Ông Trần Lệ Nguyên sinh
năm 1968, giữ chức Tổng giám đốc Kinh Đô từ năm 1992 đến nay, hiện là Phó chủ
tịch HĐQT. Năm 2010, ông đứng vị trí 24 trong danh sách 100 người giàu trên
sàn chứng khoán do VnExpress.net thống kê, tổng hợp, với giá
trị tài sản bằng cổ phiếu là 754 tỷ đồng. Các mã cổ phiếu trên sàn mà ông sở
hữu không chỉ có KDC mà còn có TRI, TLG.
Năm 1993 Công ty TNHH
Kinh Đô ra đời, kế tiếp là Công ty Kinh Đô Miền Bắc. Từ công ty gia đình,
Kinh Đô chuyển sang công ty đại chúng năm 2002 và niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán. Năm 2003, doanh nghiệp mua lại thương hiệu kem Wall của
Unilever và đổi tên thành Kido’s, sau đó đầu tư vào Tribeco, Nutifood,
Vinabico.
KDC còn mở rộng hoạt động
sang lĩnh vực bất động sản với sản phẩm đầu tay là Hùng Vương
Plaza. Trong chiến lược
phát triển, doanh nghiệp hướng tới tập đoàn đa ngành gồm thực phẩm, địa ốc,
tài chính và bán lẻ.
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn TỔNG GIÁM ĐỐC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TỔNG GIÁM ĐỐC. Hiển thị tất cả bài đăng
26 tháng 5 2012
Từ một người làm thuê trở thành lãnh đạo công ty thực phẩm hàng đầu Việt
Nam, Trần Lệ Nguyên - Tổng giám đốc Kinh Đô luôn tâm niệm phải luôn có tham
vọng mới đạt được những hoài bão lớn. Những năm 90, Trần Lệ Nguyên chỉ là
một thanh niên làm việc ở xí nghiệp chế biến thực phẩm quận I (TP HCM). Nhìn
bánh kẹo từ Thái Lan và các nước khu vực tràn ngập thị trường nội địa, giá lại
đắt đỏ so với túi tiền người tiêu dùng, trong anh trỗi dậy ham muốn phát triển
sự nghiệp ở ngành thực phẩm.
Trần
Lệ Nguyên trăn trở: "Vì sao họ làm được, còn mình lại không, trong khi mình
có lợi thế sân nhà, thuận lợi trong nắm bắt thị hiếu, tâm lý khách hàng
hơn?". Và anh đã thuyết phục được anh trai là Trần Kim Thành (hiện là Chủ
tịch HĐQT KDC) cùng nhau dựng nghiệp riêng.
Quyết
tâm, đam mê nhưng vốn lại quá ít ỏi, hai anh em phải thế chấp toàn bộ nhà cửa
để vay ngân hàng, cộng với vay thêm bà con để nhập máy móc, thiết bị phục vụ
sản xuất. "Đó là một trong những quyết định liều lĩnh nhất đời tôi. Nếu
thất bại thì cả 2 anh em sẽ nợ nần chồng chất, không biết bao giờ mới trả
hết", vị Tổng giám đốc của Kinh Đô nhớ lại.
Trước
khi khởi nghiệp, Trần Lệ Nguyên từng có nhiều năm học làm bánh thời trung học
và 5 năm tại xí nghiệp chế biến thực phẩm. Thế nhưng, chàng thanh niên mới
ngoài 20 tuổi phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi khởi nghiệp.
"Những
ngày đầu vận hành máy, bánh làm ra không đạt tiêu chuẩn. Tôi rất lo lắng. Từ
sáng tới khuya, tôi tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm dần qua từng mẻ bánh,
quyết không đưa sản phẩm không đủ chất lượng ra thị trường", người điều
hành Kinh Đô nhớ lại. Sau khoảng 30 ngày vận hành, những sản phẩm đầu tiên mới
chính thức có mặt trên thị trường.
Nhờ
giá rẻ, khẩu vị gần gũi với người Việt, sản phẩm của Kinh Đô nhanh chóng được
người tiêu dùng chấp nhận. Thời điểm đó, khẩu hiệu hàng Việt Nam chất lượng
cao tuyên truyền rộng rãi càng tiếp sức cho sản phẩm của Kinh Đô tung hoành ở
các hội chợ tại các tỉnh thành lớn của cả nước. "Lúc đó, mọi khổ cực kể từ
lúc thành lập công ty, nỗi thất vọng với những sản phẩm đầu tay không ưng ý tan
biến hết. Lợi nhuận mấy năm đầu đều tăng mấy trăm phần trăm", ông Nguyên
cười tươi.
Chuyển
từ một công ty gia đình sang một tập đoàn đa ngành, ông chủ của Kinh Đô không
ôm đồm mà sẵn sàng giao việc cho cấp dưới. Thời gian rảnh rỗi, ông đi ra ngoài
khám phá, tìm hương vị, mùi vị mới lạ, tìm kiếm trang thiết bị có tính năng ưu
việt để bổ sung dây chuyền sản xuất cho công ty.
Đi
bất kỳ đâu, ông cũng dừng lại ở các tiệm bánh, dùng thử, mua về hoặc tìm nguyên
liệu ngay tại nước đó về nước giao cho nhân viên nghiên cứu hoặc tự mình khám
phá ngay trong gian bếp của gia đình. Điều này đã trở thành sở thích nhiều năm
nay của vị Tổng giám đốc Kinh Đô dù công ty đã có nhóm chuyên trách.
Chính
nhờ thói quen thích tự mình trải nghiệm, khám phá, chỉ cần nếm qua một loại
bánh, ông có thể biết được những nguyên liệu cấu thành bên trong. Đây là kinh
nghiệm mà ông đúc kết được từ hàng chục năm gắn bó với ngành thực phẩm.
Hiện
tại, điều làm ông băn khoăn là chưa tìm được người kế nghiệp trong việc nếm
bánh, duyệt xem sản phẩm đó có đủ tiêu chuẩn để xuất xưởng hay không.
"Điều này không có trường lớp nào dạy, mà cảm nhận của mỗi người cũng
không giống nhau. Quan trọng nhất là nắm được khẩu vị, biết được cái nào người
tiêu dùng thích", CEO Trần Lệ Nguyên chia sẻ.
Với
quan niệm nội lực mạnh, doanh nghiệp mới vững, ông luôn nhắc nhở nhân viên
trong kinh doanh luôn có thách thức. Nay cạnh tranh với anh A, mai sẽ xuất hiện
thêm anh B, anh C, nhưng nếu nội lực vững, hệ thống bộ máy chắc sẽ không sợ đối
thủ nào. Càng hội nhập càng cạnh tranh, những tập đoàn nước ngoài cũng nhiều
lần có ý định liên doanh, thâu tóm, mua lại trên 50% để nắm quyền kiểm soát
KDC, song ông đều khước từ.
Theo
ông chủ Kinh Đô, năm 2010 là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp với tỷ giá
và lãi suất cùng tăng mạnh, trong khi sức tiêu thụ giảm sút do khủng hoảng kinh
tế. Cũng vì thế, doanh số của KDC đạt dự kiến nhưng tăng trưởng lợi nhuận chỉ
dừng ở mức như kế hoạch, chứ không vượt chỉ tiêu đề ra như 2-3 năm về trước.
Tuy
nhiên, năm 2010 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng của Kinh Đô với việc hợp
nhất Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và Kem Kido vào KDC. Sáp
nhập hoàn tất, áp lực với ông Nguyên và ban điều hành cũng tăng lên rất nhiều
bởi các cổ đông cũng kỳ vọng cao ở những kết quả tốt hơn trong năm 2011.
Đối
với mặt với nhiều thách thức lớn khi 3 công ty hợp nhất, Tổng giám đốc Kinh Đô
tâm sự: "Cuộc sống là phải luôn có tham vọng. Bạn phải có tham vọng thì
mới đạt được những hoài bão của mình". Theo ông, chỉ có sự say mê, nhiệt
huyết, sáng tạo và đôi khi cũng cần phải liều lĩnh thì mới có thể biến những
ước mơ (nhiều lúc táo bạo) thành hiện thực.
Một
trong những giải pháp ông thường chọn để giải tỏa áp lực tâm lý sau những giờ
làm việc căng thẳng là đánh golf cùng bạn bè, hát karaoke. Ngoài ra, một sở
thích đặc biệt của ông là vào bếp, tự tay chế biến các món ăn đãi gia đình và
bạn bè vào những ngày cuối tuần.
24 tháng 5 2012
NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Sinh ra ở Quảng Ninh, lớn lên ở Hà Nội, tuổi thơ của anh Nguyễn Văn
Phước cũng giống như tất cả những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh ở miền Bắc thuở
đó. Những cuốn sách không thể quên của thời niên thiếu như Đội Thiếu Niên du
Kích Đình Bảng, Đất Rừng Phương Nam, Thép Đã Tôi Thế Đấy, Ruồi Trâu... đã nuôi
dưỡng nên niềm đam mê sách của cậu bé Phước.
Vào
đại học! Những năm 1980 khi còn là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP. HCM, anh đã tham gia Phụ trách và dạy trẻ mồ côi bụi đời tại
Trường Nuôi Dạy Trẻ Mồ Côi Mầm Non I, Mầm Non II, Trường Nuôi dạy trẻ Bụi đời
Thiếu Niên 3, Bình Chánh, TP. HCM... Anh cũng đã sáng lập Ban hoạt động xã hội
Đoàn trường và là chủ nhiệm Câu lạc bộ Vì đàn em - phụ trách đội trường nuôi
dạy trẻ mồ côi với hơn 100 tình nguyện viên đều là sinh viên của trường từ năm
1980 - 1986. Anh và những người bạn của mình đã nhận ra cuộc sống chỉ ý nghĩa
khi không chỉ sống cho riêng mình.
Được
giữ lại làm giảng viên ngay sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành Điện Kỹ Thuật của
trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. HCM; anh đã học thêm về máy tính và tốt nghiệp
Thạc sĩ hạng ưu ngành Khoa học Máy tính - Công nghệ Thông tin tại Học viện Công
nghệ Châu Á (AIT) - Thái Lan. Rồi anh từ chối học bổng tiến sĩ tại Học viện
RISC Linz (Áo) và cũng không trở lại trường cũ, không chấp nhận làm việc cho
công ty nước ngoài với mức lương và vị trí hấp dẫn mà “quay ngắt 180o”
để bắt đầu khai phá một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ là làm sách.
Anh
tâm sự : "Giấc mơ làm sách tiềm ẩn
trong tôi từ những ngày thơ bé. Với tôi, sách luôn chứa đựng những giá trị kỳ
diệu và bí ẩn. Hồi đó, khi cầm trong tay những cuốn sách cũ mèm, in giấy đen
nhòe nhoẹt, tôi đã mơ ước một ngày nào đó sẽ tự mình làm ra những cuốn sách
thật đẹp, nội dung phong phú và hấp dẫn để tất cả mọi người đều được đọc. Tôi
muốn chia sẻ niềm đam mê sách của mình với những người khác."
Kiên định với ước mơ của mình
Những
năm khởi đầu của First News biết bao nhiêu gian khó - với tất cả là bắt đầu -
anh Phước đã nghiệm ra Nơi nào có ý chí - nơi đó có con đường. Năm 1994, cơ sở
ban đầu của First News là căn phòng chưa đến hai chục mét vuông trong con hẻm
nhỏ với với chiếc máy vi tính 386 với 3 người bạn. Bước vào một lĩnh vực mới và
phức tạp này, anh phải học hỏi từ đầu tất cả các công việc của một người làm
sách. Trong việc xuất bản, anh phải tìm hiểu , nắm vững các qui định của nhà
nước về lĩnh vực này như xin giấy phép xuất bản, thực hiện các thủ tục về quyền
tác giả, rồi học cách kinh doanh sách, một mình đi đến tất cả các tỉnh thành
Việt Nam để giới thiệu sách, xây dựng và tìm đại lý phân phối, tìm hiểu sở
thích của khách hàng, điều tra, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn đọc v.v…
Ấn
phẩm đầu tiên “trình làng” là bộ “The Most Favourite English Song Books” (Bây
giờ là The Best Song Book of All Time), do được điều tra thị hiếu độc giả một
cách kỹ càng, đã thành công vang dội. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, học
sinh, trí thức…ai cũng muốn được sở hữu bộ sách này. Tiếp theo là các tập Thế
Giới Âm Nhạc, những cuốn sách về các nhân vật Bill Gates – Con Đường Đến Tương
Lai, Huyền Thoại Che – Bản lĩnh, Tính cách, Tình Yêu và sự Bất Tử, Putin – Nhân
Vật Số Một, Không Bao Giờ là Thất Bại – Tất Cả là Thử Thách, Bush và Quyền Lực
Nước Mỹ, Không Thể Chuộc Lỗi, Mẹ Teresa – Trên cả Tình Yêu… được dư luận đánh giá
cao. Anh đã qua tận La Habana - Cuba
để tìm tư liệu cho cuốn sách Fidel Castro – Cuộc Đối Đầu với 10 Đời Tổng Thống
Mỹ và Những Âm mưu Ám sát của CIA với những thông tin lần đầu tiên được công bố.
Tiếp
theo là những cuốn sách về bí quyết thành công trong quản lý, kinh doanh nổi
tiếng thế giới như bộ sách Cẩm Nang Kinh Doanh Harvard, Cẩm Nang Quản Lý Hiệu
quả DK và hơn 100 cuốn sách Best-seller khác về Quản Trị, Nhân sự, Bán hàng,
Thương Hiệu, Marketing… cần thiết cho bạn đọc hiện nay.
Trải
nghiệm nhiều thăng trầm và chịu áp lực đa chiều qua công việc, từ các mối quan
hệ xã hội… anh nghiệm ra rằng, sự đồng cảm, niềm an ủi, sự chia sẽ tinh thần
thật cần thiết và là điều quí nhất cho mỗi con người trong những giai đoạn khó
khăn của cuộc sống. Từ đó, anh ấp ủ ý tưởng cho ra đời những cuốn sách có thể
truyền sức mạnh tinh thần, hướng mỗi người đến tính nhân bản, khơi dậy động lực
sống, mang lại cho con người những niềm tin, ý chí, tình yêu cuộc sống bị đánh
mất do thất bại, hay tổn thương tinh thần…Đó chính là loạt sách “Sống đẹp”,“
Hạt giống tâm hồn” và tư duy sống (Self-Help). Đến nay, tủ sách “ Hạt giống tâm
hồn” đã ra hơn 100 cuốn, với nhiều chủ đề về cuộc sống luôn đứng đầu danh sách những
cuốn sách bán chạy nhất như: Hạt Giống Tâm Hồn, Quà tặng diệu kỳ, Phút nhìn lại
mình, Bí mật hạnh phúc, Bí quyết thành công, Bí mật của may mắn, Thay thái độ -
Đổi cuộc đời, Tin vào chính mình, Điều diệu kỳ từ cách nhìn cuộc sống, Từ giận
dữ đến bình an, Ping – Vượt khỏi ao tù, Sức mạnh của hiện tại, 7 thói quen để
thành đạt, Đác nhân tâm, 20 tập Chicken Soup for the Soul của Jack Canfield...
được bạn đọc cả nước - đặc biệt là giới trẻ - rất yêu thích.
Từ
con số 3 người khi mới thành lập, hiện nay First News đã phát triển thành hơn
30 người và hàng trăm biên tập viên, cộng tác viên trên nhiều lĩnh vực chính
trị, văn hóa, xã hội v.v…Sau 10 năm họat động, First News mua bản quyền và cho
ra đời trên 500 đầu sách hay và rất có giá trị. Với cách dịch, biên tập, thiết
kế công phu, rất sáng tạo và có nét rất riêng, phương châm của First News là
không đi theo lối mòn, luôn tìm những ý tưởng mới, cung cấp cho bạn đọc không
chỉ những gì mình có mà cả những gì mình thích một cách chân thực và hiệu quả
nhất, sáng tạo nhất, ấn tượng nhất và có giá trị, sống với thời gian.
Phần
thưởng cho sự lao động miệt mài của anh Phước và tập thể First News không chỉ
là hiệu quả trong kinh doanh, là chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất bản
hay First News được bạn đọc yêu thích. Anh Phước cho biết “Chúng tôi đã nhận
được rất nhiều bức thư từ mọi miền đất nước. Đó là những lời chia sẻ, cảm ơn
chân thành của những người đã vượt qua tận cùng của sự tuyệt vọng, những bày tỏ
về niềm tin mới được tìm lại, những suy nghĩ vượt lên lỗi lầm, tìm lại mơ ước
và khát vọng sống… Mọi người rất xúc động khi đọc lá thư từ Mỹ gửi về của một
nữ độc giả người Việt ở California: “…Tôi có một tin vui muốn chia sẻ cùng First News –
Trí Việt, khi tôi vô tình được biết một thanh niên Việt Nam còn trẻ mà phải vào
tù ở thành phố tôi đang ở, tôi vào thăm và mang cho anh ta 4 cuốn sách của
First News có tên: Hạt Giống Tâm Hồn, Cho Một Khởi Đầu Mới, Đừng Bao Giờ Từ Bỏ
Ước Mơ và Điều Diệu Kỳ Từ Cách Nhìn Cuộc Sống. Mặc dù thời hạn ở trong tù của
anh ta không nhiều, nhưng anh ta đã có may mắn đọc được những cuốn sách quí báu
này, đã biến đổi tâm hồn anh ta rất nhiều, đã mang lại nhiều hy vọng cho anh ta
có thể làm lại từ đầu… Đó là những lời chân thành của người thanh niên trẻ đã
tâm sự với tôi, tôi thật sự xúc động, và thật sự hãnh diện cho những tâm sức và
thành quả mà Trí Việt đã mang đến cho bạn đọc”... Đó là niềm vui,
hạnh phúc âm thầm khi biết được những cuốn sách của mình đã góp phần làm thay
đổi cuộc đời hay số phận của một ai đó vượt qua được những nghịch cảnh cuộc
sống. Đôi khi, những sự chia sẻ thật lòng, những lời an ủi chân thành, những
câu chuyện sâu sắc mang tính tự nhận thức và động viên đúng lúc sẽ có nâng cao
giá trị tinh thần và sâu sắc hơn bất kỳ điều gì khác.”
LÂM HẢI TUẤN
Đang giữ chức Giám đốc điều hành Metlife - tập đoàn bảo hiểm hàng đầu
thế giới tại Mỹ với mức lương cao ngất, Lâm Hải Tuấn đã quyết định từ bỏ tất cả,
trở về Việt Nam để thực hiện ước mơ của mình. Đó là xây dựng một công ty bảo
hiểm hàng đầu tại quê nhà. Không lâu sau đó, bằng tài năng của mình, anh đã xây
dựng thành công ACE life Việt Nam, tạo được uy tín và một vị trí vững mạnh trên
thị trường Việt Nam.
Không
dừng lại ở đó, anh vẫn không ngừng tiếp tục hành trình đến với những khát vọng
lớn hơn. Bởi như anh nói: “ngọn lửa đam mê luôn cháy bỏng trong tôi”. Đó là sự
đam mê anh dành cho công việc, cho cuộc hành trình còn dài phía truớc, và đam
mê được chắp cánh cho ước mơ của người khác bay lên.
Nuôi ước mơ từ trong bão tố
Rời
Việt Nam
sang Mỹ, cậu bé Hải Tuấn mới tròn 15 tuổi. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới
ấy, anh đã phải tự bươn chải để lo liệu cho cuộc sống. Có những khi anh phải
ngủ trên hè phố, dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, phải dùng bìa
carton để chắn tuyết… Nhưng, chính trong khó khăn ấy, mầm ước mơ trong anh đã
nảy nở, được nuôi dưỡng và vun đắp.
Với
ước mơ vượt khó, vươn tới những khát vọng lớn lao, Lâm Hải Tuấn đã không nề hà
bất cứ việc gì. Từ công việc dạy kèm đến quét dọn, trông nom thư viện, anh đều
đã trải qua. Làm việc quần quật từ 6 giờ tối đến 1 giờ sáng mỗi ngày, có những
đêm ngủ quên trong thư viện, nhưng với Lâm Hải Tuấn, công việc đó lại là một
niềm hạnh phúc. Ở đó, anh vừa có việc để mưu sinh, vừa được thoả mãn ước muốn
tìm hiểu, khám phá của mình. Và, cũng từ trong chuỗi ngày lao động cực khổ ấy,
anh đã đúc kết cho bản thân nhiều điều quý giá, từ kiến thức kinh doanh đến
triết lý sống - nặng về chữ tâm, chữ tình.
Nói
cách khác, thư viện với kho tàng kiến thức rộng mở cộng với những nỗ lực, sáng
tạo không ngừng của chính bản thân, ước mơ của Lâm Hải Tuấn đã được chắp cánh
bay cao, bay xa.
Khát vọng mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội
Được
bồi đắp bằng ý chí và nghị lực, mơ ước được học hành đến nơi đến chốn của Lâm
Hải Tuấn đã trở thành hiện thực khi anh tốt nghiệp một lúc ngành Kỹ sư và Quản trị
kinh doanh - Trường Đại học California.
Song,
dường như trong Lâm Hải Tuấn luôn thường trực cả chuỗi ước mơ và khát vọng. Ước
mơ này nối tiếp khát vọng kia, chẳng khi nào có điểm dừng. Mong muốn này vừa
thực hiện xong, cũng là lúc trong anh bùng lên ngọn lửa của khát vọng lớn hơn.
Vượt khó học giỏi đã xong, anh lại muốn làm cái gì đó để mang lại lợi ích lâu
dài cho xã hội. “Đó là lý do khiến tôi chọn bảo hiểm. Hơn nữa, một công ty bảo
hiểm ở Mỹ quy tụ tất cả các ngành tài chính, mà tài chính lại là ngành mà tôi
muốn làm từ lâu”, Lâm Hải Tuấn tâm sự.
Mang
trong mình ước vọng lớn đó, ngay từ năm cuối đại học, anh đã vào làm cho Tập
đoàn Metlife, một tập đoàn bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới. Vừa làm, vừa
học hỏi, năm 1984, khi tốt nghiệp đại học, anh chính thức về đầu quân cho tập
đoàn bảo hiểm này. Khởi đầu với vai trò là một chuyên viên tư vấn tài chính,
khả năng phân tích, đánh giá, và phát triển thị trường của Lâm Hải Tuấn sớm
được bộc lộ. Với khả năng xuất chúng, cùng với lòng đam mê công việc, năm 1988,
anh chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc kinh doanh của Metlife tại San Diego. Khi đó anh mới
26 tuổi.
Vừa
nghiên cứu phát triển thị trường, vừa không ngừng học tập theo chương trình đào
tạo của Metlife, vậy mà nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành xuất sắc. Anh là người
duy nhất về đến đích trong tổng số 500 người được chọn lọc vào học chương trình
đào tạo tổng giám đốc (executive training) của Metlife. Không chỉ thế, Lâm Hải
Tuấn còn vun đầy thêm hành trang của mình bằng hàng loạt chứng chỉ khác như:
tài chính, quỹ đầu tư, luật lệ đầu tư… Sau đó, ở tuổi 29, anh được bổ nhiệm làm
Giám đốc điều hành Metlife tại Orange County, California, trở thành giám đốc
chi nhánh trẻ nhất của Metlife lúc bấy giờ. Với tất cả những đóng góp của mình,
anh đã vinh dự được Metlife chọn là “Nhân vật của năm” trong suốt 3 năm
liền.
Giờ
đây, với Lâm Hải Tuấn, bảo hiểm đã trơ thành niềm đam mê vô tận. Chính niềm đam
mê ấy giúp anh hiện thực hóa khát vọng của mình. “Lâm Hải Tuấn sinh ra là để
làm bảo hiểm”. Lời nhận xét quả là không sai chút nào! Và anh trở thành người
gốc Á duy nhất lập được những kỳ tích trong ngành bảo hiểm nhân thọ trên đất
Mỹ. Với những kỳ tích của mình, Lâm Hải Tuấn đã chứng minh cho mọi người thấy
rằng, người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới.
Nhưng,
điều quan trọng nhất là anh đã chứng minh cho ba mẹ mình thấy con đường anh lựa
chọn là hoàn toàn đúng đắn. Bởi trước đó, ba mẹ muốn anh theo nghề kỹ sư đã
học. Trước quyết tâm cao của con mình, ba mẹ anh đã cho anh một cơ hội thử sức,
nhưng đặt ra cho anh điều kiện là sau 2 năm, nếu không thành công anh phải quay
về làm đúng chuyên môn của mình. Và cuối cùng anh đã thuyết phục được ba mẹ với
những kết quả hơn cả sự mong đợi mà anh mang về..
ACE Life - Nơi ước mơ trở thành hiện thực
Đang
ở đỉnh điểm của thành công, bỗng nhiên Lâm Hải Tuấn quyết định từ bỏ tất cả để
trở về Việt Nam
thành lập một công ty mới. Không chỉ vì thích mạo hiểm, anh ra đi là còn vì
muốn thực hiện ước mơ của mình. “Metlife đã cho tôi một sự nghiệp, một chức
phận, nhưng không thể đáp ứng được ước mơ của tôi, đó là tự mình xây dựng một công
ty theo những gì đã học hỏi được”. Hơn nữa, được đóng góp cho quê hương cũng là
mong ước của Lâm Hải Tuấn từ rất lâu. Và, năm 2005, ACE Life Việt Nam – công ty
thành viên thuộc Tập đoàn bảo hiểm ACE - Mỹ, chính thức được thành lập.
Chắt
lọc tinh túy từ 150 năm văn hóa Metlife, Lâm Hải Tuấn đã xây dựng ACE life Việt
Nam theo những chuẩn mực cao nhất Hoa Kỳ với một đội ngũ nhân viên được đào tạo
bài bản và làm theo một quy trình chặt chẽ. Đó là tinh thần làm việc tập thể,
không chia phe cánh. Nếu ai đi trái với quy trình ấy là tự loại mình khỏi guồng
máy ACE life, người còn lại sẽ trở thành những nhân viên ưu tú nhất. Và điều
khác biệt lớn nhất là ACE Life được xây dựng dựa trên bản sắc văn hóa Việt Nam, với đội
ngũ nhân viên 100% là người Việt. “Ở ACE Life, mỗi nhân viên là một thành viên
trong gia đình”, đó là nét văn hóa thuần Việt. Dù ACE là tập đoàn chuyên về bảo
hiểm phi nhân thọ, với những tinh túy chắt lọc được từ sự nghiệp hơn 19 năm làm
việc trong một Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới Metlife cùng với sự
am hiểu văn hóa Việt, Lâm Hải Tuấn đã xây dựng nên một công ty bảo hiểm nhân
thọ ACE Life với những thành công ấn tượng không chỉ tại Việt Nam mà còn trở
thành hình mẫu bảo hiểm nhân thọ thành công của tập đoàn ACE tại khu vực Đông
Nam Á.
“Con
người là yếu tố quan trọng nhất để làm nên sự thành bại của một công ty, nếu
không đào tạo họ một cách chuyên nghiệp thì họ sẽ mang đến cho công ty những
nguy cơ rất lớn”. Với quan điểm đó, Lâm Hải Tuấn rất chú trọng đến việc đào tạo
đội ngũ nhân viên, nhất là các Đại diện Kinh doanh (trên thị trường gọi là đại
lý). Điều này còn giúp anh tiếp tục thực hiện ước mơ “mang lại cho người khác
những gì mà họ chưa có”. Anh tâm sự: “Nhân viên là những người giúp tôi thực
hiện ước mơ của mình. Tôi không chỉ quan tâm trong 10 hay 20 năm nữa họ nhận
được gì, mà tôi còn quan tâm trong 100 năm nữa, con cháu của những người đã xây
dựng ACE life sẽ nhận được gì”. Anh muốn 100 năm sau, ACE life sẽ luôn là một tập
đoàn hàng đầu với đội ngũ nhân viên 100% là những người Việt, chứ không phải là
người nước ngoài hay Việt kiều.
Sản
phẩm “Kế hoạch Tài chính Trọn đời” ra đời là hành trình tiếp nối mang ước mơ
đến cho người khác. Sản phẩm này giúp khách hàng có thể tự thiết kế gói bảo
hiểm mà mình muốn mua. Tính linh hoạt đã giúp sản phẩm nhanh chóng thu hút
nhiều khách hàng tham gia. Trong tương lai, Lâm Hải Tuấn tiếp tục đa dạng hoá
sản phẩm này cho phù hợp với mọi đối tượng, và đưa ACE life Việt Nam vươn ra các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Gia đình luôn là niềm tự hào lớn nhất
Khi
trò chuyện với anh, ngoài sự lôi cuốn toát lên từ vẻ bản lĩnh, bặt thiệp và tự
tin, điều khiến người ta càng yêu quý và nể anh hơn chính là sự trân trọng cao
nhất mà anh luôn dành cho những giá trị gia đình. Đối với anh, gia đình thật
thiêng liêng và anh không thể diễn tả hết được bằng lời nếu không có sự trợ
giúp ngôn ngữ biểu cảm. Khi nhắc đến mẹ anh? Mẹ là người anh ngưỡng mộ, hay nói
đúng hơn mẹ là một thần tượng! Một người phụ nữ mẫu mực, một tấm gương sáng cho
các con noi theo. Chính mẹ anh đã một tay xây dựng nên sự nghiệp và lo chu toàn
cho cả gia đình. Mẹ anh cũng chính là một nhà doanh nghiệp đích thực. Anh tự
hào được thừa hưởng sự nhạy bén trong kinh doanh từ mẹ. Còn ba anh? Một nhà
giáo mô phạm và là một người anh luôn tôn thờ. Khi nhắc đến ba, anh thường dành
nhiều khoảng lặng bởi anh muốn nói thật nhiều, thể hiện thật nhiều nhưng cuối cùng
anh nhận ra mình đã không còn cơ hội để nói những điều đó với người mà mình tôn
kính nhất, nên những khoảng lặng chính là cách thể hiện tuyệt vời nhất cho
những điều anh muốn nói lúc này. Ba anh đã ra đi quá sớm, đã không kịp nhìn
thấy những gì anh hứa với ba hầu hết đang trở thành hiện thực. Đây cũng là điều
mà anh thấy hối tiếc nhất trong cuộc đời này. Và một điều nữa khiến anh luôn
thấy có lỗi là phải sống cách xa mẹ đã sang tuổi “xưa nay hiếm” vì anh còn đang
tiếp tục những ước mơ xa hơn, dù hành trình anh đang theo đuổi cũng chính là
thực hiện tâm nguyện của ba mẹ. Anh luôn ước mong có thể đổi những vinh hoa để
bớt đi những sợi tóc bạc của mẹ. Và anh ước ao mỗi ngày đều được ôm mẹ vào lòng
và nói với mẹ “con yêu mẹ” bằng tình cảm từ tận đáy lòng của một người con luôn
tôn thờ chữ hiếu. Đối với anh đó là niềm hạnh phúc, là điều thiêng liêng nhất
trên đời này.
Anh
tự nhận mình thật may mắn khi được sinh ra trong một gia đình mà cả cha và mẹ
đều là những tấm gương sáng cho các con noi theo, và cũng từ đó, các giá trị về
gia đình và đạo đức đã trở thành những giá trị chuẩn mực. Đó chình là niềm tự
hào, hãnh diện và hạnh phúc vô bờ của anh. Anh cũng luôn tự hào về những người
anh em thành đạt của mình: Anh trưởng hiện là kỹ sư, người em gái là giáo viên
dạy toán và hiện nay là một nhà doanh nghiệp, người em kế là kỹ sư công nghệ
thông tin, và người em út hiện là dược sĩ.
Và
trong tâm nguyện của mình, anh muốn chia sẻ những giá trị gia đình, giá trị văn
hóa thuần Việt đã nuôi anh khôn lớn đến với những người em, những người cộng sự
và những người chung quanh mình. Đối với anh, điều đó cũng đã trở thành một
phần trách nhiệm không thể tách rời trong suốt cuộc hành trình phía trước.
Đi tìm hạnh phúc cho riêng mình
Đối
với anh, giúp người khác đạt được những điều mong ước trong cuộc sống mà nếu
không có sự hỗ trợ của anh họ sẽ không có được là một niềm hạnh phúc vô bờ. Do vậy,
theo góc nhìn của nhiều người, anh đã hy sinh quá nhiều hạnh phúc riêng tư cho
sự nghiệp, cho sự thành đạt của những người quanh mình. Nhưng đối với anh, hạnh
phúc đã được tìm thấy trong chính sự hy sinh đó: “Tôi đã được đền đáp xứng
đáng. Chỉ cần có người hiểu và nhớ đến mình thì chịu thiệt thòi cũng không
sao”. Quả thật, quan điểm ấy khiến anh phân biệt rất rạch ròi giữa “bạn” và
“bè”. Bè thì nhiều và chỉ có quan hệ mang tính ngoại giao, còn bạn là những
người thực sự có thể chia sẻ với anh những vui buồn, thành công cũng như khó
khăn thất bại, và anh luôn hết lòng vì họ.
Giờ
đây, khi hầu hết những ước mơ lớn đã được thực hiện, ACE life Việt Nam đã có
một vị trí nhất định trên thương trường, những người cộng sự của anh đã bắt đầu
trưởng thành và chứng tỏ bản lĩnh tài năng Việt, chàng Tổng Giám đốc họ Lâm lại
bắt đầu đi hoàn thiện ý nghĩa của hai chữ thành công, đó là thực hiện ước mơ
cho riêng mình, đi tìm một bờ vai nhỏ để cùng anh chia sẻ những buồn vui, và cả
những giọt nước mắt trong cuộc sống. Và anh mơ về một gia đình đầm ấm nơi có
tiếng cười rộn ràng của những đứa con. Anh tin ước mơ đó sẽ sớm thành hiện
thực, vì nó cũng xuất phát từ chính trái tim mình như khi anh ấp ủ những giấc
mơ lớn lao khác. “Khi đã chú tâm vào một điều gì, tôi luôn tin mình sẽ thực
hiện được nó”, anh khẳng định.
05 tháng 4 2012
TRẦN HẢI LINH - Tổng Giám Đốc Lenovo Việt Nam
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao
cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Linh -
Tổng giám đốc Lenovo Việt Nam .
Tổng Giám đốc... không có nhân viên?
Sinh năm 1983, bắt đầu giữ vị trí CEO của Lenovo Việt Nam vào
tháng 7/2006, Hải Linh cho rằng, mình không có nhân viên, chỉ có đồng nghiệp,
không "truyền đạt" mà chỉ "chia sẻ" văn hoá hoặc mục đích
của công ty.
Linh rất ấn tượng với bộ phim Cú Click huyền bí - phim kể về một
kiến trúc sư, muốn phấn đấu để có nhiều tiền, để lo cho vợ con nhưng mỗi lần
như vậy người đó lại mất mát một cái gì đấy, và đến khi trở thành CEO thì người
ấy gần như mất tất cả mọi thứ: hai đứa con không gọi ông ta bằng bố mà gọi người
khác, sức khỏe thì đi xuống... Và đến lúc gần nhắm mắt thì ông ta dặn con trai
của mình rằng: điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải cân bằng tất cả mọi
thứ.
Bộ phim khiến Linh "xem đến lần thứ hai rồi nhưng vẫn rùng
mình khi nhân vật chính Micheal Newman hấp hối" và trầm ngâm: "Nếu
một người không cân bằng được tất cả những cái ấy - gia đình, công việc, bạn
bè, tình cảm...không thể là một người hạnh phúc được".
Cảm giác của anh khi là Tổng Giám đốc, nhất là Tổng Giám đốc trẻ
nhất Việt Nam ?
Người ta nói rằng không có quyền lợi nào không gắn với trách
nhiệm. Quyền lợi càng cao thì trách nhiệm càng nhiều. Trách nhiệm thì thường
phải trả giá. Không có cái gì tự nhiên đến và tự nhiên đi cả, để có được một
cái gì đấy thì phải bỏ ra sự cống hiến tương xứng. Trách nhiệm làm lãnh đạo còn
rất nhiều công việc đằng sau, mà không phải tất cả mọi người đều nhìn thấy.
Nhiều khi tôi không cảm giác mình đang ở vị trí đấy, điều tôi cảm
thấy là tôi có từng đấy trách nhiệm phải hoàn thành và làm sao để cố gắng hoàn
thành.
Anh đã phải "trả giá" những gì rồi?
Tôi nghĩ tôi chưa phải là một lãnh đạo theo nghĩa thực sự là lãnh
đạo, nhưng khi chúng ta có trách nhiệm thì nghĩa là chúng ta phải làm việc.
Chẳng hạn, có lúc người ta nghỉ mình phải đi làm. Những cái như thế là những
cái buộc phải trả giá. Mình đạt được một cái gì đấy thì mình sẽ mất một cái
khác.
Vậy quan điểm của anh về lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo không phụ thuộc vào vị trí, lãnh đạo phụ thuộc hành động.
Cái khó nhất của anh khi làm Tổng Giám đốc?
Là hoàn thành công việc. Tất nhiên ai cũng như vậy, nhưng mỗi
người xử lý khác nhau. Và ở bất kỳ vị trí nào cũng phải nỗ lực, cũng cần cố
gắng.
Thế khi ở vị trí Tổng giám đốc, đòi hỏi của anh với những người ở
vị trí nhân viên là gì?
Đừng gọi là nhân viên, gọi là đồng nghiệp thì đúng hơn, dù đó là
người ở cùng bộ phận hay bộ phận khác. Cái cuối cùng là mọi người đạt được mục
đích chung. Vì không phải lúc nào cũng là nhân viên, lúc nào cũng là đồng
nghiệp. Ngày hôm nay họ có thể là báo cáo cho tôi, ngày mai họ có thể ở vị trí
khác. Có những người phát triển rất nhanh, có thể thay thế mình, đó là điều
bình thường trong cuộc sống. Và ứng xử với họ như những đồng nghiệp đúng hơn là
nhân viên. Cái quan trọng là cùng tiến tới mục đích chung.
Anh có gặp trường hợp đồng nghiệp cấp dưới không nghe lời anh?
Giữa con người với con người, suy nghĩ khác nhau là chuyện bình
thường. Nếu một tổ chức hay một xã hội mà tất cả mọi người đều giống nhau, tất
cả mọi người đều để tóc dài, đều mặc váy thì đó đâu phải là xã hội. Tất cả mọi
người đều khác nhau, cái quan trọng là nhìn nhận, khuyến khích và phát huy sự
khác biệt đó. Nếu tôi chứng minh được mình đúng thì mọi người sẽ nghe.
Còn với các đối tác lớn tuổi hơn thì sao?
Tôi không bao giờ nghĩ đó là cản trở. Công việc không phụ thuộc
vào tuổi tác. Tôi nghĩ có rất nhiều người rất trẻ nhưng rất khôn ngoan. Tôi
thấy có nhiều người giỏi hơn tôi, bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn tôi, nhiều thành
công hơn tôi. Tôi phải phấn đấu 20-30 năm chưa chắc đã bằng họ.
"Tôi là người may mắn"!
Rất khiêm tốn khi thường xuyên nhận mình là người may mắn, Hải
Linh lý giải: "Có người nói là "nếu tôi không tin vào may mắn thì tôi
biết giải thích thế nào về thành công của đối thủ của tôi", nhưng nếu
không tin vào may mắn thì tôi không biết giải thích thành công của mình như thế
nào".
Linh nói thêm: "Tôi thấy mình chẳng có gì đáng ngưỡng mộ. Bạn bè lớn lên cùng tôi xem tôi rất bình thường, trí tuệ thuộc loại bình thường, không phải là người thông minh sắc sảo".
Linh nói thêm: "Tôi thấy mình chẳng có gì đáng ngưỡng mộ. Bạn bè lớn lên cùng tôi xem tôi rất bình thường, trí tuệ thuộc loại bình thường, không phải là người thông minh sắc sảo".
Có bao giờ anh cảm thấy áp lực khi là người trẻ nhất?
Áp lực không đến từ việc mọi người xem tôi như thế nào, mà từ việc
tôi đánh giá mình có hoàn thành công việc hay không. Tôi nghĩ tất cả mọi người
đều muốn trẻ ra, có ai muốn già đi đâu, trẻ có vấn đề gì đâu.
Khi đó, anh vượt qua áp lực như thế nào?
Cứ làm việc thôi, làm việc hết sức mình. Tôi chỉ biết làm việc
chăm chỉ và làm việc khôn ngoan. Cuối ngày nhìn lại những gì mình đã làm, có
thể mình không làm tốt, mình cảm thấy không hài lòng với bản thân. Mình sẽ tự
nhìn ra là mình làm đúng và có những điều chưa làm được.
Có ý kiến đánh giá anh hay làm khác với mọi người, anh thấy sao?
Thực ra không phải là mình làm ngược, mà là vì mình không giỏi
bằng người ta, cái người ta làm được mình không làm được, nên mình phải làm cái
khác. Chẳng hạn, khi tôi học ở Singapore, khoa đắt giá nhất là Công nghệ thông
tin, lúc đó có 3 sinh viên Việt Nam rất giỏi, từng được giải tin học quốc tế,
tôi học bình thường nên tôi phải thi khoa mà tôi có khả năng đỗ, tôi mà thi vào
khoa Công nghệ Thông tin thì chắc chắn tôi sẽ trượt.
Anh nghĩ sao về thành công của mình cho đến thời điểm này?
Tôi là người rất may mắn. Thành công của tôi từ trước đến giờ, nếu
có, là do rất may mắn.
Đánh giá mình trong công việc, anh sẽ nói gì?
Tôi mới ở vị trí bắt đầu và chưa đạt được gì, tôi mới mở cửa và
bắt đầu đi.
Dường như anh quá khiêm tốn?
Không phải khiêm tốn. Nếu giờ tôi vỗ ngực bảo mình giỏi thì tôi
không đánh giá đúng bản thân. Thực sự tôi nghĩ mình đang trong quá trình cố
gắng, và cũng chưa làm được gì. Tôi chỉ là một người rất may mắn. Có nhiều
người giỏi nhưng cơ hội đến với họ sớm hay muộn mà thôi. Có người biết nắm bắt
cơ hội, có người thì không. Đơn giản tôi là người gặp may, cơ hội của tôi đến
sớm. Bố tôi dạy tôi rằng, cơ hội rất nhiều, có lúc nó gõ cửa, phải biết lúc nào
nó gõ cửa để mở ra.
Mệt thì ngủ mới ngon!
Mệt mỏi trong công việc có thể khiến nhiều người cảm thấy chán
nản, uể oải nhưng Hải Linh cho rằng, mệt mỏi lại khiến mình... ngủ ngon hơn.
Ở thời điểm này, anh có hối hận gì về trước đây chưa làm?
Khi quyết định gì đó, tôi cố gắng để đó là điều ít ngu xuẩn nhất ở
thời điểm mà tôi quyết định. Tất nhiên nhìn lại thì có thể nghĩ rằng thời điểm
đó mình sẽ làm khác. Nhưng thời điểm đó trình độ của mình chỉ như vậy, mình chỉ
biết thế và chỉ có thể làm được như vậy.
Nghĩa là anh cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định điều gì đó?
Tôi là người thận trọng.
Nhưng thận trọng thì có thể mất nhiều cơ hội?
Những cái mất rồi chắc là tôi không biết, vì chẳng hạn rẽ trái thì
tôi sẽ không biết rẽ phải sẽ như thế nào.
Anh cho rằng điểm mạnh của mình là gì?
Lúc nào cũng cố gắng làm việc, nếu không có gì giỏi thì phải cố
gắng. Napoleon có nói, có 2 cách để lên đỉnh núi, nếu là đại bàng thì sẽ bay
lên, còn nếu là rùa thì sẽ bò lên. Tôi không phải đại bàng, tôi "bò"
lên.
Nhưng rùa đã từng thắng thỏ?
Đó là may mắn thôi.
Còn "tốc độ của con rùa" nữa chứ?
Tất nhiên, nếu mình không thực sự giỏi thì mình phải cố gắng
"bò", làm việc chăm chỉ một tí, hoặc cố gắng rất chăm chỉ để tập
trung vào những điều mình muốn.
Với anh thế nào là chăm chỉ?
Là cuối ngày đi ngủ, không cảm thấy hối hận vì sử dụng thời gian
hoang phí. Nếu tôi chưa làm việc hết sức trong ngày hôm đó nghĩa là chưa chăm
chỉ. Miễn là mình đã làm việc hết sức, thế là đủ, còn tất nhiên mình không phải
là máy móc, mình sẽ mệt. Nhưng mệt thì mình sẽ ngủ ngon.
Mỗi ngày anh làm việc bao nhiêu giờ?
Tôi không bao giờ tổng kết. Giờ giấc của tôi rất kỳ cục, có khi ăn
trưa vào lúc 4 giờ chiều và ăn tối vào lúc 12 giờ đêm.
Nghĩa là anh làm việc theo cảm hứng?
Không hẳn. Nếu lãnh đạo, chẳng hạn lãnh đạo bộ phận bán hàng mà
làm việc theo cảm hứng thì sẽ rất nguy hiểm.
Thất bại sẽ là thất bại, nếu...
Hải Linh tiết lộ: "Từ lớp 1 đến giờ tôi thi trượt rất nhiều,
cố gắng vào lớp chuyên nhưng không bao giờ được. Lên cấp ba, tôi cố gắng vào
chuyên Toán, chuyên Lý của trường Ams nhưng không được, cuối cùng vào chuyên
Anh" và tự nhận là kẻ "học hành rất bình thường".
Xem mình là người "to tát về hình thể và khối lượng", là
"lão già béo ú", Hải Linh đùa rằng, anh thường xuyên thất bại trong
kế hoạch... giảm cân.
Thần tượng của Linh là Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tác
phẩm Thép đã tôi thế đấy) và thần tượng cũng xuất hiện trong một tên hiệu của
Linh mà không nhiều người biết đến: Linhpaven.
Ít ai nghĩ, một Linhpaven "nhẹ dạ, cả tin, dễ thương, và tội
nghiệp" - như anh tự nhận - đã từng có những lập luận rất hay khi so sánh
các quốc gia: "Nhưng rồi làm thế nào chúng ta định nghĩa sự hùng cường của
một dân tộc? Nếu chúng ta lấy đất đai làm tiêu chí, Đan Mạch sẽ là một trong
những quốc gia mạnh nhất ngày nay trên thế giới bởi nó lớn hơn nhiều so với Anh
hay Nhật Bản. Còn nếu lấy dân số làm tiêu chí thì chúng ta hẳn phải vượt qua Ấn
Độ, hơn Đức và Nam Triều Tiên. Không, chúng ta định nghĩa sự hùng cường dựa
trên tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của một dân tộc đối với những dân tộc
xung quanh".
Anh nghĩ thế nào về thất bại?
Thành công là may mắn, thất bại là bài học. Thất bại sẽ là thất
bại nếu không học từ nó.
Anh có thần tượng của riêng mình?
Tương đối nhiều. Nhưng tôi thích nhân vật Paven Coocsaghin (trong
tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy") và quan điểm làm thế nào để cuối đời
mình ko hối hận vì không làm gì đấy. Mark Twain có nói 30 năm nữa khi anh nhìn
lại, anh sẽ hối hận vì những gì anh không làm chứ không hối hận vì những gì
mình đã làm. Tất nhiên là không bao giờ tránh được nhưng cố gắng để hạn chế
phải hối hận.
Dành ít thời gian cho gia đình, bố mẹ anh có phiền lòng?
Tôi không đến nỗi là đứa con bất hiếu. Tất cả mọi người đều 24
tiếng. Các vị lãnh đạo như Thủ tướng, Bộ trưởng, họ bận gấp tôi hàng nghìn lần,
nhưng vẫn dành thời gian cho gia đình, thì tôi cũng vậy. Tất nhiên cũng phải cố
gắng một chút.
Thường thì bạn bè sẽ cảm thấy xa cách và ngại tiếp xúc hơn khi bạn
của họ giữ vị trí Tổng giám đốc. Với anh thì sao?
Điều đó phụ thuộc vào cách đối xử với bạn bè nhiều hơn là vị trí.
Với bạn bè tôi thì vẫn thế. Trước tôi gọi họ là mày, tao thì giờ tôi vẫn mày,
tao với họ.
Anh nghĩ gì về tình yêu?
Không ai có thể sống thiếu tình yêu. Tôi thích quan điểm của Xuân
Diệu: "Làm sao định nghĩa được tình yêu". Chỉ nói có vậy, rồi chàng
Tổng giám đốc... lảng ngay sang chủ đề khác. Nhưng trái tim hơn 20 tuổi làm sao
giấu được những cảm xúc mãnh liệt của tuổi mình?
Đã có lúc, Linhpaven chìm vào cảm xúc riêng đầy tâm trạng trên
blog: "Nhớ lại cái thời còn đi học phổ thông. Cũng tầm tầm này. Tuần 3
buối tối đạp xe 7 cây số xuống Thanh Xuân học. Trời cũng lạnh. Và thêm mưa. Mưa
to đến mờ cả kính. Nhưng ghét nhất là ướt. Nước mưa thấm đẫm chân, tay, mặt,
với giày. Buốt. Gió thông đồng với mưa quất từng nhát vào mặt, vào cái xe đạp
bé tí. Tự hỏi là sao lẽ ra có thể ngồi yên ấm trong nhà xem truyền hình thì lại
đày đọa mình ra cái chỗ khổ sở này.
Cảm giác giống hệt cái tối đầu tiên ở Sing. Cầm 3 cái vali to
tướng với 2 cái balô, một mình đứng trong một cái sân to uỳnh mà chẳng ai qua
lại. Nhà kí túc thì cái nào cũng cao tít trên đồi, mà tệ nhất là mình không
biết cái nào là cái mình phải đến. Chẳng có ai để hỏi thăm, mà tương lai thì
không có một tí khái niệm là ngày mai sẽ như thế nào. Rồi mọi chuyện cũng ổn.
Và sau này, thầm cảm ơn những cái ngày như thế. Những ngày khó
khăn làm cho người ta trưởng thành, và chuẩn bị cho người ta sẵn sàng với những
cơ hội sẽ đến".
Nguồn: lanhdao.net
LÊ VIẾT HẢI - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần xây dựng Hòa Bình
Hiện nay, Công ty Hòa Bình là một trong những nhà thầu uy tín hàng
đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Người đem đến những thành công to lớn đó cho Hòa
Bình chính là Kiến trúc sư Lê Viết Hải - sáng lập viên, Tổng Giám đốc của Công
ty Cổ phần Hòa Bình
Bắt đầu bằng việc tự mình vừa thiết kế, vừa thi công vài căn nhà
ở, anh vẫn kiên trì bám trụ suốt 16 năm gian khó của nghề để tạo nên danh tiếng
của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Đây là một trong
những đơn vị xây dựng tư nhân ra đời sớm và trụ lâu nhất trong ngành xây dựng
Việt Nam .
Hiện nay, Công ty Hòa Bình là một trong những nhà thầu uy tín hàng đầu tại
thành phố Hồ Chí Minh. Người đem đến những thành công to lớn đó cho Hòa Bình
chính là Kiến trúc sư Lê Viết Hải - sáng lập viên, Tổng Giám đốc của Công ty Cổ
phần Hòa Bình
Từ một cậu bé nhiều ước mơ
Lê Viết Hải sinh năm 1958 tại Huế, trong một gia đình nề nếp. Cha
anh làm Hiệu trưởng trường Bồ Đề, một trường có uy tín ở Huế trong những năm
1950 - 1960. Mẹ anh vừa bán thuốc bắc, vừa đảm đương công việc gia đình gồm 11
người con. Năm Lê Viết Hải lên 9 tuổi, gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ anh phải làm rất nhiều việc từ mua bán thuốc tây,
điện máy cho đến việc hợp tác mở trường tư thục, mở xưởng sản xuất bánh, mứt…
để trang trải cuộc sống gia đình.
Ngoài giờ học, Lê Viết Hải và anh chị em thường tranh thủ phụ giúp
cha mẹ như đúc bánh, canh lửa, đóng gói, giao hàng… Anh còn nhớ có những cái
Tết ba mẹ anh phải vay một số tiền lớn để sản xuất bánh mứt, nhưng cho đến
những ngày giáp tết, hàng ngàn hộp bánh mứt vẫn còn tồn đọng. Trong khi tất cả
con cái đều lo lắng, ba mẹ anh vẫn bình tĩnh. Và quả thật năm nào đến ngày 30
tết thì bánh mứt cũng được bán hết sạch.
Chính việc làm ăn của cha mẹ đã dạy cho anh những bài học đầu tiên
về kinh doanh. Anh đã học được ở cha mẹ mình tính kiên trì, nhẫn nại, phong
cách phục vụ tận tình, chu đáo đối với khách hàng, cách cư xử tử tế với người
làm công, và cả tính mạo hiểm trong thương trường. Nhưng anh cho rằng, vốn
liếng quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho anh chính là gương sáng về đạo đức
trong cuộc sống.
Ngay từ nhỏ, ảnh hưởng bởi người cha luôn quan tâm đến những vấn
đề xã hội, Lê Viết Hải rất thích ngồi nghe các bạn của cha nói chuyện thời sự.
Trong cậu bé, không biết từ bao giờ đã in đậm hai chữ “Hòa Bình”, bởi “chiến
tranh bao giờ cũng đi kèm với tàn phá và hủy diệt, tại sao con người không giải
quyết mâu thuẫn với nhau bằng hòa bình?”. Trong trí tưởng tượng đơn giản của
cậu học sinh lớp sáu, Lê Viết Hải mơ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhà
ngoại giao, sẽ đi thương thuyết hòa bình cho đất nước.
Thế nhưng càng lớn, càng cọ xát với thực tế, Lê Viết Hải càng hiểu
rằng mọi thứ đều không đơn giản. Anh biết phải làm những gì phù hợp với hoàn
cảnh và khả năng của mình. Sẵn có năng khiếu về vẽ, lại thích ngànhâ kiến trúc,
năm 1978 Lê Viết Hải thi đậu vào Trường đại học Kiến trúc TP. HCM.
Trong thời gian đi học, anh thường gặp khó khăn ở những môn phải
học thuộc lòng hoặc phải nhớ nhiều công thức. Ngược lại, đối với những môn
thuộc về lý luận hoặc đòi hỏi sự sáng tạo như hình họa, bố cục tạo hình, trang
trí nội thất… anh lại cảm thấy rất thoải mái, dễ dàng và thường đạt thành tích
cao. Từ kinh nghiệm bản thân, Lê Viết Hải hiểu rõ tầm quan trọng trong
việc đánh giá đúng khả năng của mỗi người, nhằm khơi gợi và phát huy cao nhất
năng lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân trong công việc.
Năm 1985, anh ra trường và được nhận ngay vào làm ở Công ty quản
lý nhà thành phố thuộc Sở Nhà Đất, với công việc giám sát xây dựng sửa chữa
nhà. Công việc tuy không thật phù hợp với sở thích, nhưng nó đã giúp anh hiểu
được những khó khăn, phức tạp trong công tác xây dựng, và sự cần thiết của việc
thiết lập một đội ngũ nhân sự có tính chuyên nghiệp cao như thế nào.
Xây dựng hòa bình - nền móng tương lai
Năm 1986, từ một người thầu xây dựng tin tưởng giới thiệu, Lê Viết
Hải nhận thiết kế và xây dựng căn nhà số 5 đường Cao Đạt. Một mình anh làm tất
cả các khâu, vừa thiết kế, vừa giám sát thi công,… Thời điểm đó, việc xây dựng
một căn nhà là rất khó khăn bởi dụng cụ làm việc hạn chế, nguyên vật liệu khó
tìm mua, lại rất ít thợ giỏi. Thế nhưng Lê Viết Hải đã hoàn thành căn nhà đúng
như dự kiến và vượt trên cả sự mong đợi, khiến chủ nhà rất hài lòng. Đó là “sản
phẩm” đầu tay và cũng là bước khởi đầu suôn sẻ của chàng trai trẻ.
Từ “bậc thang” đầu tiên đó, anh mạnh dạn nhận thêm những công
trình khác. Công việc ngày càng nhiều, anh cần phải có người hợp tác. Tháng 9
năm 1987, Lê Viết Hải đã quy tụ được một đội ngũ khá chuyên nghiệp, và thành
lập văn phòng xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Construction).
Ban đầu, văn phòng Hòa Bình Construction chỉ có bốn, năm người với
khoảng 20 công nhân thi công. Vì đồng vốn hạn chế nên không thể thuê mướn nhiều
nhân lực, trong khi công việc lại khá nhiều, do đó một mình anh vẫn phải quán
xuyến từ khâu thiết kế, dự toán, kế toán, soạn thảo hợp đồng cho đến tiếp
khách, thuyết minh công trình…
Những ngày đầu rất khó khăn, phần lớn nhân viên mới ra trường, mặc
dù có chuyên môn, nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế, tay nghề thợ kém và nguyên
vật liệu xây dựng còn nghèo nàn. Để xây một ngôi nhà theo đúng thiết kế và đúng
thời hạn, anh phải làm việc miệt mài và gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, những
ngôi nhà tư nhân do Hòa Bình thiết kế và thi công không chỉ làm vừa lòng
khách hàng mà còn tạo nên những nét riêng với phương châm rất rõ ràng: Tìm cái
đẹp trong sự đơn giản và tiện dụng. Từ đó, chính chủ nhân của những ngôi nhà
này đã tin cậy, giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
Hai năm sau, năm 1989, bên cạnh các công trình nhà ở, Hòa Bình bắt
đầu nhận được nhiều công trình kiến trúc xây dựng qui mô hơn, đó là những khách
sạn, nhà hàng và văn phòng làm việc. Những công trình này đã tạo nên một đẳng
cấp mới cho Hòa Bình Construction.
Năm 1993, Hòa Bình đã tự tin nhận thầu thiết kế và thi công nâng
cấp, mở rộng khách sạn Riverside, giải quyết cùng một lúc nhiều yêu cầu, đòi
hỏi của chủ đầu tư: xây dựng một khách sạn có tiêu chuẩn cao với một số vốn đầu
tư hạn chế bảo toàn phong cách kiến trúc cổ của Pháp tận dụng hầu hết kết cấu
cũ trong khi phải cơi nới thêm 4 tầng… Công trình được xây dựng thành công, Hòa
Bình đã hoàn toàn chinh phục được khách hàng khó tính. Dường như có duyên với
công trình ven sông, hai năm sau Hoà Bình lại tham gia vào dự án SøaiGon
Riverside Apartments. Ông Michael A. Forsyth, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh
Riverside đã có lời đánh giá: “Hòa Bình Construction đã hoàn thành tốt công tác
xây dựng ở công trình Riverside của chúng tôi.
Chúng tôi luôn tìm thấy ở Hòa Bình lòng chân thành, sự hăng say làm việc và sẵn
lòng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.
Đầu tư xây dựng - phát triển đỉnh cao
Uy tín của Hòa Bình Construction bắt đầu lan rộng, nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đã tìm đến hợp tác, mời Hòa Bình tham gia các dự án. Lúc này, Lê
Viết Hải xác định phương hướng phát triển của công ty là chuyên sâu vào các
công trình có kỹ thuật, mỹ thuật cao.
Năm 1995, Hòa Bình được chọn là nhà thầu chính cho Câu lạc bộ Sân
golf Sông Bé với diện tích xây dựng 8000 m2 , một trong những Câu lạc bộ sân
golf lớn nhất Đông Nam Á. Công trình này đã đánh dấu bước trưởng thành của Hòa
Bình Construction. Tiếp đó, năm 1996, Hòa Bình đã thi công toàn bộ hạng mục
trên đất liền ở công trình Cảng Cá Cát Lở, Vũng Tàu - một công trình công
nghiệp có qui mô lớn, đòi hỏi trình độ, phương tiện và khả năng quản lý cao,
năng lực tài chính mạnh (chỉ tính giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã lên
đến 300.000 USD). Toàn bộ công trình đã hoàn thành đúng thời hạn, đáp ứng tất
cả các chỉ tiêu về kỹ thuật, mỹ thuật theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhà thầu
chính và nhà tư vấn. Lê Viết Hải và đội ngũ của anh được Bộ Thủy sản và phía
đối tác hết lòng khen ngợi.
Với những thành công liên tiếp của nhiều công trình tầm cỡ từ Học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đến Khách sạn Riverside,
Legend Sài Gòn, Ocean Place, Diamon Plaza, Melia Hà Nội, các công trình công
nghiệp như Nhà máy nước ép trái cây Delta ở Long An, đặc biệt là ngôi chùa
Bodbgaya ở Ấn Độ, Hòa Bình Construction đã tạo một thế đứng khá vững chãi trong
thị trường xây dựng.
Thế nhưng, không dừng lại ở xây dựng và thiết kế, Lê Viết Hải
quyết định mở rộng đầu tư các xưởng sản xuất, kết hợp máy móc công nghệ
hiện đại với dụng cụ giản đơn và các thợ thủ công truyền thống có tay nghề cao.
Đặc biệt, công ty đã đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất sơn đá nhãn hiệu
Hodastone, một loại vật liệu bảo vệ các công trình kiến trúc có tuổi thọ cao,
vừa đạt tính thẩm mỹ, vừa sang trọng và đang được nhiều nước sử dụng. Tại hội
chợ VietBuild 2003, HBP (Hoa Binh Paint) đã được Bộ xây dựng thưởng Cúp vàng
Thương hiệu ngành Xây dựng Việt Nam và sản phẩm sơn đá được thưởng Huy chương
vàng. Cũng tại Hội chợ này, sản phẩm cửa gỗ Masonite, cửa chống cháy 3C sản
xuất theo công nghệ Hoa Kỳ được thưởng hai Huy chương vàng, và HBF (Hoa Binh
Furniture) được thưởng Cúp vàng Thương hiệu ngành Xây dựng Việt Nam.
Lê Viết Hải cho rằng, hoạt động sản xuất hỗ trợ nhiều cho công
việc thầu xây dựng. Nhờ có sản xuất, công ty có thể chủ động nguồn vật tư để
cung cấp cho khách hàng với giá cạnh tranh và chất lượng phù hợp. Ngoài các
công ty sản xuất, Hòa Bình còn có các công ty trực thuộc chuyên về tư vấn,
thiết kế, trang trí nội thất và thi công điện nước. Các công ty này được tổ
chức theo từng chuyên ngành nên có tính chuyên nghiệp cao. Ngoài ra, giữa Hòa
Bình và các công ty con, cũng như giữa các công ty con với nhau còn có sự hỗ
trợ cho nhau về nhiều mặt tạo nên một sức mạnh tổng hợp.
“Xem nhẹ chất lượng công trình là bán rẻ uy tín của công ty”
Sau những bước chuẩn bị chu đáo, đồng thời để đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của các công trình xây dựng, nhất là đối với các đối tác nước ngoài,
những nhà đầu tư yêu cầu có các công trình xây dựng cao cấp, ngày
01-12-2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Hòa Bình Construction, Công
ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình được thành lập. Trước đó,
công ty cũng bắt đầu xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9000 từ tháng 6-2000, đến
tháng 8- 2001 được Tổ chức chứng nhận QMS cấp giấy chứng nhận: Công Ty Cổ phần
Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình là công ty đầu tiên trong lĩnh vực xây
dựng tự thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001
phiên bản 2000.
Từ những bước chuyển trên, Hòa Bình đã đem lại sự tin cậy đối với
khách hàng, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Đối với Tổng giám đốc Lê Viết
Hải, chất lượng công trình luôn là mối quan tâm hàng đầu của anh. Bởi “xem nhẹ
chất lượng công trình là bán rẻ uy tín của công ty và bất lợi cho sự phát triển
lâu dài”, anh nói. Vì thế, việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thi công
là rất quan trọng. Chính nhờ có những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng
thi công, việc nghiệm thu công trình trở nên rất đơn giản cho cả nhà thầu phụ
lẫn nhà đầu tư. Mọi sai sót đều dễ dàng được xác định và truy tìm nguyên nhân
để khắc phục.
Nền văn hóa doanh nghiệp đúng hướng và vững mạnh của Hòa Bình đã
đem lại cho công ty nhiều thư mời tham gia đấu thầu, đặc biệt là các công ty
đầu tư nước ngoài. Từ 1998 - 2003, Hòa Bình đã trúng thầu nhiều công trình cao
cấp như khu phố Mỹ An, Mỹ Cảnh, Mỹ Hoàng, Mỹ Phước, chung cư Hưng Vượng, thuộc
Khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Năm 2002, công ty đã hoàn thành công trình khu phố
Mỹ Kim với 51 biệt thự và nhà song lập với tổng giá trị là 40 tỷ đồng, chỉ
trong vòng 8 tháng rưỡi với những yêu cầu cao từ khách hàng. Qua thành công
này, Hòa Bình được tin tưởng giao thêm công trình H7 giai đoạn 2 mà không qua
đấu thầu- một trường hợp hiếm thấy đối với chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng.
Với các đối tác đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế tư vấn nước ngoài
như TOA Corporation, Taisei Corporation, Posco Engineering & Construction
Co Ltd… Hòa Bình luôn được đánh giá là nhà thầu có tinh thần trách nhiệm cao,
phong cách quản lý thi công khoa học, nhạy bén trong việc áp dụng các biện pháp
nâng cao chất lượng công trình, đạt các chỉ tiêu kiến trúc- xây dựng và tính
thẩm mỹ cao.
"Thách thức là cơ hội để nâng cao năng lực”
Khi được hỏi về những bí quyết đem đến thành công của mình, Giám
đốc Lê Viết Hải nói: “Tất cả những việc chúng tôi làm không khác gì nhiều so
với những điều đã có trong sách vở. Chính những nỗ lực vượt qua từ thử thách
này đến thử thách khác đã giúp đội ngũ của công ty không ngừng nâng cao trình
độ, năng lực và phát triển ngày càng lớn mạnh. Không hề ngại khó khăn thử
thách, chúng tôi luôn xác định: thách thức chính là cơ hội để nâng cao năng
lực, cũng như chỉ có gió mạnh diều mới bay cao, chỉ có áp lực cao than đá mới
biến thành kim cương được”.
Chữ “Tín” luôn được xem là tiêu chí trong kinh doanh của Lê Viết
Hải. Anh nói: “Bí quyết thành công của Hòa Bình là không phụ lòng tin của khách
hàng khi trao dự án cho công ty, và chính những nhận xét tốt của chủ đầu tư sẽ
là giấy giới thiệu cao quý và có trọng lượng nhất cho đơn vị mình được thắng
thầu hoặc được chỉ định thầu nhiều dự án khác.”
Minh chứng cho điều này, ông Raymond Murphy, Giám đốc điều hành
của công ty Nhà máy nước ép trái cây Delta nói: “Ở công trường, công nhân của
Hòa Bình đã chấp hành đúng đắn nội quy công trường, ban quản lý đã thể hiện
được tính chuyên nghiệp trong suốt quá trình thi công. Tất cả tài liệu hỗ trợ,
các mẫu vật liệu… đã được trình đúng hạn và luôn đáp ứng yêu cầu đầy đủ mà
chúng tôi không có bất cứ yêu cầu hiệu chỉnh nào. Trên cơ sở thành tích này,
chúng tôi không ngần ngại giao việc cho Hòa Bình trong tương lai và cũng rất
vui lòng “giới thiệu một cách nồng nhiệt” Công ty Hòa Bình với khách hàng quốc
tế có nhiều tiềm năng khác”.
Trong đà cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường xây dựng với hàng ngàn
công ty, trong đó có những công ty lớn do nhà nước quản lý, Hòa Bình có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng không xem “thương trường là chiến trường”,
bởi lớn lên trong chiến tranh nên anh luôn tâm niệm: “Nếu hủy diệt là hệ quả
tất yếu của chiến tranh thì xây dựng là là hạnh phúc của những người yêu tự do,
yêu hòa bình”. Vì vậy, Lê Viết Hải cho rằng: “Cạnh tranh càng nhiều thì giá
thành sản phẩm càng thấp, chất lượng càng cao, điều đó có lợi cho khách hàng và
nâng cao ý thức tiêu dùng của họ”. Anh chủ trương cạnh tranh lành mạnh, vươn
lên dẫn đầu bằng sự nỗ lực hết mình. Câu slogan của công ty: “Hòa bình chinh
phục đỉnh cao” thể hiện rất rõ tư tưởng ấy.
“Thành công không tự mãn - thất bại không nản lòng”
Ở Công ty Hòa Bình, tất cả mọi nhân viên đều được tôn trọng và quý
mến. Sự tôn trọng của vị giám đốc thể hiện ở môi trường làm việc tuyệt vời mà
anh tạo dựng cho nhân viên của mình. Lê Viết Hải khuyến khích, khơi gợi nhân
viên lòng mê say công việc, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, luôn đảm bảo cho nhân
viên một mức lương tương xứng với những gì họ đã phục vụ cho công ty. Anh
cũng chú trọng việc cất nhắc, thưởng phạt công bằng, công khai, dựa trên năng
lực và sự cống hiến thực tế của nhân viên. “Cái tôi cần ở nhân viên là sự nhiệt
tình, tích cực, chủ động trong công việc. Kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì
có thể đào tạo nâng cao, nhưng tâm huyết với nghề thì không dễ dàng trang bị và
đó mới là cái quý nhất”, Lê Viết Hải tâm sự.
Khi được hỏi về sự mạo hiểm của doanh nhân, Lê Viết Hải nói: “Gan
dạ là là yếu tố cần thiết đối với người kinh doanh. Tuy nhiên, một lần mạo hiểm
cũng có thể làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng có thể
đưa doanh nghiệp đến con đường phá sản. Tôi đang chịu trách nhiệm với cuộc sống
của hàng trăm nhân viên và gia đình họ, nếu sự mạo hiểm đem đến thất bại không
cứu vãn nổi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến họ, tôi biết ăn nói làm sao với nhân
viên của mình, những người đã gắn bó ruột thịt với tôi suốt mười mấy năm? Vì
vậy, mỗi khi cần giải quyết một vấn đề nào đó mang tính mạo hiểm, tôi phải cân
nhắc thật kỹ, phải thông qua ý kiến tập thể trước khi đi đến quyết định”.
Trong kinh doanh, không phải lúc nào nhà quản trị cũng có những
quyết định hoàn toàn chính xác, và công việc lúc nào cũng gặt hái được những
thành công, mà lắm lúc gặp không ít khó khăn trở ngại. Vì vậy, anh cho rằng
người chủ doanh nghiệp cần phải khiêm tốn, lạc quan, kiên quyết theo đuổi con
đường mình đã chọn. Trước những thách thức không ngừng của thương trường, anh
luôn dặn dò nhân viên trong công ty: “Thành công không tự mãn, thất bại không
nản lòng”.
“Nếu không tích lũy thì không thể tiến xa”
Một trong những bí quyết thành công của Lê Viết Hải là sự tích
lũy. “Nếu không tích lũy thì không thể tiến xa được. Khởi đầu từ những công
trình nhỏ, tìm những biện pháp quản lý, tích lũy từ từ, sau đó đủ vốn liếng,
kiến thức, kinh nghiệm và cả uy tín để làm những công trình lớn hơn. Tất cả các
yếu tố trong kinh doanh đều phải được đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của nó,
cần phải xem xét một cách toàn diện và bảo đảm sự hài hòa cân đối của tất cả
các yếu tố, từ yếu tố con người, vật tư, tài chính… cho đến các yếu tố công
nghệ, sản phẩm, thị trường…”, Lê Viết Hải giải thích.
Đồng thời, phải có định hướng ban đầu thật đúng đắn, dựa trên nhu
cầu của khách hàng và sở trường sở đoản của mình, nhạy bén trong việc áp dụng
các biện pháp nâng cao chất lượng công trình. Kết quả là Hòa Bình đã có được
khoảng 80% hợp đồng là các công trình có đầu tư nước ngoài như khu đô thị Phú
Mỹ Hưng, khu công nghiệp Amata, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (vsip) và
nhiều công trình khác.
Để có được thành công như hôm nay, Lê Viết Hải đã làm việc không
ngừng, tranh thủ mọi thời gian và cơ hội có thể, hạn chế mức thấp nhất những
rủi ro thất bại, chèo lái công ty vượt qua mọi chướng ngại của thị trường. “Tôi
cảm thấy thoải mái với công việc này, mặc dù nhiều khi phải làm việc rất căng
thẳng. Tôi thích đi tìm lời giải cho những bài toán khó về chuyên môn, quản lý,
hay kinh doanh. Tìm ra đáp số cho những bài toán này không đơn thuần là trách
nhiệm mà còn là niềm vui, là hạnh phúc, là ý nghĩa của cả cuộc đời nhà quản
trị”.
Điều mà trong suốt 16 năm qua Lê Viết Hải luôn hướng tới, đó là
“Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt đẹp nhất, nhanh chóng
nhất và tiện ích nhất trong ngành xây dựng và địa ốc. Tạo lập một môi trường
làm việc mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy một cách toàn diện tài năng của
từng cán bộ, công nhân. Từ đó, thỏa mãn đầy đủ nhất những nhu cầu, những mơ ước
của mỗi người đem lại lợi nhuận hợp lý cho công ty và lợi tức thỏa đáng cho các
cổ đông, đồng thời cống hiến nhiều hơn cho đất nước”.
Định hướng của Hòa Bình Corporation trong tương lai là phát triển
công ty một cách bền vững và lâu dài qua nhiều thế hệ, trở thành một tập đoàn
kinh tế vững mạnh cả trong và ngoài nước.
30 tháng 3 2012
NGUYỄN NGỌC ĐIỆP - Ông chủ vatgia.com
Thiếu kinh nghiệm, vốn đầu tư tiêu hết vèo chỉ sau 12 tháng, phải
cầm cố cả nhà cửa, Nguyễn Ngọc Điệp vẫn không từ bỏ ý xây dựng web mua sắm có
cái tên rất Việt - Vatgia.com. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống
kinh doanh lâu đời (Nhà may Phú Hưng với hơn mười cửa hàng tại Hà Nội), dường như chẳng bao giờ
Điệp phải lo toan đến những chuyện cơm - áo - gạo - tiền.
Năm 22 tuổi sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương, Điệp
nhanh chóng đầu quân cho một doanh nghiệp ở Nhật Bản rồi trở thành
một trong những người làm thuê với mức lương tháng lên tới hơn 10.000 USD. Anh
nhanh chóng tậu nhà, xe và nhiều phương tiện khác có giá trị mà chẳng cần bất
cứ sự trợ giúp nào từ cha mẹ.
“Cuộc đời là chuỗi những nhân duyên, chẳng ai sinh ra đã nghĩ mình
sẽ trở thành ông chủ doanh nghiệp, tôi cũng vậy. Đôi khi cơ hội đến bất ngờ như
thể số phận đã định sẵn vậy và nó buộc phải xảy ra”, Giám đốc Vatgia.com lý
giải rất đơn giản về con đường khởi nghiệp của mình.
Hồi đó, bạn bè, người quen thường nhờ Điệp đặt mua máy tính, máy
ảnh, camera, mỹ phẩm,… của Nhật để gửi về Việt Nam . Công việc bận rộn, không có
điều kiện đi lại nhiều, Điệp mày mò đặt mua hàng qua các trang mạng của Nhật.
Thực hiện càng nhiều giao dịch online, Điệp càng thấy ham mê. Anh bắt đầu để
tâm nghiên cứu các website thương mại điện tử tại đây.
Ban đầu, Điệp có ý tưởng xây dựng một website hoàn toàn bằng tiếng
Nhật để cung cấp thông tin về Việt Nam cho khách hàng Nhật Bản. Tuy nhiên,
trong quá trình làm việc với họ, anh hiểu rằng người Nhật yêu cầu tiêu chuẩn
rất cao. Ngoài thông tin đồng bộ, họ còn yêu cầu hệ thống thanh toán, thẻ tín
dụng… kèm theo, nên anh làm thử bằng tiếng Việt trước.
“Bạn bè là người Nhật khi biết ý tưởng này cũng khuyên tôi nên tập
trung làm thị trường Việt Nam bởi với gần 90 triệu dân, đây là một thị trường
vô cùng tiềm năng cho thương mại điện tử, lại đang bị bỏ ngỏ hoàn toàn, chưa có
một công ty nào chiếm lĩnh”, Điệp kể.
Anh mang ý tưởng này đến làm việc với gần 20 công ty có tiếng về
công nghệ tại Việt Nam
để đặt hàng họ phát triển. Tất cả đều lắc đầu từ chối vì yêu cầu của Điệp đưa
ra về dữ liệu và tính năng quá khó và phức tạp. Chán nản nhưng Điệp không chịu
bỏ cuộc, anh tiếp tục tìm người nghiên cứu độc lập. Sau 6 tháng làm ngày làm
đêm, website vatgia.com bắt đầu thành hình vào đầu năm 2007.
Những ngày đầu hào hứng, Điệp nhẩm tính với số vốn tích luỹ vài
trăm nghìn đôla, cộng thêm tiền cho thuê căn nhà anh sở hữu và tiền lương làm
thêm cho công ty cũ, anh có thể duy trì được công ty mới hoạt động. Ai ngờ,
đúng một năm sau, khi vatgia.com vẫn còn trong giai đoạn khởi động, chưa mang
lại doanh thu thì nguồn vốn mà anh có - 300.000 đôla bắt đầu cạn kiệt. Trong
khi, mỗi tháng anh vẫn phải ứng tới 200 triệu đồng để trả lương nhân viên,
Vatgia.com đứng chênh vênh bên bờ phá sản. Đã có lúc anh tính đến việc bán nhà,
bán xe, cầm cố đồ đạc có giá trị để duy trì công ty hoạt động.
Thế nhưng, trong lúc khó khăn nhất, vận may vẫn mỉm cười với Điệp.
Bạn bè bên Nhật biết anh khó khăn đã tự nguyện giúp đỡ người 5.000, người
10.000 đôla và động viên anh vượt khó. Được bạn bè giúp sức, vatgia.com tiếp
tục duy trì hoạt động cho đến tháng 3/2008 thì Quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ - IDG
đã quyết định rót vốn vào đây. “Trước khi IDG vào một tháng, chúng tôi đang ở
giai đoạn cầm cự, anh em 'ăn cơm nắm nằm vùng' để duy trì hoạt động của công ty”,
Điệp kể.
Thế nhưng, có tiền, Điệp lại vấp phải khó khăn mới - đó là nghĩ
cách tiêu tiền. “Có tiền, chúng tôi bắt đầu mở rộng quy mô, lập cơ sở mới, thuê
văn phòng to đẹp hơn, thu nhập anh em cũng tăng đáng kể. Thế nhưng, cái khó lại
nảy sinh”, Điệp kể.
Vatgia.com khởi đầu với 5 thành viên bỗng chốc tăng tới 70 người,
rồi 120 nhân viên… Điệp đối mặt với thách thức trong quá trình hoạt động, nhân
viên đi về không ai quản lý, phòng nhân sự chưa có, mỗi thành viên quản lý một
nhóm nhỏ độc lập như một vương quốc riêng.... Mọi thứ trở nên hỗn loạn. Lúc bấy
giờ, Điệp cầu cứu các công ty lớn cùng ngành tại Nhật.
“Sau khi nghe, họ không đưa ra lời khuyên mà tặng cho cuốn sách và
nói về nhà đọc, mọi bí quyết nằm cả trong đó”, anh kể. Đọc xong cuốn sách “Xây
dựng để trường tồn” mà bạn bè tặng, Điệp thở phào. Anh hiểu rằng muốn công ty
lớn mạnh phải cần xây dựng một văn hoá riêng, có giá trị cốt lõi, mục tiêu dài
hạn... mới có thể thống nhất phát huy được sức mạnh tinh thần và mọi nguồn lực
của nhân viên.
Điệp tâm niệm trong công ty, ông chủ duy nhất là khách hàng.
"Tôi nhớ mãi câu nói của Sam-Walton người sáng lập Tập đoàn bán lẻ số 1
thế giới Wal-Mart: Trong công ty, chỉ có một ông chủ duy nhất đó là khách hàng.
Khách hàng có thể đuổi việc từ giám đốc cho đến nhân viên chỉ với một hành động
duy nhất đó là mua hàng của công ty khác. Chính câu nói này đã định hướng toàn
bộ công ty tôi”, Điệp nói.
Xác định được hướng đi, mục tiêu và giá trị cốt lõi, vatgia.com
nhanh chóng ổn định hệ thống và tạo nên những bước nhảy vọt. Đến đầu năm 2010,
vatgia.com bắt đầu tạo ra dòng tiền dương.
Nhiều năm nay, Điệp vẫn trung thành với chiếc xe mà anh mua khi
còn làm tại công ty cũ và giữ mức lương 1.000 đôla một tháng. Trong khi đó,
nhiều cán bộ dưới quyền nhận khoản thu nhập gấp đôi thậm chí gấp 3 so với giám
đốc. Sở dĩ anh sống sung túc với mức lương "khiêm tốn" này vì cho
rằng mình may mắn khi vẫn giữ được 2 căn nhà cho thuê. Đây là 2 trong số 3 căn
nhà mà Điệp mua được tại thời điểm chưa thành lập công ty riêng.
Năm học lớp 9, bố mẹ ly hôn, anh phải ở nhờ họ hàng và di chuyển
hết nơi này đến nơi khác. Tại thời điểm đó, Điệp hiểu được giá trị của ngôi nhà
nên khi kiếm được tiền là anh quy đổi hết ra nhà đất. Thế nhưng kể từ khi mở
công ty, tất cả nhà đều phải cho thuê để có tiền duy trì Vatgia hoạt
động.
Năm 2008 (vừa tròn 30 tuổi) anh được về ở tại căn nhà của chính
mình bởi đã có dòng tiền đầu tư đến từ IDG. “Phần thưởng lớn nhất đối với tôi
trong quá trình khởi nghiệp là đã trở về được chính ngôi nhà của mình chứ không
phải tiếp tục sống kiếp ở thuê nữa”, Điệp tâm sự.
ĐỌC NHIỀU
-
James Gosling (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 gần Calgary, Alberta, Canada) là một nhà phát triển phần mềm nổi tiếng. Nghề ...
-
NGUYỄN CÔNG PHÚ - Nhà lãnh đạo Doanh nghiệp MỤC LỤC THÔNG TIN Họ và tên Nguyễn Công Phú ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Walter Gilbert (sinh ngày 21.3.1932) là một nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1980. ...
-
William Petty (1623-1687) là người đặt nền móng cho trường phái Kinh tế chính trị cổ điển ở Anh, tác phẩm nghiên cứu của ông được xuất...
-
Võ Quốc Thắng – Doanh nhân, Nhà sáng lập Công ty Cổ phần Đồng Tâm Võ Quốc Thắng (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1967) là đại biểu Quốc hội Việ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CÔNG CHÚA
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PLATON
- S
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIẢ
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VỆT NAM
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
BÀI VIẾT
-
▼
2023
(24)
-
▼
tháng 3
(13)
- Joseph Priestley - là một nhà triết học tự nhiên, ...
- George Berkeley - là một nhà triết học người Ireland
- Torquato Tasso – Nhà thơ Người Italia
- Marcello Malpighi – Bác sĩ, Nhà sinh vật học người Ý
- Bobby Fischer – Đại kiện tướng cờ Vua người Mỹ - N...
- Lý Thái Tổ - Hoàng đế sáng lập Nhà Lý trong lịch s...
- Alessandro Manzoni – là một nhà thơ và tiểu thuyết...
- Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người...
- Laurent Schwartz - là một nhà toán học người Pháp
- Antonio Vivaldi - là một nhà soạn nhạc người Ý thờ...
- Bạch Cư Dị - Nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà...
- Mikhail Sergeyevich Gorbachyov – là nhà lãnh đạo L...
- Georg Simmel – một trong những nhà xã hội học thuộ...
-
▼
tháng 3
(13)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia