhẫn, năng động,
uyển chuyển và có rất nhiều khả năng chịu đựng. Điểm yếu của họ vẫn là kỹ năng
quản trị, kinh nghiệm về thế giới vẫn chật hẹp, tư duy còn nghèo nàn."
Trong buổi tọa đàm "Đầu tư năm 2011 - Bài học
từ 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” do Thái Hà Books, Proskills và
Vinabull tổ chức, Tamnhin.net đã có cuộc trò chuyện riêng với TS. Alan Phan,
người được mệnh danh là “doanh nhân triệu đô”.
Xin ông cho biết cảm giác của ông như thế nào khi là
doanh nhân người Việt Nam
đầu tiên đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987?
Nếu mà nói cảm giác ngay thì thực tình khi ấy rất bận
rộn nên tôi không có nhiều thời gian cho cảm xúc. Nhưng những chuyện tôi làm và
khi tôi đã làm được thì đương nhiên rất “khoái” không riêng gì lên sàn chứng
khoán Mỹ. Những nhà máy, công ty tôi đã thành lập giống như những đứa con, hạnh
phúc của tôi đó là nhìn những đứa con đó lớn lên và nó trưởng thành.
Ông có thể tiết lộ đôi điều về gia đình ông không?
Gia đình tôi cũng không có gì đặc biệt. Tôi có vợ và
tôi ly dị. Tôi có hai con trai lớn và đều rất thành công trên con đường các con
tôi đã chọn. Hai con trai tôi thì không làm chút gì về kinh doanh. Một đứa thì
làm khoa học gia cho cơ quan không gian Mỹ (NASA). Một đứa là công tố viên cho
tiểu bang Califorlia. Các con tôi đã chọn các nghề mà chúng thích đó là một
điều mà tôi rất hãnh diện. Dù là các con tôi không làm doanh nhân không kiếm
được nhiều tiền nhưng chúng rất hạnh phúc với sự lựa chọn đó.
Thưa ông, câu chuyện kỳ bí của ông về việc đem 600
USD đi đánh xứ người, cho đến nay tài sản đã “kếch xù” lên tới hàng trăm triệu
USD. Vậy bí quyết làm giàu của ông là gì?
Bí quyết của tôi là tôi làm rất nhiều. Khi mà mình
làm rất nhiều thì sẽ có rất nhiều thành công và cũng sẽ có nhiều thất bại. Và
may mắn sẽ là yếu tố rất lớn trong công việc của mình. Tôi nghĩ bất cứ doanh
nhân nào có những yếu tố đó, tức là vẫn chịu khó làm khi gặp thất bại thì lại
vực dậy đứng lên tiếp tục làm và dần dần may mắn sẽ tới thì sẽ dẫn đến thành
công.
Lúc sung sức nhất ông thường làm việc bao nhiêu tiếng
trong một ngày?
Đôi khi nói thật là gần như 24 tiếng. Vì có khi tôi
ngủ tôi vẫn còn mơ thấy công việc vẫn bị áp lực và mình ngủ được lúc nào thì
mình ngủ. Và do tôi làm việc trên khắp thế giới nên các múi giờ nó khác nhau,
đó cũng là khó khăn.
Có những ý kiến cho rằng, thành công của ông ngày hôm
nay là có đến 30% may mắn cộng hưởng mà thành, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi nghĩ 30% là chưa đúng. Mà tôi nghĩ nó đến 80%. Nhưng
mà may mắn nhiều khi cũng do chính mình tạo lên. Nếu mình cố gắng mình làm thì
mình sẽ có được nhiều may mắn hơn người không làm.
Ông có nghĩ rằng thành công đến với mỗi người cần
phải có may mắn không?
Chắc chắn cần phải có may mắn!
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, ông có lời khuyên
nào cho doanh nhân Việt Nam
nên đầu tư vào đâu không?
Vấn đề đầu tư là vấn đề phức tạp không thể tóm lược
trong một hay hai câu. Vấn đề luôn luôn là một bài toán có cách thức và phương
trình giải đáp rất chi tiết. Mỗi kênh đầu tư là một suy nghĩ riêng, vì đặc thù
và đặc tính gặp rất nhiều biến động trên thị trường thế giới, cũng như nội địa.
Do đó bất cứ công việc gì các doanh nhân đã chọn thì cần phải có suy nghĩ, phân
tích cẩn thận.
Ông có thể khu biệt để gợi mở cho doanh nhân Việt Nam không?
Như tôi đã nói giải pháp hướng ngoại của tôi là một
trong những giải pháp có hiệu quả nhất.
Có nghĩa rằng dòng tiền nên đầu tư ra nước ngoài?
Không phải dòng tiền mà ngay cả con người của mình
cũng nên đầu tư ra nước ngoài. Vì đó là thị trường bền vững hơn bất kỳ một thị
trường nào. Tôi lấy ví dụ thị trường lớn của Mỹ, một người làm tiệm Nail nhỏ ở
Mỹ cũng có thể kiếm tiền bằng một doanh nghiệp lên sàn Hà Nội. Do đó tiềm năng
ở các thị trường ấy lớn hơn rất nhiều.
Ông đã có cơ hội làm việc 42 năm tại nhiều quốc gia
trên thế giới, ông nhìn nhận như thế nào về các doanh nhân Việt Nam trong thời
điểm hiện tại?
Tôi nói nhiều lần doanh nhân Việt Nam cũng như
Trung Quốc. Và tôi hiểu nhiều về Trung Quốc hơn Việt Nam. Tôi để ý thấy doanh nhân Việt Nam rất cần cù
kiên nhẫn, năng động, rất uyển chuyển và có rất nhiều khả năng chịu đựng. Nhưng
yếu điểm của họ vẫn là kỹ năng quản trị, kinh nghiệm về thế giới vẫn chật hẹp,
tư duy còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, họ hay làm với tính cách gia đình không có
sáng tạo lắm.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
30 tháng 3, 2012
NGUYỄN MẠNH HÙNG - Diễn giả, Chủ tịch HĐQT Thaihabooks
Chủ
tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Sách Thái Hà – Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – đã tham gia giảng dạy cho sinh
viên các trường Đại học với các chủ đề trọng điểm bao gồm: Hành trang vào đời,
Tư duy khởi nghiệp, Lập kế hoạch kinh doanh, Tư duy sáng tạo, Tư duy quản lý
mới, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng đọc sách siêu tốc, Kỹ
năng viết CV và xin việc làm,…
Một
số trường Đại học ông đã giảng dạy:
Học
viện Ngân hàng (Hà Nội & TP HCM)
Học
viện Tài chính, Đại học Ngoại Thương
Đại
học Lao động Xã hội
Đại
học Quốc gia
Đại
học Kinh Tế TPHCM
Đại
học Công nghiệp TPHCM
Đại
học Tôn Đức Thắng
Đại
học FPT (Hà Nội & HCM)
Ông
còn đào tạo cho Doanh nghiệp với các chủ đề:
Leadership
và tố chất lãnh đạo
Marketing
và giám đốc marketing
Văn
hóa doanh nghiệp
Khởi
nghiệp (Start up and Improve the business)
Kỹ
năng mềm cho nhà lãnh đạo, quản lý (18 loại kỹ năng, trong đó có: Kỹ năng lắng
nghe, động viên khuyến khích nhân viên và quản lý nhân viên làm việc kém hiệu
quả, Quản lý nhân sự, quản lý rủi ro, quản lý thời gian, quản lý dự án, làm
việc nhóm,…)
Ông
cũng là khách mời của những chương trình:
“Sự
kiện & Bình luận” VTV1, “Gõ cửa ngày mới” VTV1, “Quà tặng cuộc sống” VTV2,
“Doanh nghiệp 24h” và các chương trình khác nhau của VTC, “Chào ngày mới”
HTV7, các đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Vĩnh Long;
MC chương trình O2 TV- Chuyên mục Sức khỏe.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Thái Hà Books – Nguyễn Mạnh Hùng
từng học đại học và sau đại học tại Nga (Liên Xô cũ). Ông từng đảm nhận vị trí
quan trọng của nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn.
Ông Hùng từng học tập, công tác, tham quan, làm việc tại 39
quốc gia trong đó có Nga, Mỹ, Pháp, Australia, Anh, Nhật, Trung Quốc, Ai Cập,
Thụy Điển, Italy… Biết 4 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung trong đó 3 ngoại ngữ
đầu thành thạo cả nghe, nói, đọc, viết. Tổng số thời gian sống ở nước ngoài là
trên 16 năm.
Ông bắt đầu giảng về quản trị kinh doanh từ 2003 sau khi từ Sydney , Australia
về VN. Nơi giảng là các tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp, trung tâm
đào tạo, các doanh nghiệp. Ông cũng là giảng viên, thành viên ban giám khảo và
cố vấn cho nhiều chương trình Khởi nghiệp.
Sách là đam mê
Rời khỏi FPT, trở thành người kinh doanh trong loại hình văn
hóa và về sách, ông có nghĩ là mình đã chọn một cái gì đó nhẹ nhàng, không “dữ
dội” và ít may rủi không?
Ở FPT là kinh doanh thực thụ. Thái Hà Books là đam mê. Sách
là đam mê và mong muốn từ nhỏ. Làm sách không giàu nhưng rất thú. Ít có nghề
nào càng làm càng mê như sách. Người bán phở ít ăn phở, người bán thịt chưa
chắc đã ăn nhiều thịt những người làm sách thực thụ thì càng làm càng đọc
nhiều, càng mê đọc và càng sưu tầm sách.
Ông có thể nói gì về thị trường kinh tế của mặt hàng ông đang
kinh doanh, và vị thế của Thaihabooks? Định hướng của Thaihabook sẽ là những
dòng sách nào để tránh khỏi sự cạnh tranh và khó khăn do tình hình lạm phát
kinh tế?
Làm cái gì cũng nghĩ đến sức mạnh cạnh tranh của mình. Tôi
làm lãnh đạo nhiều năm, kinh doanh từ nhỏ, lại giảng về business nên mảng sách
kinh doanh không thể không chú tâm. Tôi là Phật tử thuần thành nên loại sách về
ứng dụng đạo Phật vào cuộc sống và lãnh đạo doanh nghiệp không thể không làm.
Hơn nữa là UV BCH Hội bảo vệ quyền trẻ em VN nên tôi nghiên
cứu kỹ về các em về cha mẹ. Chính vì vậy sách cho cha mẹ và con trẻ, nhất là
tuổi teen là thế mạnh của chúng tôi. Sứ mệnh của Thaihabooks thì như chị biết
đấy, mang tri thức của cả nhân loại đến với độc giả Việt Nam .
Có một sự thực bây giờ, thời gian là vàng là bạc thế nên để
người ta đọc sách, cầm sách lên đọc đã là khó, nói gì đến một doanh nhân, sự
đọc sách, có trở thành xa xỉ quá không thưa ông?
Điều ấy chỉ đúng 1 phần thôi. Đành rằng người Việt ta nói
chung và doanh nhân nói riêng chưa chăm đọc nhưng không có nghĩa là không đọc.
Tôi có thể kể ra cho chị 1 list dài cả mấy trang về những doanh nhân chăm đọc.
Người Việt mình chứ không phải tây đâu nhé. Trong đó phải kể đến Trương Gia
Bình và Nguyễn Thành Nam của FPT, Đặng Đức Dũng của Hưng Việt, Lý Trường Chiến
của Dân Trí, anh Nguyễn Mạnh Hùng của Viettel, anh Toàn của công ty Du lịch Bốn
mùa, anh Khiết giám đốc công ty kiểm toán ASCO, anh Chín chủ tịch VMC, chị
Trang JRP, anh Hùng Hannel Telecom … Mà thực ra nhiều doanh nhân có thời gian
đi nhậu, đi chơi mà lại không có thời gian đọc sách là vô lý!
Ông đã bắt đầu trở thành một “tiến sĩ văn hóa đọc” hay nói
nôm na, là một một chàng Donkihote cứ hô hào mọi người đọc sách. Được biết ông
đã làm khá nhiều việc để tạo nên các phong trào tủ sách, Tết Sách. Việc này
liệu có khả thi không thưa ông, và nó có ích gì rõ rệt cho xã hội?
Cứ làm cái đã. Không làm thì sao biết có kết quả hay không.
Ít nhất năm 2010 vừa qua thông qua 50 buổi nói chuyện về sách, văn hóa đọc và
kỹ năng đọc sách siêu tốc khắp nơi trển cả nước tôi biết rằng hàng ngàn người
đã thay đổi tư duy. Hàng trăm người thay đổi nhận thức. Một ví dụ cụ thể là tết
Canh Dần vừa rồi có đến 19 doanh nhân bạn tôi khoe tủ sách tại gia (thay cho tủ
rượu).
Có ai tin không, có dám nghĩ đến chuyện đó 3 năm về trước
không!!! Tôi tin một cách tuyệt đối rằng tôi và những người tâm huyết với sách
và tri thức sẽ tạo ra 1 phong trào “Toàn dân đọc sách” như phong trào “toàn dân
tập thể dục” trước đây của cụ Hồ.
Cuốn sách mới nhất, tâm huyết nhất
của nhà Thaihabooks, hoặc một nhà sách khác, mà ông “mời” các doanh nhân, doanh
nghiệp tìm đọc, đó là cuốn sách gì?
Có lẽ phải chọn 3 cuốn: 1, Think and grow rich – 13 nguyên
tắc nghĩ giàu làm giàu của Napoleon Hill. Cuốn này tôi đọc 22 lần trong đó 18
lần bản tiếng Anh. 2, Tuần làm việc 4 giờ. Để làm sao các doanh nhân và mỗi
chúng ta làm việc hiệu quả và thay đổi tư duy về cách làm việc. 3, Năng đoạn
kim cương. Đọc để có trí tuệ cắt được kim cương, (thứ rắn nhất trên thế gian
này), trong suốt như kim cương và biết mình và doanh nghiệp mình quý và hiếm
như kim cương.
Trao đổi và cho đi
Điều gì khiến ông không dừng lại ở
vị trí CEO một công ty mà lại trở thành diễn giả?
Tôi chưa dám nhận là diễn giả. Đơn giản tôi đi nói chuyện và
sẻ chia. Bao kinh nghiệm và kiến thức đúc kết mấy chục năm, từ bao nhiêu nước,
với bao nhiêu nhà lãnh đạo, từ biết bao tập đoàn để không làm gì? Phải chia sẻ.
Phải trao đổi và “cho đi”. Cuộc sống là vô thường mà! Hơn nữa các cụ đã nói:
“khi cho đi, ta hạnh phúc hơn khi nhận”.
Tôi còn nhớ trong bộ phim The King’ speed, nhà vua George VI
không thể nói gì trước công chúng, ông đã bị lắp bắp trước đám đông, hình như
muốn là “nói chuyện trước công chúng”, cũng phải có … tài? Ông có phải tập
luyện không?
Kiên trì và làm nhiều. Hết. Tôi không hề tập luyện. Nếu ta
thật sự có kiến thức, có nhữung trải nghiệm quý giá mà lại nói từ tâm mình, nói
hết mình sẽ hay. Thậm chí rất hay, rất cuốn hút.
Ông muốn gửi gắm điều gì tới các đối tượng tới nghe ông “nói
chuyện”?
Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Tôi nhớ rằng có 4 cấp: học nhi chi, hành nhi chi, giao nhi chi và khốn nhi chi. Đấy, cấp độ 2 là hành. Hãy hành động và làm. Cấp độ 3 là giao nhi chi. Bang giao là quan trọng. Cuối cùng chỉ khi khốn khó mới ngấm. Nếu học từ những người làm thật, có mối quan hệ rộng và đã rất “khốn” để thành công chúng ta nhất định đi nhanh và vững chắc.
Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Tôi nhớ rằng có 4 cấp: học nhi chi, hành nhi chi, giao nhi chi và khốn nhi chi. Đấy, cấp độ 2 là hành. Hãy hành động và làm. Cấp độ 3 là giao nhi chi. Bang giao là quan trọng. Cuối cùng chỉ khi khốn khó mới ngấm. Nếu học từ những người làm thật, có mối quan hệ rộng và đã rất “khốn” để thành công chúng ta nhất định đi nhanh và vững chắc.
Vừa rồi, ông và Alan Phan - Chủ tịch
Quỹ đầu tư VIASA có cuộc tọa đàm “Đầu tư năm 2011 – Bài học từ 42 năm làm ăn
tại Mỹ và Trung Quốc” tại TP HCM, Hà Nội và Hải Phòng”. Sau 3 buổi tọa đàm, ông
có nhận xét gì về ích lợi của các chương trình này, và thái độ tiếp nhận của
khách tham dự ra sao, thưa ông?
Con số gần 200 email và điện thoại gọi đến làm tôi vui. Các
doanh nhân tham dự đã hiểu thêm về việc đầu tư ở nước ngoài, nhất là Mỹ và
Trung Quốc. Nhiều người đã nghĩ đến việc niêm yết tại Mỹ hay các nước phát
triển (Hiện nay VN chỉ mới có 1 mình Cavico niêm yết ở Mỹ. Trong khi Trung Quốc
và các nước khác huy động được biết bao nhiêu tiền từ sàn nước ngoài!)
Sắp tới, ông sẽ có những chương
trình gì thiết thực liên quan tới kinh tế, xã hội, hay văn hóa của Việt Nam ?
Chúng tôi đang mời 1 loạt các doanh nhân thành đạt từ Mỹ và
các nước phát triển vào Việt Nam .
Năm 2010 Thái Hà Books cũng đã tổ chức được 7 chương trình Phật pháp ứng dụng
dành cho doanh nhân và trí thức tại T.p HCM. Năm nay đang tính đến format mới
cho hay hơn, hấp dẫn hơn. Với các doanh nhân không chỉ là các chương trình về
lãnh đạo và kinh doanh mà làm sao giúp họ cân bằng cuộc sống. Bệnh tật thế kỷ
21 khá nhiều mà chính vẫn là rối loạn chuyển hóa đấy!
Ai sẽ là đối tượng khách mời sắp tới
của ông?
Những ai mang đến cho giới doanh nhân và tri thức Việt Nam
những gì họ thật sự thiếu và rất muốn. Thiền đem đến “trí vô sư”
Ông có viết một bài: Doanh nhân “tự nguyện” đi tù 10 ngày, để
kể về 10 ngày trải nghiệm khóa thiền Vipassana. Điều gì khiến ông có thể “bỏ”
công ty, bỏ vị trí, bỏ công việc kinh doanh mà đi như vậy?
Có 2 loại trí là hữu sư và vô sư. Chỉ có thiền mới giúp ta có
được trí vô sư. Hơn nữa thiền giúp doanh nhân sáng tạo, minh mẫn, thư giãn,
khỏe mạnh, làm việc hiệu quả. Và cuối cùng, giám đốc doanh nghiệp chỉ lo 2 việc
chính là định hướng và đào tạo đội ngũ kế cận. Tôi làm tốt 2 việc đó là được,
có thể không cần phải có mặt ở cơ quan.
Nhưng giả sử vắng ông, công ty không có sự điều hành tốt,
hoặc chểnh mảng, nói chung, là ảnh hưởng tới công ty, thì ông vẫn “chấp nhận”
để… thiền? Vậy Thiền có thích hợp với người làm kinh doanh không? Ta phải nhìn
nhận vấn đề ra sao?
Người có “trí” thường biết cân bằng. Hơn nữa linh tính hay
trí vô sư mách ta phải làm gì. Rất tiếc nhiều doanh nhân Việt chưa nhận ra giá
trị của thiền. Họ tưởng thiền là phải mất nhiều thời gian. Và rằng do bận, do
lắm việc, phải suy nghĩ nhiều nên không có thời gian thiền. Ta phải thiền mọi
lúc mọi nơi. Khi đang trả lời phỏng vấn tôi cũng thiền đấy. Chánh niệm là quan
trọng!
Được biết, trong trải nghiệm đó, có
cả việc ông cùng đoàn nhà sư đi khất thực. Lúc đó, cảm giác của ông ra sao? Đây
là một việc quá lạ lẫm ?Ông có suy nghĩ gì, khi đi những bước chân khất thực?
Doanh nhân chúng ta sống trong đầu đủ: máy lạnh, xe hơi, nhà
lầu, ăn ngon, mặc đẹp. Khi xuất gia bạn chỉ có y, bát. Làm nhà sư tức sống bằng
của bố thí của bá quan bá tánh. Tức phải ăn xin. Còn đi khất thực tức đi chân
đất, không đội mũ nón, ai cho gì lấy đó. Phải như vậy mới hiểu được giá trị
thật của cuộc sống. Có 2 đường tu: tu phúc và tu giải thoát. Mà muốn tu tốt
phải nhớ và tâm niệm 1 câu “thiểu dục tri túc”.
Theo ông, doanh nhân có nên áp dụng,
tận dụng, hoặc kết hợp thế nào cho hợp lý giữa các phương thức tôn giáo vào đời
sống và công việc kinh doanh?
Tôi rất khuyên các doanh nhân chọn cho mình 1 tôn giáo. Tôn
giáo chính là chỗ dựa. Khi thất bại, lúc khó khăn nếu có tôn giáo ta sẽ có thêm
tự tin và nghị lực để vượt qua. Đạo Phật lại dạy chúng ta từ - bi - hỷ - xả,
cho ta hiểu về vô thường, khổ và vô ngã nên nếu biết đến Phật pháp sẽ rất vững
chãi trong cuộc sống.
Ông thể hiện sự quan tâm tới các nhân viên trong công ty bằng
cách viết blog hoặc post lên trang web, các giám đốc khác ít khi thể hiện theo
cách đó…
Sự quan tâm có nhiều cách thể hiện. Quan trọng nhất là tấm lòng, là xuất phát từ tâm. Tôi vẫn nấu ăn cho nhân viên, vẫn đi chợ mua quà cho anh chị em, vẫn gửi nhắn tin chúc ngày tốt đẹp thường xuyên. Mà thực ra chỉ cần gặp ai tươi cười với họ, cảm thông với họ, hiểu họ, giúp họ, tin họ đã là sự quan tâm lớn lắm rồi. Các đồng nghiệp của chúng ta cần những thứ rất giản đơn mà đôi khi ta không biết! May mắn rằng ở Thái Hà Books có được Vườn Yêu Thương - môi trường yêu thương do tất cả cùng tạo ra và cùng hưởng. Bất cứ ai làm ở Thái Hà Books dù chỉ 1 ngày là mãi mãi là Thaihabooker!
Sự quan tâm có nhiều cách thể hiện. Quan trọng nhất là tấm lòng, là xuất phát từ tâm. Tôi vẫn nấu ăn cho nhân viên, vẫn đi chợ mua quà cho anh chị em, vẫn gửi nhắn tin chúc ngày tốt đẹp thường xuyên. Mà thực ra chỉ cần gặp ai tươi cười với họ, cảm thông với họ, hiểu họ, giúp họ, tin họ đã là sự quan tâm lớn lắm rồi. Các đồng nghiệp của chúng ta cần những thứ rất giản đơn mà đôi khi ta không biết! May mắn rằng ở Thái Hà Books có được Vườn Yêu Thương - môi trường yêu thương do tất cả cùng tạo ra và cùng hưởng. Bất cứ ai làm ở Thái Hà Books dù chỉ 1 ngày là mãi mãi là Thaihabooker!
Một chút về bản thân
Ông có nhiều ước mơ không?
Ít lắm. Chỉ muốn làm thật nhiều cho sách và tri thức thôi.
Chỉ muốn học vua Minh Trị của nước Nhật ngày xưa – chọn những cuốn sách hay
nhất của nhân loại, truyền nhữung gì tinh túy nhất của thế giới đến với mỗi
người dân Việt.
Có vẻ như ông hơi khô khan…
Cảm nhận là của từng người. Nhiều người lại thích sự dí dỏm
và hài hước của tôi. Mà mình phải là mình chứ. Thế mới là Nguyễn Mạnh Hùng!
Ông có thể tự vẽ lên chân dung Nguyễn Mạnh Hùng một cách ngắn
gọn, cô đọng nhất?
Khó nhỉ! Gầy và thấp (nặng quãng 60 kg, cao 1 mét 65). Làm
việc không biết mệt mỏi. Hay nghĩ và làm những gì có thể cho người khác. Hành
trang luôn là cái ba lô trong chứa máy tính và sách. Sứ mệnh là sẻ chia. Và ăn
gì cũng thấy ngon, ngủ đâu cũng rất tốt.
Xin chân thành cảm ơn ông!
NGUYÊN VŨ
Tạp chí Doanh nhân số 78 – 3/5/2011
PHAN QUỐC VIỆT - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Tâm Việt
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
Công ty Tâm Việt, TS Phan Quốc Việt, thực sự là người không chịu ngồi yên lấy
một phút, theo đúng nghĩa của từ này. Lúc tôi vào phòng, anh vừa cắp cặp đi dạy
về đã leo phắt lên “tập làm xiếc” trên một tấm ván đặt trên hai khúc gỗ tròn.
Bắt đầu Đại học với ngành địa
vật lý, rồi lại lấy bằng TS… Toán - Lý ở Đại học Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô
cũ); từng là Chánh văn phòng, Bí thư Đảng ủy Văn phòng TCT Dầu khí Việt Nam,
Việt “tròn” (biệt danh mà bạn bè đặt cho Phan Quốc Việt) tự dưng rẽ ngang,
thành lập Công ty Đào tạo và Tư vấn Tâm Việt, chuyên giảng dạy về các “kỹ năng
mềm”. “Mẹ tôi khóc rưng rức đấy. Thấy ông con trai đang từ đi ô tô về thăm
mình, bỗng chuyển sang đi xe buýt mà - anh nửa đùa nửa thật bảo. Chỉ có bố tôi
(ông cụ có 60 năm tuổi Đảng) là ủng hộ tôi thôi”.
Làm tâm sang hơn, nâng tầm
cao hơn
- Vì sao anh đặt tên cho
công ty của mình là “Tâm Việt” nhỉ?
À, tôi chơi chữ đấy. Tâm
Việt, mà viết không dấu cũng có thể hiểu là “tầm Việt”. Khẩu hiệu của chúng tôi
là “Làm tâm người Việt sáng hơn - Nâng tầm người Việt cao hơn”. Tôi “khoe” thêm
nhá: tôi còn liên quan đến một số trung tâm và công ty khác có tên là Đức Việt
(thuộc Hội Khuyến học Việt Nam ),
Trí Việt (Công ty Phát triển kỹ năng lãnh đạo và văn hóa tổ chức Trí Việt)… nữa
đó!
- Bỏ con đường hoạn lộ
đang rộng mở để làm chủ một doanh nghiệp không lớn, lại không “thèm” nhận lương
Chủ tịch HĐQT, TGĐ trong suốt mấy năm qua, việc này không dễ hiểu đối với nhiều
người đâu…
Chính xác là 8 năm đấy. Tôi
làm trước hết vì tôi thích thế. Sở thích của tôi là nói trước công chúng, giao
tiếp và thuyết phục mọi người. Tôi thích… nói lắm. Bây giờ có hôm tôi đi dạy
suốt từ 8h sáng đến tận 10h tối mà thấy rất sướng, dù có người bảo tôi làm như
lao động khổ sai!
Tâm Việt giờ đây vẫn còn là
một công ty không lớn, nhưng cũng không quá bé hoặc vô danh. Chị thử lên mạng
Google tra mà xem, sẽ thấy khoảng 90.000 kết quả tìm kiếm về Tâm Việt đó. Chúng
tôi đã tổ chức được 3.000 lớp học về 10 kỹ năng cơ bản, tôi gọi là kỹ năng
“mềm” (kỹ năng lãnh đạo, văn hóa tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe
và tư duy tích cực, kỹ năng đàm phán, bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh)… Cho
dù là ở cương vị nào, quản lý nhà nước hay doanh nghiệp, đó đều là những kỹ
năng hết sức cần thiết.
Có nguyên liệu ngon mà chẳng
biết nấu thì chẳng có canh!
- Anh xuất thân là cử
nhân địa vật lý, rồi lại lấy bằng Tiến sĩ Toán – Lý, sao lại oái oăm đi dạy
người ta về kỹ năng mềm?
Tôi nói thẳng tuột nhé, ý chị
tức là tôi không được đào tạo căn bản về kỹ năng, nhưng lại đi dạy chứ gì? Tôi
xuất thân là người làm khoa học cơ bản, nhưng cũng đã theo học rất nhiều khóa
đào tạo về quản trị kinh doanh quốc tế, lãnh đạo và huấn luyện chuyên nghiệp,
quản trị nhân sự… chưa kể các khóa đào tạo ngắn hạn khác về kỹ năng. Tôi có
bằng giảng viên chuyên nghiệp quốc tế. Nói chung, tôi có thể tự hào là người
chịu khó học hỏi, chịu khó tích lũy kinh nghiệm sống. Tham gia bất cứ một khóa
học nào tôi cũng… hỏi kịch liệt. Đến nỗi có lần người ta phải “đuổi” khéo tôi
ra vì tôi hỏi nhiều quá. Và các vị trí công tác mà tôi từng trải qua cũng rèn
giũa và cho tôi rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng giấy chứng nhận cao nhất là sự tin
tưởng của khách hàng. Họ thấy mình đem đến cho họ những điều có ích thì mới
chịu bỏ tiền ra đi học chứ!
Còn vì sao chọn các kỹ năng
mềm để dạy chứ không chọn các thứ khác, là vì tôi thấy nguồn nhân lực của ta -
từ nhà quản lý cho đến người lao động - đang rất thiếu đúng những thứ đó. Bạn
có thịt, có rau, có muối, tiêu… nhưng không biết cách nấu canh thì cũng sẽ
không có món canh. Hoặc là không có món canh ngon mà ăn.
Những giáo sư tiến sĩ trong
nhà trường rất giỏi về lý thuyết nhưng có thể chưa nhiều kinh nghiệm giải quyết
những khúc mắc nảy sinh trong thực tế - những thứ mà chỉ có những người “nằm
trong ruột doanh nghiệp” như tôi mới biết được.
- Mỗi lớp học của anh có
thời gian học rất ngắn. Có vẻ như anh tổ chức đào tạo theo kiểu “ngắt ngọn” một
cách rất… thực dụng?
Tôi không ngại người ta mắng
tôi thực dụng. Tôi khoái nữa là khác. Thực dụng đâu có xấu! Cái thị trường cần
thì ta cung cấp, có vậy thôi. Còn thời gian đào tạo ngắn, là vì chỉ cần chừng
ấy thời gian. Vấn đề là cách dạy chứ không phải thời gian dạy. Chị đến dự một
lớp của chúng tôi đi, cứ bảo với giảng viên là “thầy Việt mời tôi đến nghe”.
Một điều nữa chứng minh tính
“thực dụng” của tôi nhé: đội ngũ giảng viên ở Tâm Việt đều do chúng tôi lựa
chọn, đào tạo (tất nhiên là trên nền kiến thức căn bản của họ).
Chị “chê” tôi thực dụng,
nhưng không phải lúc nào tôi cũng tính toán so đo về tiền nong (cười). Tôi đã
viết một giáo trình, cố gắng trình bày lại thật súc tích, dễ hiểu những điều
tôi đã giảng dạy (mà có lần tôi đã được trả tới 1.500 USD một ngày đi dạy đấy).
Tôi rất mong giáo trình này được xuất bản và sử dụng trong các trường đại học
và đào tạo nghề, hy vọng đem đến những điều có ích cho tất cả những ai quan
tâm. Điều rất đáng tiếc đối với thị trường lao động Việt Nam là chúng ta dường
như “quên mất” việc đào tạo các “kỹ năng mềm” cho người lao động. Và tôi hứa
sẽ… không đòi tác quyền(!).
- Những đối tượng nào
thường tìm đến học ở chỗ anh?
Tất cả những ai muốn có kỹ
năng làm việc tốt chứ không chỉ là bằng cấp! Nhiều cơ quan nhà nước, thậm chí
các trường đào tạo cán bộ của trung ương từng mời tôi giảng dạy. Tôi có nhiều
“học trò” nổi tiếng như ông Ba Sanh (ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu) hay anh Võ Văn Thưởng (Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS
HCM). Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tiếng hoạt động tại Việt Nam như Canon,
Hewlett Pakard, Eurowindow, Bảo hiểm AIA… cũng đã mời tôi giúp đào tạo nhân sự.
Khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất nhiều, đa phần là các doanh
nghiệp lớn.
- Thầy Thái Bá Tân có lớp
học tiếng Anh rất nổi tiếng, nơi mà nhiều sinh viên có thể đến “học nghèo” (học
miễn phí). Anh có chính sách như vậy không nhỉ?
À, tôi biết anh Tân, cùng quê
Diễn Châu, Nghệ An với tôi đấy! Học phí ở chỗ tôi không đắt, thông thường
khoảng 200.000 đồng cho 6 buổi học, có giảm giá cho học sinh, sinh viên. Ai mà
quê Diễn Châu, tôi còn giảm đặc biệt nữa! (cười lớn).
Cái được lớn nhất là làm
việc mình thích
- Anh có thể “bật mí” một
chút về kế hoạch của Tâm Việt trong năm 2010?
Quản trị cảm xúc. Tôi đang nỗ
lực để đưa ra môn học mới này, tất nhiên nó là mới đối với ta thôi. Thế giới
người ta đã nhận ra tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa quyết định thành công
của “chỉ số thông minh cảm xúc” (EQ) từ lâu rồi.
- Ngẫm lại, sau gần 10 năm
bỏ vị trí đáng mơ ước trong một doanh nghiệp Nhà nước để lập nghiệp, anh được
gì, mất gì?
Cái được lớn lao nhất là tôi
cảm thấy sung sướng, được làm việc mình thích. Cái mất có lẽ là kiếm được ít
tiền hơn, chi tiêu phải cân nhắc hơn. Nhưng cái mất này dẫn đến cái được khác
là sinh hoạt, ăn uống điều độ, đâm khỏe ra, có thể nói hàng chục tiếng liền
trước học viên. Thực ra, tôi cũng mơ có ngày doanh nghiệp của tôi sẽ nổi tiếng
và làm ra nhiều tiền, nhưng tôi biết đầu tư vào lĩnh vực này là đầu tư dài hơi,
không thể kiếm được lợi nhuận nhanh. Rượu vodka chóng bốc, chóng tàn…
- Xin cảm ơn anh!
Có người nói với tôi, Việt
“tròn” là bậc thầy về “diễn”. Cũng phải thôi, vì nếu không anh làm sao dạy
người khác kỹ năng giao tiếp hay thuyết phục đối tác!? Tôi cũng đã bị anh
thuyết phục bằng cái chất hăng say, “máu lửa”, hơi… láu cá một tý (là tôi cứ
nói thật, vì biết anh sẽ không để bụng. Nếu không, đã chẳng phải người Diễn
Châu!).
(Theo Anh Thư // Báo Doanh nhân)
29 tháng 3, 2012
NGUYỄN CÔNG PHÚ - Tổng Giám Đốc APAVE Việt Nam và Đông Nam Á
Tiến
sĩ Nguyễn Công Phú là Tổng Giám đốc APAVE Việt Nam & Đông Nam Á, một trong
5 tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực thẩm định, giám sát chất lượng các
công trình xây dựng, công nghiệp. Năm 1995, từ uy tín của tiến sĩ Phú, Apave
quyết định thiết lập chi nhánh ở Việt Nam,
mở ra một giai đoạn đầu tư mới vào Việt Nam.
Hai
lần về Việt Nam
Năm
1982, tiến sĩ Nguyễn Công Phú, người Việt sống tại Pháp, đã trở lại Việt Nam
với tư cách là trưởng nhóm kỹ sư và chuyên gia cho những dự án công nghiệp lớn
của tập đoàn Bureau Veritas để làm việc với Bộ Năng lượng về nội dung giải
quyết sự cố nồi hơi cho nhà máy nhiệt điện Yên Phụ (Hà Nội) và Thủ Đức
(TP.HCM). Tuy nhiên chuyến đi ngắn ngủi ấy chỉ khiến cho ông thêm băn khoăn,
trăn trở vì vốn kiến thức của mình chưa có nhiều điều kiện thi thố, ứng dụng.
Chất
chứa trong lòng nỗi niềm ấy, mãi đến năm 1995, ông quyết định gia nhập ban lãnh
đạo tập đoàn Apave với chức danh Tổng Giám đốc. Lý do lớn nhất mà ông về với
tập đoàn Apave là ông đã nhìn thấy khả năng có thể thuyết phục được tập đoàn
này đầu tư vào Việt Nam.
Để thực hiện ước nguyện của mình, ông nhận trọng trách thay mặt tập đoàn trực
tiếp triển khai chiến lược phát triển dịch vụ giám định chất lượng và an toàn,
hỗ trợ kỹ thuật tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một mình về nước, ông Phú
dốc hết tâm huyết vào công việc trực tiếp tuyển dụng và đào tạo lại cho 200 kỹ
sư, chuyên viên, kỹ thuật viên đạt đến trình độ hàng đầu cả nước trong lĩnh vực
hoạt động của mình, đặc biệt là lĩnh vực thử nghiệm không phá hủy cho các công trình
dầu khí trên bờ và trên biển cũng như trên lĩnh vực tư vấn xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Hầu
hết những cán bộ kỹ thuật của Apave do ông đào tạo đều có trình độ chuyên môn
quốc tế. Hàng chục cán bộ của công ty đã đi làm chuyên gia giám định ở khắp các
nước trên thế giới. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy những công việc mà cán
bộ của công ty thực hiện: giám sát các chuyên gia nước ngoài, trong đó có cả các
kỹ sư Pháp, Mỹ..., với mức lương lên đến 10.000 USD/tháng. Có một số kỹ sư
người Việt Nam do ông đào tạo trên lĩnh vực thử nghiệm không phá hủy đã được
cấp chứng chỉ chuyên viên cấp 3 của ASTN ( Mỹ) -một trình độ hiếm người đạt
được.
30
năm khổ luyện
Năm
1972, chàng sinh viên Nguyễn Công Phú được học bổng của chính phủ Pháp và sang
Pháp học. Năm 1975, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Grenoble, anh vừa đi làm cho
Phòng thí nghiệm trung tâm về cầu đường ở Paris thuộc Bộ thiết bị giao thông
Pháp vừa học lấy bằng tiến sĩ cơ học đất và công trình ngầm tại Đại học Tổng
hợp Paris. Đạt được tấm bằng tiến sĩ, anh tiếp tục học cao học về “An toàn
trong xây lắp công nghiệp” ở London
(Anh quốc).
Trong
30 năm sống ở nước ngoài, tiến sĩ Nguyễn Công Phú đã tham gia nghiên cứu nhiều
phương án kỹ thuật, tham gia thiết kế và xây lắp các nhà máy nhiệt điện, điện
tử tại Pháp, Mỹ, Iran, Huy Lạp, Brasil...và các nhà máy khí hóa lỏng, lọc dầu
tại Algeria, Mexico, Arab Saudi.... Từ năm 1982 anh làm việc cho tập đoàn Bureau
Veritas với chức danh trưởng nhóm kỹ sư và chuyên gia cho những dự án công
nghiệp lớn như: nhà máy lọc dầu, tổ hợp lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, nguyên tử.
Anh đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nam Phi để nghiên cứu và kiểm tra các tài liệu
thiết kế nhà máy điện nguyên tử cho tập đoàn EDFF&GEC Alsthom; tham gia xác
định và lập kế hoạch an toàn trong chế biến của tổ hợp khí hóa lỏng tại
Malaysia của tập đoàn ESSO; nghiên cứu về an toàn cho 12 công viên vui chơi
giải trí thuộc hệ thống Euro Disneyland...
Bài
toán xuất khẩu tri thức Việt
Tiến
sĩ Nguyễn Công Phú sinh ra và lớn lên ở Huế. Khi còn là sinh viên ngồi trên ghế
giảng đường, Nguyễn Công Phú đã là một trong những thủ lĩnh của phong trào sinh
viên Huế và là thành viên của Đoàn chủ tịch Hội sinh viên Huế. Cho đến nay,
dường như lửa nhiệt tình trong ông vẫn còn cháy bỏng. Trở về Việt Nam với nhiệm
vụ đào tạo chuyên gia, cán bộ -chuyên viên kỹ thuật, tiến sĩ Nguyễn Công Phú
còn ấp ủ ý định đẩy mạnh “xuất khẩu tri thức Việt”. Ông tâm sự: “Thử làm một
phép tính đơn giản, một công ty như Apave đến năm 2005 sẽ xuất khẩu khoảng 100
chuyên gia đi thế giới. Vậy đến năm 2010, toàn Việt Nam (bao gồm nhiều đơn vị
có cùng chức năng trên -LTS) dư sức xuất khẩu 500.000 chuyên gia được quốc tế công
nhận trong tất cả các lĩnh vực từ quản lý dự án, bác sĩ, giáo viên, kỹ sư nông
nghiệp đến kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ thuật...Tính rẻ lương mỗi người khoảng
30.000 USD/năm thì chúng ta đã có 15 tỷ USD. Số tiền này lớn hơn nhiều so với
việc chúng ta chỉ xuất khẩu gạo và lao động”.
Ước
vọng lạc quan nhưng không hề quá đơn giản trong cách nghĩ, tiến sĩ Nguyễn Công
Phú luôn rất nghiêm khắc trong những yêu cầu về mặt chuyên môn. Ông khẳng định:
“Đừng xem chúng tôi-những người giám định- chỉ đơn thuần là những kẻ trông coi
ciment, sắt thép...Chúng tôi phải đổ rất nhiều công sức để có được những kiến
thức. Từ đó chúng tôi mới có thể trông coi những đống vật liệu ấy, sao cho
chúng được sử dụng tối ưu nhất, tiết kiệm nhất và không bị thất thoát”.
(Theo
Đại đoàn kết)
ĐỌC NHIỀU
-
James Gosling (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 gần Calgary, Alberta, Canada) là một nhà phát triển phần mềm nổi tiếng. Nghề ...
-
Tiến sĩ Nguyễn Công Phú là Tổng Giám đốc APAVE Việt Nam & Đông Nam Á, một trong 5 tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực thẩm định...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
Walter Gilbert (sinh ngày 21.3.1932) là một nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1980. ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Võ Quốc Thắng – Doanh nhân, Nhà sáng lập Công ty Cổ phần Đồng Tâm Võ Quốc Thắng (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1967) là đại biểu Quốc hội Việ...
-
William Petty (1623-1687) là người đặt nền móng cho trường phái Kinh tế chính trị cổ điển ở Anh, tác phẩm nghiên cứu của ông được xuất...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- C
- CA SĨ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CÔNG CHÚA
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN MỸ
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬT SƯ
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI VIỆT
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHỤNG SỰ
- S
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIẢ
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VỆT NAM
- VĨ ĐẠI
- VIỆT NAM
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
BÀI VIẾT
-
▼
2022
(99)
-
▼
tháng 11
(9)
- BENJAMIN SPOCK – “Con người hạnh phúc nhất và thà...
- Ivan Sergeyevich Turgenev – Nhà văn, nhà soạn kịch...
- Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác ...
- Albert Camus – Nhà văn, Triết gia nổi tiếng người ...
- Adolphe Sax – Nhà phát minh người Bỉ
- Trần Huy Liệu – Nhà văn, Nhà hoạt động cách mạng, ...
- Thanh Hải – Nhà thơ, Tác giả nổi tiếng với bài thơ...
- Adolf Dassler – Nhà sáng lập Công ty Trang phục Th...
- George Boole - Nhà toán học nổi tiếng người Anh
-
▼
tháng 11
(9)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia