Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng - Giám mục người Việt của Giáo hội Công giáo Roma
07 tháng 8 2024
30 tháng 7 2024
Trần Hữu Đức – Chủ tịch HĐQT, GĐ Trung tâm Đào tạo – Tham vấn Kỹ năng sống Better Living, Tác giả sách “Hạnh Phúc Không Mọc Trên Cây”
Trần Hữu Đức – Chủ tịch HĐQT, GĐ Trung tâm Đào tạo – Tham vấn Kỹ năng sống Better Living, Tác giả sách “Hạnh Phúc Không Mọc Trên Cây”
Chân dung PGS.TS Trần Hữu Đức |
PGS.TS Trần Hữu Đức (Người số 2 - Từ bên trái sang); Ths. Trần Thị Thao Giang (Người số 2 - Từ bên phải sang) |
04 tháng 1 2024
Nguyễn Phúc Bảo Long - Hoàng thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Nguyễn Phúc Bảo Long - Hoàng thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
02 tháng 8 2023
Nhà Bác học Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy
Nhà Bác học Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy
20 tháng 6 2023
Phùng Tất Đắc – là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam
Phùng Tất Đắc – là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam
Chân dung Danh Nhân Phùng Tất Đắc
– là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam
Phùng Tất Đắc
(1907 - 2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân; là một nhà thơ, nhà
văn Việt Nam.
Tiểu sử
Thời trẻ
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1907 tại
Hà Nội. Đây cũng là nơi ông đã trải qua thời thờ ấu.
Lớn lên, Phùng Tất Đắc theo học trường
Bưởi. Trong năm học thứ ba của ông, một giám học người Pháp đánh bạt tai và miệt
thị một học sinh người Việt Nam là "sale Anamite" (đồ dân An Nam bẩn
thỉu). Việc này khiến học sinh toàn trường bất mãn và tổ chức bãi khóa. Sau nhiều
ngày dàn xếp không có kết quả vì viên giám học không chịu xin lỗi, cuộc bãi
khóa tiếp tục và nhà trường quyết định sử dụng biện pháp mạnh tay để đàn áp: đuổi
học một số học sinh, trong đó có Phùng Tất Đắc và một người bạn ông sau này
cũng trở thành nhà văn Lê Văn Trương.
Trong số những học sinh bị đuổi học,
sau này có vài người tìm cách trốn sang Pháp, mấy người khác đổi tên họ để đi
làm cho nhà nước thuộc địa. Lê Văn Trương sang Lào tìm vàng và viết tiểu thuyết
phiêu lưu. Phùng Tất Đắc cũng theo bạn định trốn đi ngoại quốc, nhưng bị ông cụ
thân sinh gọi về Nam Định, bắt lấy vợ. Là con trưởng, ông phải tuân theo lời
cha và lấy vợ năm mới 17 tuổi (1924). Nhưng rồi cuộc hôn nhân này không bền và
hai người đã xa nhau sau khi có một cô con gái. Năm 1945, bà vợ này và người
con gái qua đời vì bạo bệnh.
Đóng góp văn học, thời kỳ ngoài Bắc
Vào khoảng năm 1928-1929, Hoàng Tích Chu, một nhà báo tiên phong ở
Bắc Kỳ từ Pháp trở về nước nhận lời làm chủ bút cho Hà thành ngọ báo.
Năm 1929 (có tài liệu nói năm 1930),
ông Chu xuống Nam Định rủ Phùng Tất Đắc, đang làm thư ký cho Tòa đốc lý Nam Định,
lên Hà Nội cùng làm báo. Phùng Tất Đắc, khi đó 22 tuổi, mang theo 4.000 đồng tiền
lên Hà Nội cùng với ông Chu, Phùng Bảo Thạch và Tạ Đình Bính xuất bản tờ báo
Đông Tây đặt trụ sở ở số nhà 12, phố Nhà thờ, Hà Nội. Lúc đầu, tờ Đông Tây chỉ
có hai người viết là Hoàng Tích Chu (ký bút hiệu Văn Tôi), và Phùng Tất Đắc.
Dần dần tờ báo quy tụ nhiều tay viết
có tư tưởng canh tân như Phan Khôi,
Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính, Trần Tuấn
Khải, Nguyễn Nam Sáu, Tô Ngọc Vân,
Trần Quang Trân, Lê Phổ, Đỗ Mộng Ngọc,
Vi Huyền Đắc, Trịnh Đình Rư, Thiết
Can, Hoàng Ngọc Phách... Tờ Đông Tây mang nặng tính chính trị, thể
hiện sự thông cảm với thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, phê
phán chủ thuyết quân chủ lập hiến của Phạm
Quỳnh, tố cáo những viên tham quan như Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định... Tờ báo được công chúng ủng
hộ mạnh mẽ và trở thành tờ báo bán chạy nhất Bắc Kỳ thời đó. Tuy nhiên, cuối
năm 1932, vì bài thơ Cái chày ám chỉ Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định dùng chày
đánh vào đầu gối phạm nhân mà Đông Tây bị thu hồi giấy phép với tội danh
"vu khống người nhà nước". Số cuối cùng của Đông Tây là ngày 25 tháng
7 năm 1932.
Phùng Tất Đắc cùng vài người bạn khác
lại sang làm cho tuần báo Duy tân, nhưng tờ báo này cũng yểu mệnh sau khi ra được
22 số.
Ngoài ra, Phùng Tất Đắc từng đóng góp
bài vở cho các báo chí khác ở Bắc Kỳ như Cri de Hanoi, Fléchettes, Nhựt Tân, Hải
Phòng Tuần báo, và Ích hữu. Ông là tác giả hai vở truyện "Trương
Chi", "Bích Mã Lương" và nhiều bài nghị luận được đăng dài hạn.
Sau đó là một thời gian chừng ba, bốn
năm, Phùng Tất Đắc đi giang hồ vào miền Trung. Ông lần lượt đặt chân đến Huế,
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, rồi vào cả miền Nam. Trong giai đoạn này, có lúc
ông làm thư ký cho luật sư Dương Văn Giáo ở Quy Nhơn, có hồi vào Sài Gòn viết
báo, trong đó có báo do ông Diệp Văn Kỳ
làm Chủ bút.
Năm 1935, Phùng Tất Đắc quay về Nam Định
và lấy vợ lần nữa. Bà vợ hai của ông làm nghề buôn sợi nên gia đình rất khá giả.
Nhờ thế, ông có một cuộc sống khá phong lưu, từng được dân Nam Định gọi là
"công tử thành Nam".
Năm 1940, Phùng Tất Đắc ra ứng cử chức
nghị viên trong Bắc Kỳ nghị viện và giữ chức này cho tới khi xảy ra cuộc đảo
chính của quân đội Đế quốc Nhật Bản vào tháng 3 năm 1945. Phùng Tất Đắc bị vu
cáo giữ vàng cho người Pháp nên bị quân Nhật bắt giữ và tra tấn để khảo vàng.
Ông may mắn được một đại tá người Nhật cứu ra rồi đến lánh nạn ở nhà ông Trần Trọng Kim, lúc bấy giờ là thủ tướng
chính phủ Đế quốc Việt Nam.
Sự nghiệp trong Nam
Sau Cách mạng tháng Tám, ông đi tản
cư được một năm thì lại đem gia đình trở về Hà Nội và lại sống thong dong nhờ
bà vợ đảm đang làm đại lý nhiều cửa hàng buôn sợi.
Năm 1954, ông đưa gia đình di cư vào
Nam đến Sài Gòn rồi được một người bạn là ông Phan Cao Phái nhờ trông coi nhà
in Taupin do Pháp để lại; cơ sở này là hậu thân của nhà in lớn IFOM (Imprimerie
Française d'Outremer) thời Pháp thuộc để trở thành Kim Lai ấn quán.
Thời gian từ 1954 đến 1975, Phùng Tất
Đắc phụ trách nhà in Kim Lai và các nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư, in sách của
chính ông và một số thân hữu, như Đoàn Thêm, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương,
Tạ Tỵ... Tên tuổi ông được biết đến nhiều nhất là qua các tác phẩm biên soạn
vào thập niên 1960 như Giai thoại làng
Nho, Chơi chữ, và Hương sắc quê mình. Đây cũng là thời kỳ sung mãn nhất
trong sự nghiệp viết văn của ông với nhiều biên soạn và tác phẩm.
Năm 1975, ông sang tỵ nạn tại
Cambridge, Anh và mất ngày 29 tháng 2 năm 2008. Từ 1985, ông cộng với tạp Làng
Văn, Canada.
Tác phẩm
Trước đèn - 1939
Chuyện vô lý - 1942
Chơi chữ - 1960
Cáo tồn - 1963
Giai thoại làng nho - 1963
Hán văn tinh túy - 1965
Thơ Pháp tuyển dịch - 1968
Chuyện cà kê - 1968
Khổng Tử - 1968
Tư Mã Quang, Vương An Thạch - 1968
Nguyễn Thái Học - 1969
Tôn Thất Thuyết - 1969
Nghiêm Phục - 1970
Hương sắc quê mình (Làng Văn, Canada)
Nhớ nơi kỳ ngộ
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
cập nhật
27 tháng 2 2023
Vũ Khắc Khoan – là một Nhà văn người Việt
Vũ Khắc Khoan – là một Nhà văn người Việt
Vũ Khắc Khoan – là một Nhà văn người Việt |
MỤC LỤC |
THÔNG
TIN |
Sinh |
27 tháng 2 năm 1917 Hà Nội |
Mất |
12 tháng 9, 1986 (69 tuổi) |
Nghề nghiệp |
Nhà văn, Nhà biên kịch |
Dân tộc |
Kinh |
Tư cách công dân |
Việt Nam |
Học vấn |
Kỹ sư canh nông |
Vũ Khắc Khoan (27
tháng 2 năm 1917 - 12 tháng 9 năm 1986) là một nhà văn người Việt.
Thân thế
Ông
sinh tại Hà Nội, theo học trường Bưởi, nhập học trường Y khoa nhưng rồi đổi
sang Cao đẳng Canh nông. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông sau chuyển sang văn học
và lịch sử, dạy học ở trường trung học Chu Văn An.
Đóng góp văn học
Ông
là tác giả những vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948), Thành Cát Tư Hãn,
và Giao thừa (1949). Hai vở Giao thừa và Thằng Cuội đã được trình diễn ở Nhà
hát lớn Hà Nội vào những năm 1951 và 1952. Bài vở của ông cũng được đăng trên
báo Phổ thông và Quan điểm.
Sau
năm 1954 ông di cư vào Nam ông đóng góp cho các báo Tự do, Quan điểm rồi chủ
nhiệm nguyệt san Vấn đề. Ông là giám đốc kịch nghệ ở Trường Quốc gia Âm nhạc và
Kịch nghệ ở Sài Gòn.
Ông
tỵ nạn sang Mỹ năm 1975, định cư ở Minnesota nơi ông dạy Pháp văn ở đại học
Minnesota rồi mất tại đó. Trong thời gian tại Mỹ ông thành lập Hội Phật giáo Việt
Nam ở Minnesota.
Tác phẩm
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (kịch nói,
1948)
Hậu trường (kịch nói, 1949)
Giao thừa (kịch nói, 1949), vở kịch phi
lí đầu tiên của Việt Nam
Thần tháp Rùa (tập truyện, 1957) 4 truyện
Thành Cát Tư Hãn (kịch nói, 1961)
Ngộ nhận (kịch nói, 1969)
Những người không chịu chết (kịch nói,
1969)
Giấc mơ Hương Cảng (tùy bút, 1971)
Những người không chịu chết (kịch, 1972)
Tìm hiểu sân khấu chèo (khảo cứu, 1974)
Vở chèo Quan Âm Thị Kính (khảo cứu,
1974)
Đọc kinh (biên khảo, 1990)
Đoản văn xa nước (tập văn, 1995) 8 bài
Ga xép
Lộng ngôn - kịch nói
///--
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận - www.danhnhan.net
21 tháng 2 2023
Phạm Bạch Hổ - Võ tướng các Triều đại Nhà Ngô, Nhà Đinh và là một sứ trong 12 sứ quân cuối thời Nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam
Phạm Bạch Hổ - Võ tướng các Triều đại Nhà Ngô, Nhà Đinh và là một sứ trong 12 sứ quân cuối thời Nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam
12 sứ quân |
Phạm Bạch Hổ (chữ
Hán: 范白虎; 21/2/910 - 972) tên xưng
Phạm Phòng Át (范防遏),
là võ tướng các triều nhà Ngô, nhà Đinh và là một sứ quân trong loạn 12 sứ quân
cuối thời nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người gốc Nam Sách, Hải Dương
nhưng được sinh ra và lớn lên ở Đằng Châu, Hưng Yên. Ngày nay, ông được thờ ở
nhiều nơi thuộc vùng châu thổ sông Hồng.
Phạm Bạch Hổ từng
tham gia trận Bạch Đằng, 938 chống quân Nam Hán. Ngô Quyền mất, ông chiếm giữ đất
Đằng Châu và trở thành một tướng trong loạn 12 sứ quân (966 - 968). Sau theo
Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân khác.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
04 tháng 11 2022
Thanh Hải – Nhà thơ, Tác giả nổi tiếng với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Thanh Hải – Nhà thơ, Tác giả nổi tiếng với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Thanh Hải
(1930-1980), tên thật Phạm Bá Ngoãn
là một trong những ngòi bút tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam.
Tiểu sử
Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng
11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông xuất thân trong một gia đình trí
thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả
trong gia đình gồm ba anh em. Hai em của ông là Phạm Bá Chất và Phạm Bá Liên đều
đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều như người anh của mình.
Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh
Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên
Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế.
Vào năm 1954 - 1964, ông ở lại quê
hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964 - 1967, ông phụ
trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.
Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký
Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học
nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Sống được 5 năm trong hòa bình thì
ông bị bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, phải nằm Bệnh viện Trung ương Huế. Khi
đó, ông viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Chẳng bao lâu sau khi viết bài thơ này,
ông qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được
in trong tập thơ "Huế mùa xuân".
Tác phẩm
Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 5 tập thơ:
·
Những đồng chí trung kiên (1962)
·
Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975)
tập thơ
·
Mùa xuân nho nhỏ (11/1980) (được nhạc
sĩ Trần Hoàn phổ nhạc tháng 12/1980)
·
Ánh Mắt (1956)
·
Mưa xuân đất này (1982) tập thơ
Nhận xét
Nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá viết:
“Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam của nhân dân Thừa
Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Sau năm 1975, thơ ông càng
chín hơn. Bài "Mùa xuân nho nhỏ" (1980, làm trên giường bệnh trước
khi mất không lâu) là thành công tiêu biểu hơn cả.
Nói chung, thơ ông chân thật, bình dị, đôn hậu và chân thành. Đối với nền
thơ chống Mỹ của miền Nam, Thanh Hải là một trong những cây bút có nhiều đóng
góp...”
— Trần Hữu Tá
Giải thưởng
·
Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu
(1965)
·
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
·
Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo
Thống nhất (1959).
·
Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống
nhất (1962).
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
07 tháng 10 2022
Vũ Khoan – là một chính trị gia và là nhà ngoại giao Việt Nam
Vũ Khoan – là một chính trị gia và là nhà ngoại giao Việt Nam
Chân dung Danh Nhân Vũ Khoan
– là một chính trị gia và là nhà ngoại giao Việt Nam
Vũ Khoan |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
7
tháng 10 năm 1937 Phú
Xuyên, Hà Đông |
Mất |
21
tháng 6 năm 2023 (85 tuổi) Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội |
Nơi
ở |
Nhà
27, đường 2/2 khu Nam Thành Công, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội |
Đảng
chính trị |
Đảng
Cộng sản Việt Nam |
Vợ |
Hồ
Thể Lan |
Chức vụ |
|
Phó
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam |
Nhiệm kỳ: 12
tháng 8 năm 2002 – 28 tháng 6 năm 2006 3
năm, 320 ngày |
Bí
thư Trung ương Đảng |
Nhiệm kỳ: tháng
4 năm 2001 – tháng 4 năm 2006 |
Bộ
trưởng Bộ Thương mại |
Nhiệm kỳ: 28
tháng 1 năm 2000 – 8 tháng 8 năm 2002 2
năm, 192 ngày |
Thứ
trưởng thường trực Bộ Ngoại giao |
Nhiệm kỳ: 1990
– |
Vũ Khoan (7
tháng 10 năm 1937 – 21 tháng 6 năm 2023) là một chính trị gia và là nhà ngoại
giao Việt Nam, từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó
Thủ tướng phụ trách Kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng
6 năm 2006. Ông được nhiều người cho là có nhiều đóng góp tích cực trong quá
trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
cập nhật
13 tháng 9 2022
Nguyễn Phúc Ngọc Cơ – Công chúa con Vua Gia Long – Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Nguyễn Phúc Ngọc Cơ – Công chúa con Vua Gia Long – Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Nguyễn Phúc Ngọc Cơ (chữ Hán: 阮福玉璣; 13 tháng 9 năm
1808 – 1856), phong hiệu Định Hòa Công chúa (定和公主), là một công chúa con
vua Gia Long nhà Nguyễn trong lịch sử
Việt Nam.
Tiểu sử
Hoàng nữ Ngọc Cơ sinh ngày 22 tháng 7 (âm lịch) năm Mậu Thìn (1808), là con gái thứ 13 của
vua Gia Long, mẹ là Mỹ nhân Nguyễn Đình Thị Vĩnh.
Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), tháng 9 (âm lịch), công chúa Ngọc Cơ lấy
chồng là Vệ úy Thành Tín hầu Nguyễn Huỳnh Thành, là con trai thứ hai của Kiến
Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức.
Con trai cả của Kiến Xương Quận công là Nguyễn
Huỳnh Toán được gả cho Bảo Thuận công chúa Ngọc Xuyến, con gái thứ năm của
Gia Long, nhưng phò mã Toán mất không lâu sau đó.
Công chúa Ngọc Cơ và phò mã Thành có
với nhau được hai con trai nhưng đều mất sớm. Năm thứ 13, phò mã Thành mất.
Công chúa xin vua anh cho dựng am ở làng Dương Xuân để ở, nơi đó sau là chùa
Đông Thuyền (nay thuộc phường Thủy Xuân, Huế). Mộ của phò mã Thành được táng
trong chùa.
Năm Tự Đức thứ 9 (1856), công chúa Ngọc Cơ mất, thọ 49 tuổi, được truy
tặng làm Định Hòa Thái thái trưởng công chúa[4] (定和太太長公主), thụy là Đoan Nhàn (端嫻).
01 tháng 9 2022
Bùi Xuân Phái – Họa sĩ nổi tiếng người Việt Nam
Bùi Xuân Phái – Họa sĩ nổi tiếng người Việt Nam
Bùi Xuân Phái
(1 tháng 9 năm 1920 – 24 tháng 6 năm 1988) là một họa sĩ Việt Nam, nổi tiếng với
các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội.
Tiểu sử
Quê gốc của Bùi Xuân Phái là ở làng
Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Ông tốt nghiệp khoa Hội
họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945.
Bùi Xuân Phái tham gia kháng chiến,
tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 ông về Hà Nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc
Bắc cho đến khi mất.
Năm 1956-1957 ông giảng dạy tại Trường
Mỹ thuật Hà Nội. Năm đó Bùi Xuân Phái tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm,
phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà
trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.
Sự nghiệp hội họa
Bùi Xuân Phái là một trong những họa
sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương,
cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng,
Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam
mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được
quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.
Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ
kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên
50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố
không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh
quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của ông, người xem nhận thấy
họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối
bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng
mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.
Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề
tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành
công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển
lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy
báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau
như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu
hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do,
óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực
minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế
(Leipzig) về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982).
Do tham gia phong trào Nhân văn Giai
phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông
phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu,
Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng
là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24
bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là
triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu
tiên, Đài truyền hình Việt Nam dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về
cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với
tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng
những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả
khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao
thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để
cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Ông mất
ngày 24 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh.
Tác phẩm chính
·
Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972
·
Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966
·
Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972
·
Phố vắng - Sơn dầu 1981
·
Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu
1968
·
Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
·
Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967
·
Trước giờ biểu diễn - 1984
Giải thưởng mỹ thuật
·
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học -
Nghệ thuật năm 1996
·
Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn
quốc năm 1946
·
Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn
quốc năm 1980
·
Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
·
Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm
1969, 1981, 1983, 1984
Tặng thưởng
·
Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt
Nam 1997
Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì Tình yêu Hà Nội
Tháng 8 năm 2008, nhân kỷ niệm 85 năm
ngày sinh của danh họa, Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì Tình yêu Hà Nội là sáng
kiến của Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) và gia đình cố họa
sĩ; nhằm tìm tòi, phát hiện và tôn vinh những tác giả, tác phẩm, việc làm, ý tưởng
có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt của đời sống Hà Nội
và thấm đượm một tình yêu Hà Nội.
Vinh danh
Tên ông được đặt cho một con đường ở
khu đô thị mới Mỹ Đình thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, phường Nam Lý,
thành phố Đồng Hới, Quảng Bình và ở quận Hải Châu của thành phố Đà Nẵng.
Ngày 1 tháng 9 năm 2019, trang chủ của
công cụ tìm kiếm Google đã vinh danh ông nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của ông
bằng biểu tượng Google Doodle. Theo đại diện của Google, đây là sự vinh danh
người họa sĩ đã góp phần ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam
hiện đại và những thành tựu cống hiến cho quê hương, cho những người yêu Hà Nội.
Đây là lần thứ 2 Google Doodle vinh danh một người Việt Nam. Trước đó là cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn nhân dịp sinh nhật
lần thứ 80 của ông.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
[KINH SÁCH – MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH | KỲ 7] “Sách là người bạn trung thành và yên tĩnh nhất, chúng là những nhà cố vẫn dễ tiếp cận và khôn ng...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Ông là chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là bậc thầy thiết kế chương trình và đào tạo chuyên nghiệp các kỹ năng mềm trong kinh ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia