Hiển thị các bài đăng có nhãn ANH HÙNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ANH HÙNG. Hiển thị tất cả bài đăng
23 tháng 5 2013
N'Trang
Lơng (1870 - 1935) là tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống
Pháp ở Nam Tây Nguyên (giáp ranh Campuchia) suốt 24 năm đầu thế kỷ 20
(1911-1935).
Tên gọi
Sự
khác biệt cách phát âm và ký âm dẫn đến tên gọi N’Trang Lơng được diễn giải
theo nhiều cách khác nhau. Tác giả Nguyễn Hữu Thấu trong một bài viết trên Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử số 69 năm 1964 đã ghi thành Nơ Trang Lơng. Một số cách gọi
khác là Ama Trang Lơng (theo cách gọi của người Ê Đê), hay Nơ Trang Long, thậm
chí Ama Trang Long, hoặc thuần Việt như Ma Trang Sơn. Cách diễn giải nguồn gốc
tên gọi cấu thành từ tên thật là N'Trang và Lơng là tên vợ. Trong các tài liệu
của người Pháp đều ghi tên ông là Pou Tran Lung. Tác giả Nguyễn Hữu Thấu sau
này đã sửa lại các ký âm thành Bă Trang Lơng, vì Bă, tiếng của người M'Nông là
"cha"; Trang là tên con gái đầu, Lơng là tên của ông. Từ đó có thêm một
cách ký âm nữa là Bơ Trang Lơng. Năm 2009, Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Đăk Nông
đã có cuộc họp mở rộng, thống nhất cách ghi tên ông là N’Trang Lơng.
Khởi nghĩa chống bạo tàn
Trong
những chuyến du hành của mình từ 1909 đến 1911, Henri Maitre, một nhà thám hiểm
và thực dân người Pháp đã thu thập được một khối lượng tài liệu lớn về vùng Tây
Nguyên hoang sơ. Những tài liệu dân tộc học ấy được ông tập hợp và công bố
trong tác phẩm "Les Jungles Moi" tại Paris năm 1912.
Trong
những chuyến đi khảo sát của mình, Henri Maitre cũng đồng thời thiết lập các cơ
sở thực dân cho người Pháp trên những vùng ông ta đi qua. Điều này đã làm đụng
chạm đến quyền lợi cũng như phong tục của các bộ lạc bản địa. Đây chính là nguồn
gốc của các cuộc nổi dậy của các bộ lạc Tây Nguyên chống thực dân Pháp do tù
trưởng N’Trang Lơng cầm đầu.
Tù
trưởng N’Trang Lơng là người lãnh đạo của bộ lạc Biệt ở Bu N’Trang, ngày nay là
di tích bon Bu Nơr (tức là làng Bu Nơr) thuộc huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Nhân
sự bất mãn của người dân đối với việc các thực dân can thiệp vào địa bàn và
phong tục cổ xưa, cuối năm 1911, ông kêu gọi dân làng nổi dậy chống lại các cuộc
hành quân đóng đồn của người Pháp.
Người
Pháp trấn áp quyết liệt. Họ liên tục cử lên nhiều toán binh lính đóng đồn. Những
binh lính này, sẵn vũ khí trong tay và không bị ràng buộc bởi pháp luật hay đạo
đức, đã có nhiều hành vi lộng hành tàn bạo. Thay vì giữ gìn trị an và tránh gây
xung đột với người bản địa, họ liên tục tấn công các bộ lạc, cướp của, hãm hiếp,
giết người ở những buôn người M'Nông quanh vùng gây nên thù hận với hầu hết các
bộ tộc. Trong một trận cướp bóc tại làng Bu Rlam, vợ và con gái của thủ lĩnh
Lơng đã bị những kẻ cướp vũ trang bắt giữ, sau đó chặt đứt chân, tay và để mặc
cho đến chết.
Quá
sức đau buồn và phẫn nộ, tù trưởng Lơng tập hợp dân làng khởi nghĩa, chống lại
các cuộc cướp phá do các binh lính thực dân thực hiện. Đầu năm 1914, cuộc khởi
nghĩa của tù trưởng Lơng lan rộng khắp vùng cao nguyên M'Nông và lôi kéo được
nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R'Dinh, R'Ong (tù trưởng của các buôn Bu Jeng
Chet, Bu Me Ra, Bu Nốp... thuộc tổng Dar Rtik, nay là tỉnh Đắk Nông). Tin rằng
mối thù của ông là do hậu quả của Henri Maitre gây ra, tù trưởng Lơng quyết tâm
giết chết bằng được Henri Maitre để trả mối hận bằng máu.
Trận phục kích Henri Maitre
Bấy
giờ, Henri Maitre đã được thăng ngạch “Tham biện hạng nhất” trong hệ thống quan
chức hành chánh thuộc địa và được cử trở lại Đông Dương. Henri Maitre lên ngay
Cao nguyên và thành lập một đồn binh ở Pétsa. Đồn binh do 20 binh lính người
Khmer và Rađê trấn đóng, nằm trên địa bàn của người M'Nông trong khu vực thuộc
phạm vi kiểm soát của tù trưởng Lơng. Ngoài ra Henri Maitre còn thiết lập thêm
một đồn binh nữa ở Bou Méra. Những đồn binh vũ trang đã ít nhiều làm kiềm giữ
những hoạt động của quân khởi nghĩa.
Đầu
năm 1914, Henri Maitre được triệu hồi về Sài Gòn để chuẩn bị cuộc bầu cử Nghị
viện Nam Kỳ. Ba tháng sau khi bầu cử xong, ông ta trở lại Đắk Lắk qua ngả cao
nguyên Di Linh và được Sabatier - Công sứ Pháp tại Đắk Lắk đón tiếp trọng thị tại
Buôn Ma Thuột. Sau đó, ông ta cùng với gồm 12 binh lính người Rađê và 1 lính hầu
người Việt, trên lưng 5 con voi, đi về hướng Nam Tây Nguyên. Ông ta không thể
ngờ rằng đây chính là chuyến đi cuối cùng của mình.
Henri
Maitre không biết rằng các hành động bạo lực của mình không thể giải quyết được
mâu thuẫn giữa ông và từ trưởng Lơng. Trong thời gian Henri Maitre về Sài Gòn,
một kế hoạch mưu sát ông ta đã được chuẩn bị sẵn. Đầu tháng 8 năm 1914, tù trưởng
Lơng đã nhắn tin sẽ thương thuyết với Henri Maitre tại làng Bou Pou Sra. Hai
bên thỏa thuận sẽ tổ chức một “đại lễ hòa hợp” tại nơi đóng quân của Henri
Maitre, trong một ngôi nhà gỗ kiên cố nhất làng.
Sáng
ngày 5 tháng 8 năm 1914, Henri Maitre với sự bảo vệ của 8 binh lính người Rađê
và 1 lính hầu người Việt, đã tiếp các thủ lĩnh nghĩa quân. Các vũ khí đều được
dựng thành đống ở góc nhà. Bất ngờ, tù trưởng Lơng tiến lại gần đâm một mũi dao
vào bụng Henri Maitre, đồng thời, 2 tù trưởng khác là R'Dinh và R'Ong cũng đâm
2 nhát dao vào lưng Henri Maitre. Trước khi tắt thở, Henri Maitre chỉ kịp kêu
lên: “Ông...”.
Các
nghĩa quân bên ngoài cũng nhanh chóng ập vào, tiêu diệt nhanh chóng số binh
lính ít ỏi theo hộ vệ cho Henri Maitre.
Khúc bi tráng Tây Nguyên
Mối
thù nhà của tù trưởng Lơng được trả. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển, một
loạt đồn của Pháp ở huyện Kracheh tỉnh Kratié Campuchia bị tấn công và triệt hạ.
Quân khởi nghĩa dần kiểm soát lại được một địa bàn rộng hàng ngàn km2.
Tuy
nhiên, người Pháp không vì cái chết của Henri Maitre mà chùng tay. Họ liên tục
phái binh lính để đàn áp. Dù vậy, với ưu thế thông thuộc địa hình của các nghĩa
quân, cộng với điều kiện tiếp vận khó khăn của quân Pháp, cuộc khởi nghĩa vẫn
chống đỡ được thêm 10 năm kể từ sau cái chết của Henri Maitre.
Người
Pháp đành phải đổi chiến thuật. Một mặt họ liên tục mua chuộc và chia rẽ giữa
các bộ tộc, mặt khác họ tập trung một binh lực lớn hơn với hậu cần đầy đủ để tấn
công tiêu diệt.
Giữa
tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung lực lượng lớn, từ ba hướng Thủ Dầu Một
đánh lên, từ Campuchia đánh sang, từ Đắk Lắk đánh xuống, tập trung tiến công đại
bản doanh của nghĩa quân. Liên tục bị vây hãm, một số tù trưởng đầu hàng, một số
khác tử trận hoặc bị bắt như R'Dinh, R'Ong. Lương thực, vũ khí, quân số của
nghĩa quân tại vùng căn cứ Nâm Nung thiếu thốn nghiêm trọng. Quân Pháp lập thêm
nhiều đồn bốt, như đồn Hăngrimét, đồn Boukok và nhiều căn cứ vệ tinh bao vây
vùng căn cứ Nâm Nung, tiếp tục siết chặt vòng vây đối với nghĩa quân. Tháng 5
năm 1935, quân Pháp đã tập kích vào căn cứ. Tù trưởng Lơng bị trọng thương và tử
thương đêm 23 tháng 5 năm 1935. Một số tài liệu ghi cuộc tập kích của quân Pháp
vào tháng 6 năm 1935, do sự phản bội của một quân sĩ tên là Bă Phnông Phê. Tù
trưởng Lơng bị trọng thương, bị bắt và bị xử tử ngày 25 tháng 6 năm 1935.
Tên
của ông được đặt cho một con đường khá lớn tại phường 7, quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ng...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia