Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA - XÃ HỘI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA - XÃ HỘI. Hiển thị tất cả bài đăng
23 tháng 4 2013
Harriet Elizabeth Beecher Stowe (14 tháng 6 năm 1811 – 1 tháng 7 năm 1896) là một nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô. Tác phẩm Uncle Tom's Cabin (Túp lều của Bác Tom, 1852) của bà công kích sự tàn bạo của chế độ nô lệ; tác phẩm này đến với hàng triệu người trong dạng tiểu thuyết và kịch nghệ, gây ảnh hưởng lớn ở Vương quốc Anh, làm sáng tỏ các yếu tố chính trị trong thập niên 1850 về vấn đề nô lệ đối với hàng triệu người, cũng như củng cố phong trào bãi nô ở miền Bắc, nhưng lại khiến miền Nam phẫn nộ. Tổng tống Abraham Lincoln tóm tắt ảnh hưởng của tác phẩm này khi tiếp kiến Stowe, đã nói, "Vậy ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách gây ra cuộc chiến vĩ đại này!”.
Tiểu sử
Chào đời với tên Harriet Beecher ở Litchfield, Connecticut, bà là con gái của Lyman Beecher, nhà thuyết giảng thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn theo chủ nghĩa bãi nô sinh trưởng ở Boston, và Roxana Foote Beecher (Roxana qua đời khi Harriet mới lên bốn), và là em của vị mục sư danh tiếng Henry Ward Beecher. Ngoài ra, bà có hai người em là những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng: Charles Beecher và Isabella Beecher Hooker.
Năm 1832, gia đình bà dời về Cincinnati, nơi có nhiều hoạt động bãi nô. Ở đấy người cha trở thành viện trưởng đầu tiên của Chủng viện Thần học Lane. Ở đấy, bà được nghe những câu chuyện kể về chế độ nô lệ và Tuyến Hỏa xa ngầm (Underground Railroad) - những hoạt động bí mật giải thoát nô lệ đưa lên miền Bắc - và chịu cảm động để sáng tác tiểu thuyết Túp lều của Bác Tom, tác phẩm lớn đầu tiên xuất bản ở Mỹ có nhân vật chính là một người Mỹ gốc Phi. Harriet chưa bao giờ đến thăm các đồn điền, nhưng có nhiều tiếp xúc với những người từng là nô lệ.
Năm 1836, Harriet Beecher kết hôn với Calvin Ellis Stowe, một mục sư đã góa vợ. Hai người dời về sống ở Brunswick, Maine, khi ông nhậm chức giáo sư tại trường Đại học Bowdoin. Harriet và Calvin có bảy người con, nhưng trong đó bốn người qua đời trước bà. Hai con đầu tiên, Hattie và Eliza, sinh đôi ngày 29 tháng 9 năm 1836. Bốn năm sau, vào năm 1840, con trai Frederick William chào đời. Năm1848, Samuel Charles sinh ra, nhưng năm sau cậu bé bị chết vì dịch tả. Trong nỗi đau đớn vì mất con trai Samuel, bà thấy mình có đồng tâm trạng với những bà mẹ nô lệ mất con khi chứng kiến con cái mình bị bắt đem đi bán. Đây là lý do chính thúc giục bà viết Túp lều của Bác Tom; trong đó có đoạn viết về người phụ nữ nô lệ Eliza Harris bỏ trốn sau khi con trai của bà bị tách rời khỏi mẹ để đem đi bán.
Theo nhận xét của Elizabeth Ammons, “Nếu Beecher là nam giới, có lẽ bà đã tiếp bước cha để trở thành mục sư. Nhưng bà là vợ mục sư và là chị của các mục sư. Bà nhìn nhận rằng chính nhiệt tâm Cơ Đốc đã thúc giục bà viết quyển Túp lều của Bác Tom. Gia đình Stowe không giàu có, nên cuộc sống của Harriet là một sự tranh chấp giữa công việc bộn bề của một người mẹ với nghiệp văn chương. Có bảy đứa con, bà vừa chăm sóc con vừa viết văn”
Stowe cố sức trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình bằng cách viết cho các tờ báo định kỳ ở địa phương. Suốt trong cuộc đời, bà làm thơ, viết sách du lịch, sơ thảo sách tiểu sử, viết sách cho trẻ em, cũng như sáng tác tiểu thuyết. Bà đã gặp gỡ và trao đổi thư tín với các nhân vật tiếng tăm trên văn đàn như Lady Byron, Oliver Wendell Holmes, và George Eliot.
Dù đã viết ít nhất là mười quyển tiểu thuyết, Harriet Beecher Stowe được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Túp lều của Bác Tom (năm 1852). Khởi đầu chỉ là một truyện dài được đăng từng kỳ trên một tuần báo chủ trương bãi nô ở Washington, tờ National Era, tác phẩm này đã thu hút sự chú ý của công luận và bị cuốn vào các cuộc tranh cãi. Stowe viết quyển “Túp lều của bác Tom” dựa trên kinh nghiệm bản thân: bà quen thuộc với chủ đề nô lệ, với phong trào bãi nô, và tuyến hỏa xa ngầm bởi vì Kentucky, nơi Stowe từng sinh sống, là một tiểu bang ủng hộ chế độ nô lệ. Sau khi quyển sách được ấn hành, bà trở thành nhân vật nổi tiếng, đi khắp nước Mỹ và Âu châu để diễn thuyết về chủ đề nô lệ.
"Hầu hết các bà mẹ đều là những nhà hiền triết bẩm sinh."
Harriet Beecher Stowe, The Minister's Wooing (1859)
Một mặt, văn phong trong “Túp lều của bác Tom” thể hiện tình cảm Cơ Đốc lãng mạn, rất được yêu thích vào lúc ấy, nhưng khó tìm được sự đồng cảm của độc giả đương đại. Mặt khác, Stowe là một trong số các nhà văn hiện thực tiên phong. Bối cảnh các câu chuyện của bà thường được miêu tả chính xác đến từng chi tiết. Bà khắc họa chân dung đời sống xã hội đương thời với nhiều chi tiết xác thực, thể hiện sự nhận thức sâu sắc về tính phức tạp của nền văn hóa bà đang sống, cũng như khả năng chuyển tải những đặc điểm văn hóa ấy đến người đọc.
Túp lều của Bác Tom
Năm 1850, việc thông qua Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn (Fugitive Slave Law) đã thúc đẩy Stowe tham gia tích cực phong trào bãi nô. Người em dâu của Stowe gởi cho bà một lá thư, trong đó có đoạn viết, "Harriet, nếu có được văn tài như chị, tôi sẽ viết một điều gì đó khiến cả dân tộc này phải thấy rõ chế độ nô lệ là đáng nguyền rủa biết bao." Sau khi lớn tiếng đọc bức thư trước những đứa con của bà, Harriet đột ngột vò nát miếng giấy trong tay và nói "Tôi sẽ viết cái gì đó bao lâu tôi còn sống”. Có người cho rằng, khi đang ngồi trong nhà thờ, Harriet cảm nhận được hình ảnh "cái chết của Bác Tom" và bị xúc động đến rơi lệ. Ngay lập tức, bà về nhà và bắt tay viết cuốn sách.
Stowe khởi sự nghiên cứu về chế độ nô lệ. Bà tìm cách tiếp xúc và nói chuyện với các nô lệ đã đào thoát, cũng như với các chủ nô về mọi khía cạnh của vấn đề nô lệ, bà cũng đọc vài cuốn sách về chủ đề này. Năm 1851, với sự giúp đỡ của William Lloyd Garrison, chủ biên tờ nhật báo có chủ trương bãi nô The Liberator (Báo Giải phóng), Stowe bắt đầu xuất bản các truyện ngắn hư cấu. Chúng được ra từng số trong năm 1851 trên tờ báo bãi nô The National Era (báo Thời kỳ Quốc gia) ở Cincinnati dưới tên "Uncle Tom's Cabin" hay "Life Among the Lowly" (Cuộc sống giữa những người thấp hèn). Nhân vật chính được cho là phỏng theo Josiah Henson, người đã xuất bản quyển tự truyện về cuộc sống nô lệ. Theo yêu cầu của độc giả và của chồng – ông tin rằng truyện của bà có sức mạnh thay đổi chính kiến của nhiều người – bà cho xuất bản các truyện ngắn thành hai tuyển tập trong năm 1852. Trong vòng một tuần lễ sau khi được phát hành ở Mỹ, sách của bà bán được 10.000 bản – một hiện tượng vào thời đó – con số này lên đến 300.000 bản trong năm đầu tiên. Tại Anh, số ấn bản được bán ra còn cao hơn. Đến năm 1854, sách của bà được dịch ra 60 ngôn ngữ.
Tác phẩm của Stowe tạo được ảnh hưởng đáng kinh ngạc tại miền Bắc Hoa Kỳ. Có thêm hàng ngàn người ủng hộ phong trào bãi nô. Tuy nhiên, tình trạng phân hóa giữa miền Bắc và miền Nam càng bị khoét sâu hơn. Miền Nam cho rằng tác phẩm này không miêu tả chính xác cuộc sống miền Nam, xem nó là sự cáo buộc dành cho các định chế xã hội tại đây, và ban hành những biện pháp khắt khe như cấm phổ biến và bắt giữ bất cứ ai sở hữu tác phẩm này. Đồng thời, miền Nam cho xuất bản những cuốn sách châm biếm nhằm ca ngợi các lợi ích của chế độ nô lệ, bao gồm quyển "Aunt Phillis's Cabin; or Southern Life as it is" (Túp lều của Dì Phillis; hoặc Sự thật về Cuộc sống ở miền Nam). Stowe tập hợp thêm thông tin và trả lời bằng tác phẩm "A Key to Uncle Tom's Cabin" (Chú giải Túp lều của Bác Tom). Bà viết sách này để chứng tỏ rằng bà đã nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề nô lệ. Tuy nhiên, dù được viết cho miền Nam, nó không được đọc rộng rãi ở đấy như ở các nơi khác.
Ngược lại, ở bên kia bờ đại dương tại nước Anh, thông điệp của "Bác Tom" được chấp nhận rộng rãi, nhờ sự ủng hộ từ lúc ban đầu của một nhân vật có nhiều ảnh hưởng tại Luân Đôn, James Sherman, một mục sư thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn và là người ủng hộ phong trào bãi nô. Năm 1853, Stowe đi vòng quanh châu Âu để diễn thuyết về tác phẩm của bà. Khi tới Anh, bà được đón tiếp nồng hậu và được nghe một bức thư gọi là Kiến nghị về Lòng Nhân ái và Cơ Đốc giáo (Affectionate and Christian Address), của Hội Chống Nô lệ với hơn nửa triệu chữ ký ủng hộ của các thành phần trong xã hội, từ những nữ quý tộc cho đến các nông dân. Nội dụng bản kiến nghị và các chữ ký được chứa đựng trong 26 quyển sách là tặng phẩm gởi đến Harriet; thư trả lời của bà được in trong tạp chíThe Atlantic Monthly. Chủ tịch Hội Chống Nô lệ, Nữ công tước Sutherland, cũng trở thành bạn thân với Stowe.
"Càng hiến mình cho chân lý thì càng phải thận trọng, luôn tự xét mình, và hết sức nhẫn nại. Tôi không bao giờ đả kích niềm tin của người khác khi không thể cống hiến cho họ một xác tín tốt hơn, bởi vì có một niềm tin vẫn tốt hơn là không có gì”
Harriet Beecher Stowe, Thư gởi William Lloyd Garrison
Vào đầu cuộc Nội chiến Hoa Kỳ năm 1861, việc Vương quốc Anh xem xét lập trường hậu thuẫn miền Nam khiến Stowe nỗ lực nhắc nhở người dân Anh về lời hứa của họ ủng hộ các nộ lệ. Nhờ đó nước Anh giữ thái độ trung lập suốt chiến tranh. Trong nhật ký, Stowe ghi lại những suy nghĩ của bà về cuộc Nội chiến. Bà viết: "Ấy là do ý chỉ của Thiên Chúa mà quốc gia này – cả miền Bắc và miền Nam – phải gánh chịu nhiều đau đớn và khổ nạn vì tội đồng tình và khuyến khích tình trạng áp bức hà khắc tại miền Nam... máu của những người nô lệ đáng thương đã đổ ra trên đất kêu gào vô vọng suốt nhiều năm qua, nay cần được đáp lời bởi máu của những người con của tất cả tiểu bang tự do, là những người chấp nhận rời bỏ ngôi nhà ấm êm để tham gia cuộc chiến”. Năm 1862, Stowe đến gặp Lincoln và yêu cầu tổng thống nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy công cuộc giải phóng nô lệ. Con gái của bà, Hatty, có mặt trong buổi hội kiến giữa Stowe và Lincoln, thuật lại rằng câu nói đầu tiên Lincoln thốt ra là "Vậy ra bà là người phụ nữ nhỏ bé đã viết nên tác phẩm gây ra cuộc chiến vĩ đại này”
Cuối đời
Về sau, Harriet Beecher Stowe viết trong nhật ký: "Tôi đã viết như thế bởi vì trong tư cách một phụ nữ và một bà mẹ, tôi phẫn nộ và đau đớn khi chứng kiến những đau khổ và bất công, là một Kitô hữu tôi nhận biết Kitô giáo đang bị xúc phạm, là một người yêu nước tôi khiếp đảm vì cớ những ngày [đất nước này bị đặt dưới cơn thịnh nộ của Thiên Chúa] đang đến gần”
Nhiều sử gia tin rằng Túp lều của Bác Tom là nhân tố quan trọng dẫn đến cuộc nội chiến, là cuộc chiến đã giúp xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước Mỹ. Sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn được thông qua, Harriet Beecher Stowe tích cực giúp đỡ các nô lệ bỏ trốn. Sau khi kết thúc cuộc nội chiến, bà thành lập vài trường học và trường nội trú cho những nô lệ mới được tự do. Ảnh hưởng của Harriet Beecher Stowe tác động tới mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ các viên chức chính phủ, giới quý tộc đến người bình dân. Trong suốt cuộc đời mình, bà viết rất nhiều, và ảnh hưởng của bà vượt xa hơn câu chữ. Một cuốn sách của bà mang tên How to Live on Christ (Sống theo Chúa Kitô) có ảnh hưởng sâu đậm trên nhà truyền giáo Hudson Taylor ở Trung Quốc đến nỗi ông đã gửi ấn bản tác phẩm này cho từng thành viên phục vụ trong Hội Truyền giáo Nội địa Trung Quốc (China Inland Mission) vào năm 1869.
Sau đó, Harriet dời về Hartford, Connecticut, sống trong khu dân cư có tên là Nook Farm (Trại Góc). Bà lưu trú tại đây trong 23 năm cuối đời. Harriet Beecher Stowe từ trần ngày 1 tháng 7 năm 1896 và, giống Rosa Parks của thế kỷ 20, tang lễ của bà được cử hành trọng thể. Bà được an táng tại Học viện Phillips ở Andover, Massachusetts.
Ngôi nhà Harriet Beecher Stowe tại Connecticut, nơi bà sinh sống trong 23 năm cuối đời là một ngôi nhà kiểu thôn dã rộng 5.000 bộ vuông chứa đựng nhiều vật dụng của Harriet trong các thời kỳ khác nhau. Trong thư viện được mở cửa cho công chúng có nhiều thư từ và tài liệu được cung cấp bởi Gia tộc Beecher.
Còn Ngôi nhà Harriet Stowe tại Ohio là nhà của Lyman Beecher, thân phụ của Harriet, nằm trong khuôn viên của khu vực trước đây là khu học xá của Chủng viện Lane. Harriet đã sống ở đây cho đến khi kết hôn. Ngôi nhà này được mở cửa cho công chúng như là một địa điểm văn hóa và lịch sử, tập chú vào Harriet Beecher Stowe, Chủng viện Thần học Lane, và Tuyến Hỏa xa Ngầm. Đây cũng là nơi trình bày lịch sử Người Mỹ gốc Phi. Ngôi nhà Harriet Beecher Stowe tại Cincinnati tọa lạc tại 2950 Gilbert Avenue, Cincinnati, OH 45206.
Một số tác phẩm
· The Mayflower; or, Sketches of Scenes and Characters Among the Descendants of the Pilgrims (1834)
· Uncle Tom's Cabin (1852)
· A Key to Uncle Tom's Cabin (1853)
· Dred, A Tale of the Great Dismal Swamp (1856)
· The Minister's Wooing (1859)
· The Pearl of Orr's Island (1862)
· Dưới bút danh "Christopher Crowfield"
· House and Home Papers (1865)
· Little Foxes (1866)
· The Chimney Corner (1868)
· Men of Our Times (1868)
· Old Town Folks (1869)
· Little Pussy Willow (1870)
· Lady Byron Vindicated (1870)
· My Wife and I (1871)
· Pink and White Tyranny (1871)
· Palmetto-Leaves (1873)
· We and Our Neighbors (1875)
· Poganuc People (1878)
RABINDRANATH TAGORE - Nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn, nhà dân tộc chủ nghĩa được trao giải Nobel Văn học 1913
Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.
Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Devendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.
Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ) - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực.
Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông.
Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn,Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn...
Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh (Amritsar) năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.
Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi làBrahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951.
Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới.
Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương.
Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới.
Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư.
Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ng...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia