30 tháng 11 2024
15 tháng 11 2024
Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng đồng Sống tử tế
05 tháng 11 2024
Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
01 tháng 8 2024
Kim Lân – Nhà văn Việt Nam
Kim Lân – Nhà văn Việt Nam
Nguyễn Văn Tài
(sinh 1 tháng 8 năm 1920 - mất 20 tháng 7 năm 2007), thường được biết đến với
bút danh Kim Lân, là một nhà văn Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm
văn học như Vợ nhặt, Làng. Ngoài ra ông cũng được biết đến
qua vai diễn Lão Hạc trong phim Làng
Vũ Đại ngày ấy.
Tiểu sử
Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng,
huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh,[1]
(năm 2008 thuộc vùng Hà Nội). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học
hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.
Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.
Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...)
mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của
nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.
Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn.
Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi
đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê
(đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách sinh động những
thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu
đời, trong sáng, tài hoa.
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp
tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt
Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính:
Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn,
1962).
Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm
2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ
trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với
căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi.
Sự nghiệp văn học
Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy
viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một
cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông
thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn sinh trưởng từ đồng ruộng.
Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim
Lân đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt Nam. Năm 2005, truyện Vợ nhặt
được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi của Đại học Kinh tế Huế và Nguyễn Thị Thu
Trang đã đạt điểm 10, gây xôn xao dư luận một thời. Truyện ngắn Làng được viết
về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư
thời đó.
Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết:
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm.
Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến
cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng,
dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn
hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống
cho ra con người."
Gia Đình
Ông là cha của họa sĩ Thành Chương, nữ
họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, họa sĩ Nguyễn Từ Ninh, họa sĩ
Nguyễn Việt Tuấn.
Sự nghiệp diễn xuất
Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn
tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể
kể đến:
+ Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy
+ Lý Cựu trong phim Chị Dậu
+ Lão Pẩu trong phim Con Vá
+ Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can
+ Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm
+ Bủ vả trong phim Vợ Chồng A Phủ
+ Vai ông bố làm vàng mã trong phim Những giấc mơ bằng giấy
+ Cụ thủ nhang trong phim Trạng Quỳnh (1989)
Một số sáng tác tiêu biểu
Truyện ngắn
+ Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn
1955)
+ Làng (1948)
+ Vợ nhặt (in trong tập truyện ngắn Con
chó xấu xí năm 1962)
Nguồn WIKIPEDIA
31 tháng 7 2024
NHỮNG CÂU NÓI THẤM THÍA CỦA NHÀ VĂN J.K ROWLING VỀ CUỘC ĐỜI
NHỮNG CÂU NÓI THẤM THÍA CỦA NHÀ VĂN J.K ROWLING VỀ CUỘC ĐỜI
30 tháng 7 2024
Trần Hữu Đức – Chủ tịch HĐQT, GĐ Trung tâm Đào tạo – Tham vấn Kỹ năng sống Better Living, Tác giả sách “Hạnh Phúc Không Mọc Trên Cây”
Trần Hữu Đức – Chủ tịch HĐQT, GĐ Trung tâm Đào tạo – Tham vấn Kỹ năng sống Better Living, Tác giả sách “Hạnh Phúc Không Mọc Trên Cây”
Chân dung PGS.TS Trần Hữu Đức |
PGS.TS Trần Hữu Đức (Người số 2 - Từ bên trái sang); Ths. Trần Thị Thao Giang (Người số 2 - Từ bên phải sang) |
08 tháng 11 2022
Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác giả của Tác phẩm nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”
Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác giả của Tác phẩm nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”
Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949)
là một tiểu thuyết gia người Mĩ. Bà đã nhận được giải Pulitzer cho tác phẩm hư
cấu vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with
the Wind), xuất bản năm 1936. Quyển tiểu thuyết này là một trong những
cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại và đã bán được hơn 28 triệu bản. Bộ phim
Cuốn Theo Chiều Gió, khởi chiếu năm 1939, đã trở thành tác phẩm có doanh thu
cao nhất trong lịch sử Hollywood và đạt một con số kỷ lục về số giải Oscar nhận
được.
Cuộc sống
Margaret Mitchell ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary
Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi
thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ
và từ những người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với
cái tên Peggy.
Sau khi tốt nghiệp trường Whasington
Seminary (hiện nay là Westminster Schools), bà đã học tại trường đại học Smith
nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để
trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây
Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì bệnh thương hàn trong truyện cũng
bắt nguồn từ việc này).
Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào
năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau
đó bà kết hôn với một người bạn của Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925.
Marsh chính là người phù rể cho đám cưới của bà với Upshaw và một số người còn
nói rằng cả hai người này đã theo đuổi bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng
Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước.
Nghề nghiệp
Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất
nhiều bài báo, một số bài bình luận và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số
đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn
về một người tù Georgia làm những bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của
mình để chu cấp cho gia đình.
Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng
quan trọng của Georgia trong cuộc Nội chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất
phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn
như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu tiểu sử về những người này
đã thúc đẩy bà viết nên quyển Cuốn Theo Chiều Gió.
Tính cách của bà cộng thêm khả năng
khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã làm cho quyển Cuốn Theo Chiều Gió trở
thành một trong những quyển tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất
trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn
có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện.
Cuốn Theo Chiều Gió
Nhiều người nói rằng Mitchell đã bắt
đầu viết Cuốn Theo Chiều Gió khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt
cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để
bà giải khuây khi đang hồi phục. Sau khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch
sử của thư viện, chồng bà nói:"Peggy, nếu em muốn một cuốn sách khác, tại
sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?". Bà đã sử dụng kiến thức
về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên
quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu
bà gọi nhân vật nữ chính là "Pansy O'Hara", và "Tara" là
"Fontenoy Hall". Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết
là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.
Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của
chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với
cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ,
che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước
tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng
bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp
tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã
được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương
của mình.
Mặc dù Mitchell vẫn thường nói các
nhân vật trong Cuốn Theo Chiều Gió của bà không dựa trên bất cứ con người thực
nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những
người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.
Sự xuất bản
Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo
bình thường ở Atlanta cho đến khi một người của nhà xuất bản Macmillan là
Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935. Latham đang đi tìm một cây bút triển
vọng ở Miền Nam, và một người bạn của Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ
bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta. Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu
có từng viết một cuốn sách nào không. Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin
bà: "Nếu bà đã từng viết một
cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên". Cuối ngày hôm đó, một người
bạn của Mitchell khi nghe được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: "Tưởng tượng xem, một người ngờ nghệch như
Peggy lại viết một cuốn sách". Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê
bình này và đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của
bà. Sau đó bà đi tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị
rời khỏi Atlanta. "Đây", bà nói, "giữ nó trước khi tôi đổi ý".
Latham đã phải mua thêm một chiếc
vali mới để chứa tập bản thảo khổng lồ này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất
lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình và gởi một bức điện tín cho
Latham: "Đã đổi ý, gởi trả tập bản
thảo". Nhưng Latham đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn.
Ông ta đã viết một bức thư cho bà và nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm
này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu
thuyết này-bà vẫn chưa viết xong chương đầu tiên.. Bà đã hoàn thành tác phẩm của
mình vào tháng 3.1936. Cuốn Theo Chiều Gió được xuất bản
vào ngày 30.6.1936.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Voltaire - Nhà văn, Sử gia, Triết gia Pháp thời Khai sáng François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được...
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
DANH MỤC
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia