Thanh Nga – Nữ hoàng sân khấu Việt Nam
Thanh Nga (31 tháng 7 năm 1942 – 26 tháng 11 năm 1978) là nữ nghệ sĩ cải lương tài
sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu"
của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở
Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội Đồng Lợi), mẹ của bà là
Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ) trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng
một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với
ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ
(không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ
chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng
hòa (luật sư). Bà có một con trai với ông Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973,
nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ
sĩ nổi tiếng như:
Bầu Thơ (mẹ ruột)
Năm Nghĩa (cha dượng)
Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
Hà Linh (con trai)
Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao
giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
Vinh danh
1984: Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984 (theo
Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/1/1984).
2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được
cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi "Nữ hoàng
sân khấu Thanh Nga" qua giọng đọc của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết do Đạo
diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng.
2015: Một con đường được vinh dự mang tên bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc
khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2018: Trong chương trình Ký ức vui vẻ nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền tái hiện hình
ảnh cố nghệ sĩ Thanh Nga trong vở cải lương Tiếng trống Mê Linh. Ngày 2 tháng
12 năm 2018 tại TP HCM, nghệ sĩ Hữu Châu và diễn viên Hà Linh đại diện gia đình
cố nghệ sĩ Thanh Nga tổ chức buổi kỷ niệm 40 năm ngày giỗ vợ chồng bà.
Các vai diễn nổi bật
Cải lương
Áo cưới trước cổng chùa (vai Xuân Tự)
Bên cầu dệt lụa (vai Quỳnh Nga)
Bông hồng cài áo (vai Nga)
Bóng chim tăm cá (vai Cẩm Lệ)
Bóng tối và ánh sáng (vai Vân)
Bài thơ trên cánh diều (vai Thúy Liên)
Bọt biển (vai Mía)
Bơ vơ (vai Lài)
Chén trà của quỷ (vai Tiểu Lý)
Chiếc quạt trầm hương (vai Vương Bội Ngọc)
Chuyện tình 17 (vai Loan)
Chuyện tình An Lộc Sơn (vai Dương Thái Chân)
Con gái chị Hằng (vai Trinh)
Cung thương sầu nguyệt hạ (vai Hoạn Thư)
Dương Quý Phi (vai Dương Quý Phi)
Đoạn tuyệt (vai Loan)
Đời cô Lựu (vai Kim Anh)
Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
Đôi nhân tình khùng (vai Hồng)
Gió ngược chiều (vai Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu)
Giấc mộng đêm xuân (vai Xuân)
Giữa chốn bụi hồng (vai Ngọc Cầm)
Hai chuyến xe hoa (vai Lệ Hoa)
Hận tình vương nữ (vai Mai Ly)
Hoa Mộc Lan tùng chinh (vai Hoa Mộc Lan)
Hiệp hành khách (vai Đinh Đan)
Khói sóng tiêu tương (vai Bàng Lộng Ngọc)
Lá sầu riêng (vai Diệu)
Lan và Điệp (vai Lan)
Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga (vai Kiều Nguyệt Nga)
Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài (vai Chúc Anh Đài)
Mạnh Lệ Quân (vai Mạnh Lệ Quân)
Một trang tình sử (vai Huyền Châu)
Mưa rừng (vai K'Lai)
Mỹ nhân và loạn tướng (vai Dạ Lan Thanh)
Nắng sớm mưa chiều (vai Tuyết Vân)
Ngôi nhà ma (vai Hường)
Ngã rẽ tâm tình (vai Uyên)
Người đẹp Bạch Hoa thôn (vai Lý Hương Lan)
Người vợ không bao giờ cưới (vai Sơn nữ Phà Ca)
Nguyễn Huệ bình Thăng Long (vai Ngọc Hân)
Nhạc lòng năm cũ (vai Lệ Thu)
Ni cô Diệu Thiện (vai Diệu Thiện)
Nửa đời hương phấn (vai The/Hương)
Phạm Công – Cúc Hoa (vai bé Nghi Xuân)
Phụng Nghi Đình (vai Điêu Thuyền)
San Hậu (vai Tạ Nguyệt Kiểu)
Sân khấu về khuya (vai Giáng Hương)
Sau ngày cưới (vai Phận)
Số đỏ (bà Ngọc Lợi)
Sông dài (vai Lượm)
Tấm lòng của biển (vai Thanh)
Thái hậu Dương Vân Nga (vai Dương Vân Nga)
Thoại Ba công chúa (vai Thoại Ba)
Tiếng hạc trong trăng (vai Xuyên Lan)
Tiếng trống Mê Linh (vai Trưng Trắc)
Tình xuân muôn tuổi (vai Oanh)
Tuyết băng và bạo lực (Ca Lộ Thi)
Thuyền trăng trên bến ngũ hồ
Vợ và tình (vai Phượng)
Xử án Bàng Quý Phi (vai Bàng Quý Phi)
Ca cổ
Quả tim bất diệt (Soạn giả: Viễn Châu; Dĩa Hát Việt Hải)
Hoa mua trắng
Dưới bóng từ bi
Lan và Điệp
Hồi chuông Thiên Mụ
Mái tóc thề
Mưa rừng (Tác giả: Huỳnh Anh, Vọng cổ: Viễn Châu; Dĩa Hát Hồng Hoa)
Thành Đô ơi giã biệt
Bông sen (Soạn giả: Trần Nam Dân)
Người chồng lý tưởng của em (Soạn giả: Viễn Châu; Dĩa Hát Hồng Hoa)
Người mẹ miền nam
Bà Mẹ Hòn Đất
Người mẹ đào hầm
Hai lối mộng (Tân nhạc: Trúc Phương, Vọng cổ: Viễn Châu; Dĩa Hát Hồng
Hoa)
Tình thơ mộng (Tân nhạc: Vĩnh Phúc, Vọng cổ: Nguyễn Liêu; Dĩa Hát
Continental Tân Cổ Số 33)
Cánh hoa thời loạn (Tân nhạc: Y Vân, Vọng cổ: Xuân Phát; Dĩa Hát Tân
Thanh)
Cay đắng tình đời (Tân nhạc: Phượng Linh, Vọng cổ: Nguyễn Phương; Dĩa Hát
Continental Tân Cổ Số 8)
Bao giờ em lấy chồng (hay Đoạn kết một chuyện lòng) (Tân nhạc: Minh Kỳ -
Hoài Linh; Vọng cổ: Viễn Châu; Dĩa Hát Hồng Hoa)
Xích lại gần anh tí nữa (Tân nhạc: Mặc Thế Nhân; Vọng cổ: Viễn Châu; Dĩa
Hát Hồng Hoa)
Cô gái xuân (Soạn giả: Viễn Châu; Dĩa Hát Asia)
Người đến rồi đi (Tân nhạc: Hồng Vân, Vọng cổ: Yên Sơn; Dĩa Hát
Continental Tân Cổ Số 12)
Ngày ấy quen nhau (Dĩa Hát Continental)
Lỡ chuyến đò (Tân nhạc: Anh Việt, Vọng cổ: Yên Sơn; Dĩa Hát Continental
Tân Cổ Số 20)
Trông chồng
Bên bờ kênh sáng
Gái làng Tân Hội
Kiếp cầm ca (Tân nhạc: Huỳnh Anh, Vọng cổ: Kiên Giang)
Trăm mến nghìn thương
Khi đã yêu (Tân nhạc: Phượng Linh (bút danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông); Vọng
cổ: Đông Phương Tử (bút danh để viết tân cổ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông); Dĩa
Hát Continental)
Có bao giờ
Con của mẹ
Tâm sự chàng bán than
Tâm sự người yêu (Tân nhạc: Hồng Vân, Vọng cổ: Yên Sơn; Dĩa Hát
Continental Tân Cổ Số 9)
Ngày mai đám cưới người ta
Nguyệt Kiểu xuất gia
Giã từ Đà Lạt (Dĩa Hát Hồng Hoa)
Vĩnh biệt đồi thông
Các anh đi (Dĩa Hát Continental)
Chuyện tình Tiêu Sử và Lộng Ngọc (Băng Nhạc Shotguns)
Nửa chừng xuân
Tình nở Đào Hoa thôn (Soạn Giả: Viễn Châu - Ngọc Huyền Lan; Dĩa Hát Hồng
Hoa)
Khi rừng sim thay lá
Hoa trinh nữ (Tân nhạc: Trần Thiện Thanh, Vọng cổ: Viễn Châu; Dĩa Hát Hồng
Hoa)
Hận đồ bàn (Dĩa Hát Asia)
Lắng tiếng chuông ngân
Nhạc lòng năm cũ
Chuyện màu hoa trắng (Tân nhạc: Hà Phương, Vọng cổ: Xuyên Vân Tử; Dĩa Hát
Continental)
Đừng nói với anh (Dĩa Hát Vô Tuyến)
Trăng lên đỉnh núi (hay Một kiếp đoạn trường) (Soạn giả: Loan Thảo; Dĩa
Hát Việt Nam)
Phim ảnh
Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:
Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy - 1961)
Hai chuyến xe hoa (1962)
Loan mắt nhung (vai Xuân – 1970)
Sợ Vợ Mới Anh Hùng (1974)
Đứa Con Trong Lửa Đỏ (1975)
Một Thoáng Đam Mê (1973)
Mùa thu cuối cùng (1971)
Bụi Phấn Hồng
Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
Lan và Điệp (vai Lan – 1971)
Xa lộ không đèn (vai Liễu – 1972)
Sau giờ giới nghiêm (vai Nhàn – 1972)
Người cô đơn (1972).
Nắng chiều (cô gái Huế) (1973)
Triệu phú bất đắc dĩ (1973)
Năm vua hề về làng (1974)
Quái nữ Việt Quyền Đạo
Thương muộn
Tìm lại cuộc đời (1977)
Bị sát hại và qua đời
Đêm ngày 26 tháng 11 năm 1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (còn gọi là rạp Gia Định) - nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, khoảng 23 giờ đêm, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau cùng với con trai Cúc Cu khi đó mới 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà nằm trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chiếc xe đậu ở gara, vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda 67 chờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống (thủ phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là tên cướp Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức), dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi biến mất. Ông Lân chết ngay tại chỗ còn nghệ sĩ Thanh Nga thì vẫn còn hơi thở. Vệ sĩ Các ôm Thanh Nga lên xích lô ra thẳng Bệnh viện Sài Gòn nhưng đã quá muộn. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mạng của Thanh Nga ở tuổi 36.
“Khi vụ án khủng khiếp đó xảy ra, tôi mới hơn 5 tuổi. Hồi trước, mỗi lần
nghĩ đến ngày đó tôi đau đớn lắm, nhưng chừng năm năm trở lại đây, có lẽ ở cái
tuổi già dặn của đời người, tôi trầm tĩnh hơn: Ai cũng sẽ tới lúc không còn tồn
tại trên cõi đời - chỉ khác là sớm hoặc muộn.”
— Hà Linh con trai cố NSƯT Thanh Nga
chia sẻ.
Nhận xét
“Thanh Nga nổi tiếng, có lượng người hâm mộ hùng hậu nhưng ở cô ấy không
tỏ vẻ ngôi sao kiêu kỳ. Ai tiếp xúc với Thanh Nga cũng thấy phong cách thanh lịch,
nhẹ nhàng và hài hước. Đặc biệt, thái độ làm việc chuẩn mực của nữ nghệ sĩ, cô ấy
đã không hẹn thì thôi, còn hẹn thì nhất định đến đúng giờ.”
— Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu
“Chị Thanh Nga xuất hiện trên sân khấu sáng rực và có sức hút như một thỏi
nam châm. Chị sống giản dị, chân thành nên khán giả và đồng nghiệp đều thương mến.
Tôi sát cánh bên NS Thanh Nga từ nhỏ nên hiểu tính nết của chị. Chị hay nhõng
nhẽo với mẹ nhưng khi làm việc thì hết lòng.”
— NSND Ngọc Giàu
Trong văn hóa đại chúng
Vụ ám sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ
phim "Ống kính sát nhân" của
đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng, sản xuất năm 2018. Bộ phim lấy bối cảnh tại Đà Lạt
những năm cuối thập niên 1960.
Nguồn WIKIPEDIA