Hiển thị các bài đăng có nhãn DANH NHÂN VẦN V. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DANH NHÂN VẦN V. Hiển thị tất cả bài đăng
5 tháng 4, 2012
Có một người đàn ông vốn không có ý
định đầu tư vào ngành giấy nhưng lại khiến mọi người sửng sốt khi chính anh là
tác giả của thương hiệu giấy hàng đầu VN – Sài Gòn paper. 42 tuổi, Cao Tiến Vị
đang nung nấu khát vọng đưa thương hiệu Giấy Sài Gòn vươn ra biển lớn. Với anh,
kinh doanh là một hành trình vượt dốc liên tục. Để chiến thắng, điều quan trọng
nhất là vượt lên giới hạn của chính mình và luôn nhìn về phía trước để chinh
phục những thử thách mới.
Dáng người tầm thước, chất giọng trầm ấm,
anh lôi cuốn người đối diện bởi cách nói chuyện điềm đạm và những triết lý sâu
sắc mà anh đúc kết từ hơn 20 năm bôn ba trên thương trường. 10 năm trước, khi
bắt đầu khởi nghiệp: ban đầu Giấy Sài Gòn chỉ là một cơ sở sản xuất giấy với 1
máy xeo giấy và 20 công nhân. Thị trường giấy lúc ấy thực sự là một vùng trời
mênh mông nhưng lập nghiệp bao giờ cũng nhiều khó khăn. Cũng may, trời không
phụ sự cần cù, chịu thương chịu khó, chịu học và “chịu” đầu tư nên qua mỗi năm tốc
độ phát triển của Giấy Sài Gòn tăng nhanh chóng, từ 100%/năm lên đến 200% rồi
300%/năm. Cho đến nay, Giấy Sài Gòn đã trở thành Cty có tốc độ phát triển nhanh
nhất VN với tổng vốn đầu tư lến đến 500 tỷ đồng. Đồng thời cũng là Cty đầu tiên
xuất khẩu khối lượng lớn giấy công nghiệp ra thị trường nước ngoài. Hiện tại,
sản phẩm giấy Sài Gòn rất đa dạng, gồm có 2 nhóm sản phẩm chính là giấy công
nghiệp (giấy Duplex, giấy Test liner, giấy Medium) và giấy tiêu dùng (giấy cuộn
vệ sinh, khăn hộp, khăn tay, khăn ăn, khăn giấy các loại, và ly giấy).
- Nhìn
vào sự thành công nổi trội của Giấy Sài Gòn, câu hỏi chung của nhiều người là
anh đã làm điều đó như thế nào?
Một sản phẩm được người tiêu dùng chấp
nhận trước hết phải là một sản phẩm chất lượng tốt. Giấy Sài Gòn cũng không
ngoại lệ. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành công nhờ vào việc xây dựng được một
hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả bậc nhất trong ngành giấy. Ngoài
kênh phân phối chính thông qua hơn 100 nhà phân phối truyền thống, các siêu thị
lớn, hệ thống nhà sách, cửa hàng tự chọn ở các tỉnh thành, chúng tôi cũng mở
rộng thị trường hiệu quả bằng kênh tiêu thụ trực tiếp tới các khu chế xuất, khu
công nghiệp, xí nghiệp, văn phòng, Cty, bệnh viện, các cơ sở chăm sóc y tế,
trường học, khách sạn, nhà hàng, và các cơ sở cung ứng dịch vụ. Đối với ngành
hàng giấy công nghiệp, cho đến nay, hầu như tất cả các công ty bao bì lớn của
VN đều là khách hàng của Cty như: Việt Long, Alcamax, Tân Á, Vinh Xuân, Orna Paper, Việt
Trung, Bao Bì Biên Hòa, Dầu Thực Vật, Vina Shin Lung, Jin Jih Chung, Đồng Lợi,
Minh Phú, Dong Yang, Vạn Thành...
Tôi chẳng có bí quyết gì to tát. Trong
cuộc sống và công việc tôi chỉ luôn cố gắng hành xử theo lời các cụ ta từ xưa
đã dạy: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Và có lẽ, tâm niệm sống bằng
sự chân tình, hài hoà, làm sao để mọi người đều thắng đã giúp tôi có nhiều bạn
bè, đối tác tin cậy và những đồng nghiệp gắn bó bền chặt với mình.
- Trong
khi các DN đang lo lắng cho hiện tượng chảy máu chất xám của DN mình thì Cao
Tiến Vị lại có thể thu hút rất nhiều GĐ điều hành của các tập đoàn nước ngoài,
kể cả các chuyên gia kỹ thuật người nước ngoài về đầu quân cho DN mình. Anh có
bí quyết gì mà “đắc nhân tâm” đến vậy?
Giấy Sài Gòn hiện có rất nhiều vị GĐ,
trưởng, phó phòng đã từng giữ vị trí trọng trách tại nhiều tập đoàn lớn của các
quốc gia. Việc họ “chịu” về làm việc với tôi chứng tỏ rằng mức thu nhập chưa
phải là điều tạo nên sự hấp dẫn của một công việc mà điều quan trọng số một là
môi trường làm việc tốt. Họ đã nhận ra mình được trân trọng, có đất dụng võ, có
điều kiện học hỏi, phát huy khả năng và có cơ hội thăng tiến khi làm việc ở
Giấy Sài Gòn. Tôi hiểu điều đó và đang ngày càng cố gắng xây dựng văn hoá DN
ngày một hoàn thiện hơn. Điều đó thể hiện trước hết qua việc chăm lo chu đáo cho
đời sống của CBCNV. Chẳng hạn, Cty đã đầu tư xây dựng khu chung cư dành cho
người lao động tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngay bên
cạnh khu nhà máy để cho CBCNV ổn định chỗ ở,
an tâm làm việc.
- Trong
thời buổi hội nhập, anh cho rằng đâu là văn hoá chuẩn của một doanh nhân, DN?
Tôi cho rằng các khái niệm văn hoá doanh
nhân, văn hoá DN có sự giao thoa và quan hệ phụ thuộc với văn hoá gia đình, văn
hoá xã hội, văn hoá công sở... Không thể có văn hoá doanh nhân, văn hoá DN tốt
khi văn hoá của gia đình, xã hội chưa tốt. Hiện nay, tôi thấy xã hội vẫn còn
tồn tại hiện tượng người đi học thì đối phó với thi cử, người đi làm thì đối
phó với công việc. Nếu không thay đổi được thói quen này thì văn hoá DN cũng bị
ảnh hưởng rất nhiều.
- Thành
công, tên tuổi và vật chất mà anh đạt được cũng đã đủ để dừng lại trên con
đường kinh doanh đầy trắc trở. Nhưng dường như càng ngày Cao Tiến Vị lại càng
nghĩ lớn và muốn làm những việc lớn hơn?
Nếu tự mãn, tôi có thể dừng lại mà không
cần lao tâm khổ tứ nữa. Nhưng với một doanh nhân khi đã đạt được một số thành
công nhất định thì của cải vật chất chỉ là phương tiện, công cụ để phát triển
kinh doanh tốt hơn. Trong điều kiện xã hội hiện nay, chuyện cơm áo gạo tiền
không còn quá khó khăn với mọi người nữa. Điều quan trọng hơn cả là mình được
theo đuổi con đường đã chọn và cống hiến cho xã hội bằng một niềm đam mê, bằng
khát vọng khẳng định bản thân. Càng thành công thì áp lực, trách nhiệm càng
nặng nề. Vì thế, lúc nào cũng phải phấn đấu vươn lên, vượt qua cái bóng của
chính mình để tiếp tục chinh phục những mục tiêu khác. Với tôi, mỗi bước đột
phá là một lần khởi nghiệp lại để vươn lên một tầm cao mới.
- Xã
hội hiện nay có điều gì khiến anh trăn trở nhất?
Tôi đi nhiều và nhận thấy tính liên kết,
sự cởi mở giữa nền kinh tế các vùng miền, các địa phương và giữa các DN của
chúng ta còn rất yếu. Chẳng hạn, từ trong Nam ra Bắc làm ăn hay ngược lại đã
cảm thấy rất khó khăn, trở ngại. Nhìn sang các nuớc khác, doanh nhân của họ có
thể đi khắp xứ sở, bắt tay với cả trời Đông lẫn phương Tây ,
liên kết tạo nên những tập đoàn lớn mạnh... Sự giao thương rộng rãi ấy giúp xã
hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự riêng lẻ, cục bộ trong làm ăn của các
DN nước mình là hệ quả tất yếu từ nền kinh tế nông nghiệp và chiến tranh kéo
dài, sau đó là thời kì bao cấp. Vì thế, thay vì trách móc, chúng ta cần hiểu và
khắc phục điều này càng sớm càng có lợi cho kinh tế đất nước. Với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và có nhiều biến động như hiện nay, tôi nghĩ rằng chưa thể
tiên liệu được các DN VN nói chung và ngành giấy nói riêng sẽ phát triển như
thế nào. Vì thế, việc bắt tay liên kết với các DN trong và ngoài nước là điều
phải tính tới trong chiến lược phát triển của các DN VN hiện nay.
- Hơn
20 năm trải nghiệm thác ghềnh, anh cảm nhận thế nào giữa được và mất của đời
doanh nhân?
Nói một cách nôm na thì trong 10 chuyện
của doanh nhân thì chuyện vui chỉ có 2 còn chuyện bực mình tới 8. Để có 2 niềm
vui thì phải trải qua 8 việc không thoải mái. Nhưng đứng trước trách nhiệm với
đời sống của hơn 1.300 công nhân và hơn 100 nhà phân phối cùng gia đình họ,
đứng trước trách nhiệm giữ gìn và phát huy thương hiệu của DN thì nhiều khi sự
cân đo giữa được và mất lại trở nên vô nghĩa. Công việc mang lại cho tôi nhiều
niềm vui nhưng thực lòng, đã có đôi lần tôi cảm thấy cô đơn. Cô đơn vì không
thể chia sẻ cùng ai những trăn trở, suy nghĩ vì đó là trách nhiệm của riêng
mình, người đứng đầu DN. Tôi tin rằng trong đời doanh nhân ai cũng từng có cảm
giác đó. Cũng có lí do khi đa số doanh nhân đều là những người sống nội tâm.
- Những
lúc căng thẳng, anh thường chiến thắng strees bằng cách nào?
Tôi thư giãn bằng những điều rất bình
thường và giản dị. Có thể đó là một lần đưa đón con đi học, một điều bình
thường với những ông bố khác nhưng lại vô cùng quý báu đối với người bận rộn
như tôi. Hoặc là những lần chở cả gia đình đi nghỉ ở một vùng quê nào đó, được
hít thở không khí trong lành, mắc võng nằm dưới một mái lá. Tất cả rất đơn sơ,
mộc mạc nhưng tôi cảm thấy thoải mái và lấy lại sự cân bằng nhanh chóng. Niềm vui
cuộc sống đôi khi lại bắt nguồn từ những điều đơn giản đó.
- Một
điều ước cho riêng mình, thưa anh?
Tôi mong sự bình an.
- Cảm
ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị
này!
30 tháng 3, 2012
VƯƠNG HỮU HÙNG - Diễn giả, Tổng Giám đốc Công ty tư vấn và đào tạo bán hàng Fresh View
Vương Hữu Hùng (Francis) – Trên 15 kinh nghiệm trong vai trò người bán hàng và trở thành
lãnh đạo của những đội ngũ kinh doanh xuất chúng. Anh có dịp thăm viếng, học
tập và làm việc trên 10 nước từ Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Singapore, Thái
Lan, Trung Quốc…Với những trải nghiệm khi anh là giám đốc kinh doanh và tiếp
thị cấp cao ở những tập đoàn đa quốc gia, cộng với lợi thế là người Việt Nam am
hiểu văn hóa và thị trường kinh doanh tại Việt Nam, anh có niềm đam mê cống
hiến những trải nghiệm của mình cho cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam.
Từng hoàn thành hầu hết hệ
thống huấn luyện chuyên nghiệp và đoạt giải “Trưởng phòng kinh doanh xuất sắc
của năm” của Tập đoàn Marriot, hai lần đoạt giải thưởng Sáng tạo Iceberg (giải
thưởng sáng tạo trong kinh doanh) của tập đoàn Capitaland (capitaland.com), là
diễn giả khách mời của Prudential, giảng viên Marketing, Sale và Thương hiệu
tại các viện đào tạo, phong cách huấn luyện lôi cuốn, thú vị của anh đã thu hút
hơn 5.000 người, chủ yếu là quản lý, chuyên viên, chủ doanh nghiệp.
Với tài năng sử dụng tiếng Việt
và tiếng Anh lưu loát như nhau, anh còn là diễn giả được yêu thích của công
chúng với các đề tài về kỹ năng làm giàu, thẩm định bản thân, xây dựng mạng
lưới, quản trị thời gian… Anh thường xuyên là khách mời của các đài truyền hình
quốc gia VTV, HTV… Anh được xem như là một chuyên gia huấn luyện, một cố vấn
kinh doanh cho các công ty và là một diễn giả có mức thù lao cao nhất với sức
hút mãnh liệt nhất hiện nay.
PHAN QUỐC VIỆT - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Tâm Việt
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
Công ty Tâm Việt, TS Phan Quốc Việt, thực sự là người không chịu ngồi yên lấy
một phút, theo đúng nghĩa của từ này. Lúc tôi vào phòng, anh vừa cắp cặp đi dạy
về đã leo phắt lên “tập làm xiếc” trên một tấm ván đặt trên hai khúc gỗ tròn.
Bắt đầu Đại học với ngành địa
vật lý, rồi lại lấy bằng TS… Toán - Lý ở Đại học Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô
cũ); từng là Chánh văn phòng, Bí thư Đảng ủy Văn phòng TCT Dầu khí Việt Nam,
Việt “tròn” (biệt danh mà bạn bè đặt cho Phan Quốc Việt) tự dưng rẽ ngang,
thành lập Công ty Đào tạo và Tư vấn Tâm Việt, chuyên giảng dạy về các “kỹ năng
mềm”. “Mẹ tôi khóc rưng rức đấy. Thấy ông con trai đang từ đi ô tô về thăm
mình, bỗng chuyển sang đi xe buýt mà - anh nửa đùa nửa thật bảo. Chỉ có bố tôi
(ông cụ có 60 năm tuổi Đảng) là ủng hộ tôi thôi”.
Làm tâm sang hơn, nâng tầm
cao hơn
- Vì sao anh đặt tên cho
công ty của mình là “Tâm Việt” nhỉ?
À, tôi chơi chữ đấy. Tâm
Việt, mà viết không dấu cũng có thể hiểu là “tầm Việt”. Khẩu hiệu của chúng tôi
là “Làm tâm người Việt sáng hơn - Nâng tầm người Việt cao hơn”. Tôi “khoe” thêm
nhá: tôi còn liên quan đến một số trung tâm và công ty khác có tên là Đức Việt
(thuộc Hội Khuyến học Việt Nam ),
Trí Việt (Công ty Phát triển kỹ năng lãnh đạo và văn hóa tổ chức Trí Việt)… nữa
đó!
- Bỏ con đường hoạn lộ
đang rộng mở để làm chủ một doanh nghiệp không lớn, lại không “thèm” nhận lương
Chủ tịch HĐQT, TGĐ trong suốt mấy năm qua, việc này không dễ hiểu đối với nhiều
người đâu…
Chính xác là 8 năm đấy. Tôi
làm trước hết vì tôi thích thế. Sở thích của tôi là nói trước công chúng, giao
tiếp và thuyết phục mọi người. Tôi thích… nói lắm. Bây giờ có hôm tôi đi dạy
suốt từ 8h sáng đến tận 10h tối mà thấy rất sướng, dù có người bảo tôi làm như
lao động khổ sai!
Tâm Việt giờ đây vẫn còn là
một công ty không lớn, nhưng cũng không quá bé hoặc vô danh. Chị thử lên mạng
Google tra mà xem, sẽ thấy khoảng 90.000 kết quả tìm kiếm về Tâm Việt đó. Chúng
tôi đã tổ chức được 3.000 lớp học về 10 kỹ năng cơ bản, tôi gọi là kỹ năng
“mềm” (kỹ năng lãnh đạo, văn hóa tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe
và tư duy tích cực, kỹ năng đàm phán, bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh)… Cho
dù là ở cương vị nào, quản lý nhà nước hay doanh nghiệp, đó đều là những kỹ
năng hết sức cần thiết.
Có nguyên liệu ngon mà chẳng
biết nấu thì chẳng có canh!
- Anh xuất thân là cử
nhân địa vật lý, rồi lại lấy bằng Tiến sĩ Toán – Lý, sao lại oái oăm đi dạy
người ta về kỹ năng mềm?
Tôi nói thẳng tuột nhé, ý chị
tức là tôi không được đào tạo căn bản về kỹ năng, nhưng lại đi dạy chứ gì? Tôi
xuất thân là người làm khoa học cơ bản, nhưng cũng đã theo học rất nhiều khóa
đào tạo về quản trị kinh doanh quốc tế, lãnh đạo và huấn luyện chuyên nghiệp,
quản trị nhân sự… chưa kể các khóa đào tạo ngắn hạn khác về kỹ năng. Tôi có
bằng giảng viên chuyên nghiệp quốc tế. Nói chung, tôi có thể tự hào là người
chịu khó học hỏi, chịu khó tích lũy kinh nghiệm sống. Tham gia bất cứ một khóa
học nào tôi cũng… hỏi kịch liệt. Đến nỗi có lần người ta phải “đuổi” khéo tôi
ra vì tôi hỏi nhiều quá. Và các vị trí công tác mà tôi từng trải qua cũng rèn
giũa và cho tôi rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng giấy chứng nhận cao nhất là sự tin
tưởng của khách hàng. Họ thấy mình đem đến cho họ những điều có ích thì mới
chịu bỏ tiền ra đi học chứ!
Còn vì sao chọn các kỹ năng
mềm để dạy chứ không chọn các thứ khác, là vì tôi thấy nguồn nhân lực của ta -
từ nhà quản lý cho đến người lao động - đang rất thiếu đúng những thứ đó. Bạn
có thịt, có rau, có muối, tiêu… nhưng không biết cách nấu canh thì cũng sẽ
không có món canh. Hoặc là không có món canh ngon mà ăn.
Những giáo sư tiến sĩ trong
nhà trường rất giỏi về lý thuyết nhưng có thể chưa nhiều kinh nghiệm giải quyết
những khúc mắc nảy sinh trong thực tế - những thứ mà chỉ có những người “nằm
trong ruột doanh nghiệp” như tôi mới biết được.
- Mỗi lớp học của anh có
thời gian học rất ngắn. Có vẻ như anh tổ chức đào tạo theo kiểu “ngắt ngọn” một
cách rất… thực dụng?
Tôi không ngại người ta mắng
tôi thực dụng. Tôi khoái nữa là khác. Thực dụng đâu có xấu! Cái thị trường cần
thì ta cung cấp, có vậy thôi. Còn thời gian đào tạo ngắn, là vì chỉ cần chừng
ấy thời gian. Vấn đề là cách dạy chứ không phải thời gian dạy. Chị đến dự một
lớp của chúng tôi đi, cứ bảo với giảng viên là “thầy Việt mời tôi đến nghe”.
Một điều nữa chứng minh tính
“thực dụng” của tôi nhé: đội ngũ giảng viên ở Tâm Việt đều do chúng tôi lựa
chọn, đào tạo (tất nhiên là trên nền kiến thức căn bản của họ).
Chị “chê” tôi thực dụng,
nhưng không phải lúc nào tôi cũng tính toán so đo về tiền nong (cười). Tôi đã
viết một giáo trình, cố gắng trình bày lại thật súc tích, dễ hiểu những điều
tôi đã giảng dạy (mà có lần tôi đã được trả tới 1.500 USD một ngày đi dạy đấy).
Tôi rất mong giáo trình này được xuất bản và sử dụng trong các trường đại học
và đào tạo nghề, hy vọng đem đến những điều có ích cho tất cả những ai quan
tâm. Điều rất đáng tiếc đối với thị trường lao động Việt Nam là chúng ta dường
như “quên mất” việc đào tạo các “kỹ năng mềm” cho người lao động. Và tôi hứa
sẽ… không đòi tác quyền(!).
- Những đối tượng nào
thường tìm đến học ở chỗ anh?
Tất cả những ai muốn có kỹ
năng làm việc tốt chứ không chỉ là bằng cấp! Nhiều cơ quan nhà nước, thậm chí
các trường đào tạo cán bộ của trung ương từng mời tôi giảng dạy. Tôi có nhiều
“học trò” nổi tiếng như ông Ba Sanh (ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu) hay anh Võ Văn Thưởng (Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS
HCM). Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tiếng hoạt động tại Việt Nam như Canon,
Hewlett Pakard, Eurowindow, Bảo hiểm AIA… cũng đã mời tôi giúp đào tạo nhân sự.
Khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất nhiều, đa phần là các doanh
nghiệp lớn.
- Thầy Thái Bá Tân có lớp
học tiếng Anh rất nổi tiếng, nơi mà nhiều sinh viên có thể đến “học nghèo” (học
miễn phí). Anh có chính sách như vậy không nhỉ?
À, tôi biết anh Tân, cùng quê
Diễn Châu, Nghệ An với tôi đấy! Học phí ở chỗ tôi không đắt, thông thường
khoảng 200.000 đồng cho 6 buổi học, có giảm giá cho học sinh, sinh viên. Ai mà
quê Diễn Châu, tôi còn giảm đặc biệt nữa! (cười lớn).
Cái được lớn nhất là làm
việc mình thích
- Anh có thể “bật mí” một
chút về kế hoạch của Tâm Việt trong năm 2010?
Quản trị cảm xúc. Tôi đang nỗ
lực để đưa ra môn học mới này, tất nhiên nó là mới đối với ta thôi. Thế giới
người ta đã nhận ra tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa quyết định thành công
của “chỉ số thông minh cảm xúc” (EQ) từ lâu rồi.
- Ngẫm lại, sau gần 10 năm
bỏ vị trí đáng mơ ước trong một doanh nghiệp Nhà nước để lập nghiệp, anh được
gì, mất gì?
Cái được lớn lao nhất là tôi
cảm thấy sung sướng, được làm việc mình thích. Cái mất có lẽ là kiếm được ít
tiền hơn, chi tiêu phải cân nhắc hơn. Nhưng cái mất này dẫn đến cái được khác
là sinh hoạt, ăn uống điều độ, đâm khỏe ra, có thể nói hàng chục tiếng liền
trước học viên. Thực ra, tôi cũng mơ có ngày doanh nghiệp của tôi sẽ nổi tiếng
và làm ra nhiều tiền, nhưng tôi biết đầu tư vào lĩnh vực này là đầu tư dài hơi,
không thể kiếm được lợi nhuận nhanh. Rượu vodka chóng bốc, chóng tàn…
- Xin cảm ơn anh!
Có người nói với tôi, Việt
“tròn” là bậc thầy về “diễn”. Cũng phải thôi, vì nếu không anh làm sao dạy
người khác kỹ năng giao tiếp hay thuyết phục đối tác!? Tôi cũng đã bị anh
thuyết phục bằng cái chất hăng say, “máu lửa”, hơi… láu cá một tý (là tôi cứ
nói thật, vì biết anh sẽ không để bụng. Nếu không, đã chẳng phải người Diễn
Châu!).
(Theo Anh Thư // Báo Doanh nhân)
17 tháng 3, 2012
ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Trung Nguyên
Thành
công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự giúp nó nhảy vọt. Đến nay, thương
hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái
Lan, Singapore,
Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị
và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện Đặng Lê Nguyên Vũ đang
triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung Nguyên tại 15
nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…
Không
chỉ tấn công thị trường quốc tế với mặt hàng cà phê rang, Đặng Lê Nguyên Vũ
thực sự gây kinh ngạc cho các nhà doanh nghiệp khi anh cho tung ra sản phẩm cà
phê hòa tan mang tên G7 vào tháng 11-2003 vừa qua. Tên gọi cà phê hòa tan G7
trong ý tưởng của anh là một cái tên dễ tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính
vọng ngoại mà mang sứ mạng chinh phục, chiếm lĩnh thị trường 7 nước phát triển.
G7 chính thức đối đầu với các đại gia nước ngoài về cà phê hòa tan bằng “Ngày
hội cà phê hòa tan G7” tại Dinh Thống Nhất. Cuộc thử sản phẩm đem đến kết quả
khá thú vị: 89% người tham gia chọn cà phê hòa tan G7 là sản phẩm yêu thích, và
chỉ có 11% chọn nhãn hiệu cà phê hòa tan Nescafe. Đây thật sự là một cuộc chiến,
nhưng điều quan trọng hơn của Trung Nguyên không phải là kết quả cuộc thử mà là
sự khơi dậy về ý chí quật cường, về lòng tự hào dân tộc khi chọn lựa và tiêu
dùng sản phẩm thương hiệu Việt. “Tại sao lại không thắng những kẻ mạnh hơn ngay
trên quê hương mình?”. Mục tiêu của anh là không chỉ chiếm lĩnh thị phần mà còn
đánh bại các “đại gia” nước ngoài tại Việt Nam trước khi ra thế giới.
Quả
thực chỉ mới ra mắt hơn 8 tháng nhưng sản phẩm G7 đã gây rất nhiều khó khăn cho
các đối thủ. Giấc mơ theo đuổi toàn cầu của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ mới đang ở
những bước đầu. “Tôi muốn có thương hiệu Trung Nguyên của Việt Nam nổi tiếng
trên thế giới. Cà phê của chúng tôi ngon. Không có lý do gì chúng tôi không thể
làm được điều đó” - thương gia trẻ này tuyên bố.
Kinh nghiệm kinh doanh
Đi
nhiều, thấy nhiều mọi điều trên thế giới, Đặng Lê Nguyên Vũ cảm thấy tủi nhục
trước cảnh hàng hóa Việt Nam
bị coi thường. Nói đến Toyota, Sony, Hitachi người ta nghĩ
ngay đến nước Nhật; nói IBM, Intel, Ford là biết Mỹ; Mercedes là nói đến Đức…
Hình ảnh thương hiệu hàng hóa từ lúc nào đã trở thành hình ảnh đối thoại của
một quốc gia. Không có thương hiệu, làm sao Việt Nam có thể hội nhập và đối thoại
với thế giới? Vì vậy, anh quyết tâm đi tiên phong, xây dựng thành công thương
hiệu Trung Nguyên trên trường quốc tế.
Việt
Nam
có rất nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng, nhưng tại sao không có sản phẩm
nào có thương hiệu? Đặng Lê Nguyên Vũ thấy nếu cứ cảnh “hồ tiêu trộn hạt đu đủ”
xuất khẩu ra nước ngoài như đã thấy thì Việt Nam sẽ không thể có được hình ảnh
tốt với quốc tế. Bởi giá trị cốt lõi của thương hiệu thực ra chính là uy tín.
Anh quan niệm, hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa của quốc gia
chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán.
Ngay
từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài bão
của mình: logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên - nơi khơi
nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí
chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng
trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công
ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự
tinh khiết, là cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng
cho một yếu tố thiên, địa, nhân… Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là
chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là
thương hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa truyền thống Việt trên thương trường quốc
tế.
Với
những ý tưởng đó, anh muốn Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những giá trị văn
hóa, là môi trường “khơi nguồn sáng tạo”, nơi hướng con người đến những điều
tích cực chứ không chỉ là nơi bán cà phê. Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang
đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế, màu sắc bảng hiệu đến đồng phục,
cung cách phục vụ của nhân viên,… Đặng Lê Nguyên Vũ muốn rằng, khi Trung Nguyên
đến quốc gia nào thì người dân bản địa ở đó có được cảm giác như đang nghỉ ngơi
từ 10 - 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ, trước khi vào đất nước Việt Nam
thật sự.
Đặng
Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn
của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống
theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ
hai”. Anh là một trong những người đứng ra khởi xướng chương trình “Sáng tạo vì
thương hiệu Việt” vào năm 2002, với mục đích kêu gọi doanh nghiệp ý thức xây
dựng về thương hiệu Việt, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ chọn lựa hàng hóa
Việt. Tiếp đến năm 2003, anh lại phát động chương trình “Xây dựng thương hiệu
nông sản Việt Nam”.
Nếu như chương trình trên là bước khởi đầu đánh động vào ý thức tiêu dùng hàng
hóa Việt, thì chương trình tiếp theo là một bước cụ thể hơn về thương hiệu cho
ngành nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam.
Với
các loại nông sản tiềm năng như gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, trái cây… nhưng
Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp
càng bị mất giá, người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho sản
phẩm. Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt
Nam
tự tin vươn ra thị trường thế giới. Theo anh, xây dựng thương hiệu gắn với các
địa danh, vị trí địa lý của từng vùng là một cách tốt nhất để vẽ bản đồ nông
sản Việt Nam trên thế giới, góp thay đổi bộ mặt kinh tế của nước nhà.
“Nỗi
nhục tụt hậu, thua kém không của riêng ai. Hơn nữa, trong thời đại này thì
doanh nhân là chiến sĩ thời bình. Tôi muốn mình là một chiến sĩ thực thụ, chiến
đấu trên thương trường vì thương hiệu Việt” - Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng
khái.
Có
lẽ chính lý tưởng và ý chí mãnh liệt đó là yếu tố chính đã giúp anh thắng kiện
Công ty Rice Field trong vụ tranh chấp quyền bảo hộ thương hiệu Cà phê Trung
Nguyên kéo dài hơn 2 năm tại Mỹ. Việc một doanh nghiệp của Việt Nam có thể
thắng kiện một công ty lớn của một quốc gia bá chủ về kinh tế là Mỹ ngay trên
nước họ là một điều không tưởng! Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ đã buộc cả thế giới
phải thay đổi suy nghĩ đó.
Người biết ước mơ
Hiện
nay, Đặng Lê Nguyên Vũ không tiếp tục phát triển Trung Nguyên theo chiều rộng
mà anh đang đầu tư chiều sâu cho các cơ sở nội địa để hoàn thiện hình ảnh, củng
cố công cuộc kinh doanh, bảo vệ nó khỏi những đối thủ cạnh tranh mới. Anh không
ngừng điều chỉnh hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của Trung
Nguyên để thích nghi với những thị trường mới mà anh dự định sẽ thâm nhập,
nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc. Anh không chỉ hăng say lao vào công
việc vì sự lớn mạnh của Trung Nguyên mà còn vì thương hiệu Việt, vì nhiều vấn
đề của ngành nông sản Việt Nam
trên trường quốc tế.
“Thế
giới đã từng biết đến rượu vang Pháp, cà phê Columbia, sữa tươi Hoa Kỳ… Chúng ta cũng có
quyền mơ một giấc mơ rằng cả thế giới phải biết đến cà phê Buôn Ma Thuột, thanh
long Bình Thuận, vải thiều Thanh Hà, sầu riêng Cái Mơn… Ở Trung Nguyên, chúng
tôi không chỉ tập hợp những người biết bán cà phê hay sản xuất cà phê mà là tập
hợp của những con người tâm huyết, biết chia sẻ với cộng đồng, với mong ước tự
tin ghi dấu ấn riêng của mình vào sự thay đổi của dân tộc, của đất nước” Đặng
Lê Nguyên Vũ nói. Chính sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm cộng với một chữ
tâm đầy nhiệt huyết đã làm nên thành công cho chúng tôi. Hơn bất kỳ một tập thể,
cộng đồng nào, Trung Nguyên khao khát chia sẻ tính sáng tạo với tất cả mọi
người.
Đặng
Lê Nguyên Vũ bật mí: “Chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có 5 bước.
Hiện tại chúng tôi đang hoàn thiện bước thứ 2. Bước đầu tiên là hình thành gây
dựng thương hiệu, hoàn chỉnh khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hóa
và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật kinh doanh cho phép tôi không nói,
chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”.
Anh
luôn trăn trở về thế hệ sau mình: “Tôi biết trong cuộc sống vẫn có rất nhiều
bạn trẻ mang mặc cảm của sự nghèo khó, của lòng tự ti, nhưng tiền bạc không
phải là vốn mà điều quan trọng là phải có những ước mơ lớn lao. Hiện nay, có
nhiều bạn trẻ mang trong lòng những ước mơ rất hạn hẹp về những giá trị vật
chất mà thiếu đi “chất lửa” của một tuổi trẻ khát khao được cống hiến, được
chia sẻ và tâm huyết với những thay đổi lớn lao của dân tộc, của đất nước - đó
cũng là một phần lỗi không nhỏ ảnh hưởng của nền giáo dục hiện nay đang làm bào
mòn đi tính sáng tạo trong suy nghĩ của họ”.
Với
tất cả những gì đã và đang làm được, Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần tiếp sức để
những hạt cà phê thấm đẫm sự nhọc nhằn của người nông dân Việt Nam được chắp
cánh xa hơn, chinh phục thị trường thế giới bằng hương vị đậm đà và mang đậm
bản sắc văn hóa của dân tộc.
Các giải thưởng đã đạt được
33
tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt
ra ngoài biên giới Việt Nam.
Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn
lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình. Đại diện cho
giới doanh nhân trẻ cả nước, đầu tháng 8 năm nay, Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng Giám
đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên đã sang Brunei nhận giải Nhà Doanh nghiệp
trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, giải thưởng do Hiệp hội các nhà Doanh nghiệp
trẻ Asean tổ chức 5 năm một lần.
Cùng
với Trung Nguyên, anh được đánh giá là một “hiện tượng kinh tế” của Việt Nam cuối thế kỷ
20.
Để biết thêm chi tiết vui lòng tham khảo Website cá nhân Đặng Lê Nguyên Vũ:
http://www.danglenguyenvu.info
14 tháng 3, 2012
VŨ HỮU LỢI - Thủ lĩnh Công ty Vision - Triệu phú tuổi 26
Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về doanh nhân nổi tiếng, trước khi
quản lý một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô, họ đã khởi nghiệp từ những công
việc rất tầm thường hoặc đi lên từ đôi bàn tay trắng. Bí quyết của họ là gì?
Đam mê? Khả năng lãnh đạo? Luôn nghĩ tới thành công? Hứng thú với những gì mình
đang làm? Làm việc chăm chỉ? Giữ vững niềm tin? Hay quyết tâm với hoài bão?...Và
một điều chắc chắn rằng những ai có "máu kinh doanh" thường nhìn các
doanh nhân thành đạt bằng cặp mắt ngưỡng mộ và nghĩ: "Giá như ta biết được
bí quyết của những triệu phú này là gì? Tại sao doanh nghiệp của ta lại không
thể phất nhanh như vậy?" ...Thật ra bí quyết của các triệu phú thật đơn
giản, đó không phải là cái gì xa xôi, viễn tưởng. Các CEO triệu phú chỉ tập
trung thời gian và các nỗ lực vào những việc có thể đem lại cho họ sự đền bù
lớn nhất. Và những việc họ làm đã đem lại những kết quả mà người khác
phải thèm muốn. Có lẽ Vũ Hữu Lợi là một trong số ít những doanh nhân
"triệu đô" ấy.
Tuổi thơ vội vã
Một
doanh nhân triệu đô khi tuổi đời còn rất trẻ. Vũ Hữu Lợi, sinh năm 1979 tại xã
Từ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Anh là con út trong một gia đình có 5
anh em. Cha làm trong quân ngũ (đã nghỉ hưu). Mẹ là giáo viên. Một gia đình
được cho là "căn bản" nhưng không vì thế mà gia cảnh bớt khó khăn.
Nói đúng hơn là vô cùng khó khăn và bệnh tật triền miên. Anh khẳng định rằng:
"Chắc chắn rằng thời thơ ấu của tôi thiếu tuổi thơ". Vâng! Tuổi thơ
không đủ thời gian để có thể dệt thành một thứ gọi là quá khứ. Nhưng ít nhất
tuổi thơ của anh cũng được phủ lên một chút rêu mờ... để rồi nó cứ mờ mờ, ảo
ảo, chập chờn thôi thúc anh không ngừng. Quãng đời tuổi thơ của anh trôi đi vội
vã với những công việc của một đứa con nhà nông Việt Nam. Bằng sự nỗ lực, cố gắng hết sức
mình như một lao động thực thụ trong gia đình để có thể sống, làm việc và thực hiện
ước mơ của bản thân. Chẳng phân biệt công việc dành cho con trai hay con gái,
đơn giản là từ những công việc vặt trong gia đình như nấu cơm, rửa chén, quyét
nhà, đến hái rau, nuôi lợn, chăn bò cho đến việc làm rẫy trồng củ mì, lên đồi
hái chè hay vào tận rừng sâu đốn củi. Thậm chí lớn hơn một chút thì đi mua ve
chai để bán kiếm tiền,... Và cuộc sống vẫn hàng ngày trôi qua một cách lặng lẽ.
Nó cứ quay đều, quay đều, quay mãi và trôi đi vội vã theo tuổi thơ của
anh: "Giàu con út, khó con út, nhưng gia đình khó khăn quá nên bắt buộc
mình phải tự lập thôi chứ đâu còn cách nào khác" - doanh nhân Lợi chia sẻ
thêm.
Thời sinh viên không kí ức
Người
ta vẫn thường nói, quãng đời con người đẹp nhất, vô tư nhất, nhiều kỷ niệm
nhất, nhiều kí ức nhất là thời sinh viên. Và với Vũ Hữu Lợi cũng không ngoại
lệ. Quãng đời sinh viên của anh cũng nhiều kí ức, kỉ niệm, thế nhưng chẳng vô
tư mà đó là quãng thời gian vật lộn với cuộc sống mưu sinh. "Thế nhưng tôi
vẫn may mắn hơn so với những đứa bạn đồng trang lứa khác đó là được cắp sách
đến trường, được bầu bạn với từng con chữ" - anh tâm sự.
Dù
vất vả, khó khăn là vậy nhưng dường như nghị lực và lòng quyết tâm của chàng
trai vùng cao Vũ Hữu Lợi vân luôn luôn tuôn chảy trong thớ thịt, huyết quản
thôi thúc cậu cố gắng vượt lên giữa bãi cát sa mạc của cuộc sống vốn nhiều
chông gai và lắm thủ thách. Phải chăng, bằng nghị lực, quyết tâm và ước mơ thay
đổi số phận, thay đổi cuộc đời nên anh luôn cố gắng để đạt kết quả cao
trong học tập. Bởi vì, chỉ có kiến thức mới giúp con người thực hiện được ước
mơ. Chính vì thế, nên suốt quãng đời cắp sách tới trường, ngay từ năm lớp một
cho đến khi bước chân vào giảng đường đại học, anh đều làm trưởng lớp. Có lẽ,
nhờ vậy mà cái máu lãnh đạo đã được hình thành trong anh ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.
Từ
bé anh nuôi ước mơ lớn lên sẽ trở thành ca sĩ, diễn viên để được đứng trước ánh
đèn sân khấu, được đứng trước công chúng, dưới những ngọn đèn xanh đỏ nhiều màu
sắc mà tha hồ thể hiện mình. Lớn lên, tốt nghiệp trung học, anh thi vào lớn
diễn viên trường Đại Học Văn Hóa. Và để rèn luyện thêm tính tự tin, anh theo
học thêm khóa đạo diễn tại trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh.
Thời
sinh viên không kí ức cứ lặng lẽ trôi đi dưới guồng quay vô tận của cuộc sống.
Có đôi lúc anh cảm thấy trống vắng, xa lạ khi nghe ai đó bất chợt ngân lên:
"Thời sinh viên có cây đàn ghi-ta. Đàn ngân lên chúng ta cùng hòa
ca..." mà bỗng cảm thấy chạnh lòng, cay cay nơi khóe mắt. Mặc dù, anh nhớ
"mang máng" rằng mình cũng đã từng trải qua quãng đời sinh viên không
xa lắm. Bởi lẽ, quãng đời sinh viên đối với anh là quãng thời gian với những lo
toan của cuộc sống, với mưu sinh, với quỹ thời gian vùi mình vào công việc làm
thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống bản thân. Quãng đời sinh viên năm đầu
tiên với mọi người là giảng đường, thư viện, giáo trình thì với anh đó là công
việc và công việc. Chẳng phân biệt ngày hay đêm, cứ thuận lợi là anh lao công
việc một cách cần mẫn, chăm chỉ như một con ong vẫn ngày đêm góp mật cho đời. Bạn
này anh làm thêm ở hãng gas Thành Đạt, mỗi này phải lau chùi hơn 35 chiếc bếp
gas khác nhau trước sự chỉ đạo, săm soi của bà chủ. Buổi tối lại len lỏi vào các
khu kí túc xá sinh viên bán hàng tạp hóa cho những bạn sinh viên khác để kiếm
thêm thu nhập. Quãng đời sinh viên khi bước vào năm thứ 2-3 của Đại học đối với
bạn bè là giảng đường, thư viện và những bài học thu cuối kì, cuối khóa thi với
anh quỹ thời gian toàn bộ được dành cho công việc bán Bảo hiểm Nhân Thọ.
Những ngã rẽ thành công
Có
duyên với nghệ thuật nhưng không có phận để gắn bó với nó. Học nghệ thuật nhưng
lại đi làm kinh doanh. Biết bao suy nghĩ, trăn trở để rồi anh nghiệm ra câu nói
của ông cha ta muôn đời vẫn đúng "Phi thương bất phú", chỉ có kinh
doanh mới ước mơ thay đổi cuộc sống hiện tại. Và rồi, anh bắt đầu bước vào kinh
doanh của mình khi mới 20 tuổi đầu.
Nói
về ước mơ và công việc hiện tại anh khẳng định rằng: "Hiện tượng giống nhau
nhưng bản chất thì khác nhau". Hồi còn đi học anh mong ra trở thành ca sĩ,
diễn viên để được đứng trước công chúng, được thể hiện mình. Còn bây giờ cũng
là một nhà kinh doanh, một diễn giả nên anh vẫn được đứng trước công chúng,
được thể hiện mình. Để có được bước ngoặt quan trọng ấy đó là do anh biết nắm
bắt cơ hội, biết thử thách và biết "mạo hiểm". Đó chính là thành quả
của quá trình rèn luyện không mệt mỏi, bởi anh chợt nhận ra rằng tuổi thơ đã
trôi đi trong dòng đời ngược xuôi và chính anh là người tự bước đi mà không hề
nhận được sự định hướng của một người đi trước. "Tôi ước gì có ai đó hướng
dẫn để tôi có thể bước tới thành công được sớm hơn. Nếu như tôi có được sự định
hướng, chỉ bảo từ sớm thì chắc chắn sự lựa chọn về nghề nghiệp của tôi đã không
bị gián đoạn và thay đổi như vậy. Tôi ước mong không có bạn trẻ nào gặp phải trường
hợp tương tự như tôi ngày xưa. Và tôi rất vinh dự được giúp đỡ, định hướng cho
các bạn trẻ để họ có thể thực hiện ước mơ, hoài bão và tiến đến đỉnh vinh quang
một cách nhanh chóng hơn" - anh tâm sự.
Đến
với thành công cũng lắm nhiều chông gai và nhiều thử thách. Những người kinh
doanh thành đạt đã phải đánh đổi rất nhiều thứ để đi đến thành công. Và anh
cũng không phải là ngoại lệ. Khi mới bước vào con đường kinh doanh, đã có lúc
anh chỉ còn có 2.000 đồng trong túi, số tiền đó không đủ để mua một chén cháo,
trong khi cơn sốt hành hạ anh liên tục 3 - 4 ngày liền, nhưng rồi anh phải cố
gắng vượt qua, bởi "Con đường mình đi là do mình bước, chẳng ai có thể
bước dùm cho mình được". Tự an ủi, tự động viên, tự gắng gượng và rồi anh
đã vượt qua được nhờ lòng quyết tâm và tinh thần của người con vùng cao Việt Nam quen dày
dạn sương gió. Hiện giờ tờ tiền 2.000 đồng ấy được anh trân trọng và đem ép
plastic để kỉ niệm mỗi khi nhớ về quá khứ. Và, để thực sự bước vào con đường
kinh doanh, ban đầu anh đã mạo hiểm ra nước ngoài khi trong túi không có tiền.
Đó thật sự là một mạo hiểm mà tới giờ nghĩ lại anh vẫn thấy rợn rợn trong
người. Lúc đó, chỉ vì muốn được ra nước ngoài, muốn tận mắt chứng kiến những
kinh nghiệm và thành công của những người đi trước, anh đã phải chạy vạy khắp
nơi để mượn tiền để đủ mua vé máy bay và chắt bóp chi phí cho chuyến công du
sang Nga. Cũng chính sự mạo hiểm ấy lại nuôi nấng và tiếp thêm sức mạnh cho
lòng quyết tâm của mình, để rồi giờ đây nhìn lại anh không cảm thấy tiếc nuối, hối
hận khi mình đã mạo hiểm đúng đường.
Hiện
nay, với cương vị là Thủ lĩnh kinh doanh của tập đoàn Vision Việt Nam nói
riêng và của Châu Á nói chung. Là người đứng đầu trong ngành kinh doanh mới tại
Việt Nam, anh góp phần đưa
Việt Nam
giữ vị trí chủ chốt so với các nước khác trong khi vực và toàn tập đoàn. Cũng
chính anh là người đã có công đầu tiên trong việc giúp đỡ mọi người tiếp cận
với ngành kinh doanh này - một ngành kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận
cho chủ đầu tư. Hiện nay anh là 1 trong 3 người có danh hiệu cao nhất trong tập
đoàn Vision. Chưa dừng lại ở đó, anh còn nuôi nấng ước mơ trở thành Phó chủ
tịch tập đoàn Vision phụ trách toàn châu Á trong tương lai gần. Sau đó, anh sẽ
trực tiếp mở các trung tâm từ thiện để giúp đỡ cho các em nhỏ, các cụ già không
nơi nương tựa. Bởi vì, nước Việt Nam mình còn nghèo lắm, nhất là bà
con nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà có bao
giờ thoát nghèo, thoát khổ được đâu. Anh muốn mình làm một cái gì đó thật có
ích để không hổ thẹn là người Việt Nam.
Anh
luôn nằm trong top 5 của hơn 3 triệu nhà phân phối tại 60 quốc gia khác nhau,
từng nhận giải thưởng Ngân Hà(lớn nhất 2005). Năm 2009 nhận giải thưởng tốc độ
tăng trưởng tốt nhất và là đại diện của 40 nước trên thế giới. Hai lần nhận
giải thưởng tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp tốt nhất trong tập đoàn đại diện
cho 40 nước trên thế giới. Từng nhận thưởng 1 chiếc xe hơi và nhiều chuyến du
lịch lớn tới các nước trên thế giới do tập đoàn trao tặng. Hơn thế nữa, anh còn
là một gương mặt diễn giả của nhiều chương trình, hội thảo lớn cả trong
lẫn ngoài nước. Nhiều lần anh tham gia thuyết trình ở nước ngoài trước một khối
lượng khán giả lên đến 40.000 người và trước sự ngưỡng mộ của các nhà cộng tác
hơn 60 quốc gia trên thế giới. Những lúc như vậy, anh có một ước mơ thật
giản dị rằng: "Tôi ước gì họ không phải là những người da trắng tóc
vàng mà tóc đen da vàng, lúc đó tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và tự hào biết
bao nhiêu".
Với
anh khái niệm thành công đó là một quá trình phấn đấu lâu dài trải qua sự rèn
luyện bền bỉ và ý chí kiên cường, khắc phục mọi khó khăn thử thách để hướng tới
đích cuối cùng là thành công. Con đường thành công không ai giống ai, mỗi người
có một chí hướng, một ước mơ, hoài bão, nhưng với anh, có 3 bước để đi đến thành
công đó chính là:
1. Có mục đích và kế hoạch rõ ràng.
2. Trước khi bước tới thành công cần xác định mình sẽ trả giá bâo nhiêu
cho thành công đó.
3. Trong mọi tình huống không bao giờ được phản bội ước mơ của mình. Và để
đi đến thành công có thể tóm bằng công thức: Thành công = Ước mơ + Mục đích kế
hoạch + Niềm tin + Hành động
Anh
chia sẻ thêm: "Tôi biết rằng đời chỉ đổi khi ta thay đổi. Đó là luôn phải
bắt đầu từ con số 0". Người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của
tôi là thầy dạy kinh doanh John Milton Fogg, chủ của tạp chí Uplire tại Mỹ. Đó
là một diễn giả - một nhà kinh doanh. Tôi luôn lấy ông làm ngọn hải đăng cho
mình và trở thành bản sao của ông ấy. Tu tâm, rèn đức, luyện tài để có cống
hiến sức lực và trí lực là công việc mà tôi phải làm thường ngày. Ước mơ của
tôi là sẽ giúp 100 người trở thành triệu đô la, xây trung tâm từ thiện,
trở thành diễn giả nổi tiếng trong ngành trên toàn thế giới. Cho là nhận! Niềm
hạnh phúc lớn nhất không phải là tiền bạc hay địa vị mà chính là sự sẻ chia và
được giao lưu với mọi người". Cũng chính vì lý do đó mà anh luôn là gương
mặt quen thuộc, đắt giá được các hãng truyền thông trong và ngoài nước săn đón
ráo riết. Chính sự nỗ lực và lòng đam mê học hỏi, sự cố gắng đã đưa anh lên một
tầm cao, một vị trí mà nhiều người hằng mơ ước, noi theo.
VÕ QUỐC THẮNG - Ông chủ của Gạch Đồng Tâm Long An
Võ Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Long An. Vào năm 1963, khi chiến tranh diễn ra ác liệt tại quê nhà, ba Thắng, cụ Võ Thành Lân đã cùng gia đình ly tán lên sinh sống tại quận 6 Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh).
Tiểu sử và sự nghiệp:
Võ Quốc Thắng
Sinh ngày: 9-12-1967
Địa chỉ: 236 A Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh
Nơi công tác: Tổng Giám đốc, Công ty Đồng Tâm
Thành tích nổi bật:
- Năm 1999 giải quyết việc làm cho hơn
1.000 thanh niên, doanh thu hơn 400 tỉ đồng.
- Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.
- Là gương mặt doanh nghiệp trẻ suất sắc
nhất ASEAN năm 1999.
- Sản phẩm đoạt tiêu chuẩn ISO 9001.
Võ Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Long An. Vào năm
1963, khi chiến tranh diễn ra ác liệt tại quê nhà, ba Thắng, cụ Võ Thành Lân đã
cùng gia đình ly tán lên sinh sống tại quận 6 Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh).
Thắng xuất thân từ một gia đình lao động có truyền thống làm nghề gạch bông tại
khu Phú Định quận 6. Ngay từ nhỏ, Thắng đã có ý chí ham học hỏi và lao vào công
việc phụ giúp gia đình. Hàng ngày vừa đi học phổ thông vừa phụ giúp gia đình
làm gạch, ngay từ rất sớm Thắng đã biết nhiều kỹ thuật làm gạch bông, về pha
màu, trộn xi măng theo tỷ lệ. Tuổi thơ của Thắng đã trải qua nhiều thăng trầm,
có những lúc cùng gia đình buôn bán lênh đênh trên sông, trên biển, dãi dầm mưa
nắng, có những lúc đương đầu với những cực nhọc trong nghề làm gạch bông thô
sơ. Từ những vất vả đó, ngày nay đã tích lũy ở anh nhiều kinh nghiệm trong sự
va chạm với cuộc sống.
Ngày 25-6-1969 thương hiệu Đồng Tâm do ông Võ Thành
Lân, thân sinh của Thắng thành lập. Cơ sở gạch Đồng Tâm hoạt động đến năm 1978
thì tạm ngừng hoạt động do khó khăn về nguồn nguyên liệu. Đến năm 1985-1986,
thực hiện chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế của Đảng tại Đại Hội
VI, Thắng đứng ra tái lập cơ sở gạch bông Đồng Tâm chỉ là một tổ hợp sản xuất
nhỏ với 4 công nhân, trong đó, Thắng vừa là chủ, vừa là công nhân trực tiếp sản
xuất, vừa phụ trách bán hàng. Tuy còn trẻ tuổi, nhưng với kinh nghiệm quý giá từ
lúc vừa học, vừa làm, cộng với niềm say mê công việc, Thắng đã định ra cho mình
những bước đi ổn định. Chính những lúc này, với chiếc xe đạp cọc cạch, Thắng đã
đi mọi "hang cùng, ngõ hẻm", những nơi có nhu cầu làm nhà và sử dụng
gạch, để tiếp xúc với khách hàng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của khách và học
hỏi làm thế nào để có những mẫu mã đẹp theo thị hiếu khách hàng. Từ những định
hướng đúng đắn ban đầu, chú tâm phát triển ngành gạch bông truyền thống và kế
tục sự nghiệp của người cha, qua những tháng năm thăng trầm và những khó khăn, cơ
sở gạch bông Đồng Tâm của Thắng đã có những bước phát triển ổn định.Trong thời
gian này vừa làm việc, Thắng vừa tranh thủ học thêm các lớp học buổi tối, cập nhật
các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và các lớp nghiệp vụ Giám đốc.
Đến năm 1993, Thắng đứng ra thành lập Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất - xây dựng - thương mại Đồng Tâm, chuyên sản xuất các
mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch bông, ván ép, ngói màu, tole lợp nhà... với
thương hiệu Đồng Tâm nổi tiếng. Trong khoảng thời gian này, Thắng nhận thấy nhu
cầu về gạch ceramic đang lớn mạnh, gạch men ngoại nhập tiêu thụ mạnh trên thị
trường và cũng chính lúc đó, gạch bông gần như bị một sản phẩm mới thay thế
trong tương lai. Nhận thức được điều này và tiên liệu được nhu cầu thị trường,
bằng những kinh nghiệm trong ngành, Thắng mạnh dạn bôn ba ra nước ngoài học
nghề sản xuất gạch ceramic của xứ lạ. Sau 2 năm tìm tòi ngành gạch ceramic ứng
dụng vào sản xuất trong nước, đến năm 1994, Đồng Tâm thành lập dự án xây dựng
nhà máy gạch ceramic.
Võ Quốc Thắng đã say mê, thích thú khi được ngắm nhìn
viên gạch men làm bằng máy, khác hoàn toàn với gạch bông sản xuất bằng tay thô
sơ, Thắng trở về nước và thành lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch ceramic
tư nhân đầu tiên tại việt Nam, với công suất 1,4 triệu m2/năm. Năm
1995, nhà máy xây dựng và đến tháng 3-1996, gạch men Đồng Tâm chính thức có mặt
trên thị trường. Ngay từ khi mới ra hàng, gạch Đồng Tâm đã được các cửa hàng và
người tiêu dùng chấp nhận một cách rộng rãi về chất lượng và tên tuổi của hãng
hiệu Đồng Tâm. Với những kiến thức và kinh nghiệm từ ngạch gạch bông , ngay từ
khi ra đời, mẫu mã gạch men Đồng Tâm đã khá phù hợp với thị hiếu trên thị
trường. Với sự am hiểu về thị trường, gạch men Đồng Tâm đáp ứng mẫu mã theo
từng vùng, miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, miền Bắc , miền Trung... đã dấy lên
một phong trào sử dụng mạnh mẽ gạch men Đồng Tâm.
Năm 1997, Nhà máy gạch men Đồng Tâm của Thắng tăng
công suất lên gấp đôi, đạt công suất gạch men lát nền 2,8 triệu m2/năm
và tiến hành xây dựng nhà máy gạch ốp tường và trang trí bên ngoài . Đến năm
1998, Đồng Tâm có ba dây chuyền sản xuất gạch lát nền và một dây chuyền sản
xuất gạch ốp tường. Đến cuối năm 1999, Đồng Tâm hoàn thành dây chuyền sản xuất
thứ 4 và nâng tổng công suất gạch lên 6 triệu m2/năm.
Năm 1999, bằng nguồn lợi nhuận tái đầu tư và sự huy
động nội lực của gia đình, bạn bè, được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan
chính quyền, Đồng Tâm đã khởi công xây dựng 1 nhà máy gạch men có công suất 6
triệu m2/năm và thiết bị công nghệ hiện đại tại khu công nghiệp Điện
Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam. Nhà máy được dư luận Italia đánh giá là hiện
đại nhất Đông Nam Á hiện nay, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 3 năm 2000
với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng.
Đi đôi với việc tăng năng suất lao động là nâng cao
chất lượng sản phẩm, vì vậy gạch Đồng Tâm hiện nay được đánh giá cao của thị
trường trong nước, khu vực và quốc tế. Liên tiếp nhiều năm 1998 - 1999 - 2000 gạch
Đồng Tâm được bình chọn vào TOPTEN - 1 trong 10 sản phẩm hàng Việt Nam chất
lượng cao và đặc biệt năm 2000, Đồng Tâm là sản phẩm đứng đầu của ngành vật
liệu xây dựng và trang trí nội thất tại Việt Nam.
Gạch Đồng Tâm được tiêu thụ khoảng 25% thị phần tại
thị trường, với gần 2000 cửa hàng cộng tác đại lý trên khắp mọi miền đất nước
và tham gia xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong những năm qua, gạch Đồng
Tâm cũng đã xuất sang nhiều nước Châu Âu, Châu Úc, Trung Đông, Cambodia. Công
ty Đồng Tâm là công ty sản xuất gạch duy nhất tại Việt Nam đã đạt chứng nhận
phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, như một chứng minh thư chất lượng
trong việc tạo ra một hệ thống mua bán tin cậy giữa các đơn vị trong và ngoài
nước và sẽ hỗ trợ trong việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, giúp vượt qua
các rào cản kỷ thuật trong thương mại quốc tế.
Với phương châm, chỉ làm những gì mình biết và biết
những gì mình làm, công ty Đồng Tâm đã có sự phát triển ổn định đến ngày hôm
nay. Am hiểu về ngành nghề sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, am hiểu về
thị trường sẽ đẩy mạnh công tác phục vụ ngày một tốt hơn. Thành công của một
doanh nghiệp còn là sự đoàn kết vững mạnh của tập thể cán bộ công nhân viên, có
ý chí đồng tâm, tự lực, luôn sáng tạo, tìm tòi học hỏi những cái mới trong sản
xuất kinh doanh.
Ngoài công việc sản xuất kinh doanh, Thắng còn tích
cực tham gia các hoạt động xã hội. Quan niệm của Đồng Tâm là ngoài việc tạo ra
sản phẩm tốt, lợi nhuận cần phải làm gì cho xã hội. Liên tục các năm qua, công
ty Đồng Tâm có mức tăng trưởng ổn định, trong đó, doanh số 1999 đạt hơn 453 tỉ
đồng, mức nộp ngân sách hơn 30 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Đồng Tâm tham gia tích cực
vào công tác xã hội, đặc biệt việc chăm lo cho các em học sinh, sinh viên nghèo
có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Người Mê gạch
Say mê công việc đến nỗi gần như mất hẳn cuộc sống
riêng tư, như “một cuộc đời bị đánh cắp”, ông Tổng giám đốc Công ty Gạch Đồng
Tâm vẫn hát vang lời của một bài hát “tủ” của mình, bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.
Thế nhưng, trong những giây phút lắng đọng, anh cũng
tự hỏi: vì sao mình phải làm việc nhiều đến thế...?
Làm chủ bốn nhà máy gạch, một nhà máy ngói,
sơn, một khu công nghiệp, một đội bóng, rồi còn làm công tác xã hội, làm “ông
nghị”... chắc là anh đã đủ mệt?
Hiện nay tôi còn làm một khu đô thị - hành chính Long
An. Mới đây tôi đã mạnh dạn đầu tư mua lại cổ phần nhà máy sứ Thiên Thanh. Đây
là một nhà máy có từ 56 năm qua, có đội ngũ thợ kỳ cựu, tay nghề cao, nhưng do
quản lý chưa tốt nên không hiệu quả. Với truyền thống về kỹ thuật của nhà máy,
cộng với kinh nghiệm kinh doanh của mình, sản phẩm của nhà máy sẽ chính thức
gia nhập làng vật liệu xây dựng chất lượng cao trong thời gian tới.
Năm 2005, tôi đã mở rộng, hoàn chỉnh công việc sản
xuất ở miền Trung, miền Nam và đang làm nhà máy ở miền Bắc. Tôi đã có trong tay
nhà máy gạch, bột trét, sơn, ngói. Một ngày nào đó tôi ước ao sẽ làm thêm nhà máy
thép, nhà máy xi măng Đồng Tâm…
Có người hỏi tôi sao không đầu tư vào lĩnh vực tài
chính, nhưng tôi chủ trương chỉ đi sâu phát triển những ngành nghề thuộc lĩnh
vực xây dựng, vì nó thuộc lĩnh vực mà mình am hiểu.
Như vậy có quá nhiều, quá ôm đồm?
Thời buổi này kinh doanh phải nhanh nhạy, không thể
chậm vì cơ hội nó đâu có chờ mình. Thật ra tôi đã cải cách trong quản lý rất
nhiều, cũng phân công phân quyền, nhưng công việc nó còn chạy nhanh hơn tốc độ
mà tôi đã cải cách, nó cứ cuốn mình theo.
Có thể nói Đồng Tâm là doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn
đầu tư một chương trình tin học hoá quản lý trị giá hàng tỉ đồng. Chương trình
này đang trong giai đoạn đào tạo, triển khai và sẽ đưa vào áp dụng sau hai năm.
Khi đã hoàn thiện, đó sẽ là một cánh tay đắc lực cho quản lý doanh nghiệp.
Có vẻ như từ “điểm dừng” không có trong tự
điển của Võ Quốc Thắng. Anh lấy đâu ra thời gian làm ngần ấy việc?
Tôi làm việc quần quật suốt ngày. Hồi làm nhà máy
gạch hiện đại nhất Đông Nam Á ở miền Trung, mỗi sáng cứ 4 - 5 giờ là tôi thức
dậy vô nhà máy, làm cho tới 12 giờ khuya mới về, rồi trăn trở một tí đến 1 - 2
giờ mới ngủ. Ngày này qua ngày nọ vẫn thế, ròng rã trong 10 tháng trời.
Kết quả là nhà máy chỉ trong 10 tháng đã hoàn thành,
một thời gian kỷ lục, đến nỗi các chuyên gia Ý còn phải ngạc nhiên. Tiền mình
đã đầu tư, phải mau chóng đưa nhà máy vào hoạt động để mau thu hồi vốn, anh em
công nhân cũng mau có việc để làm.
Chắc hẳn có nhiều người nghĩ anh là người
say mê trong việc làm giàu?
Đôi lúc tôi cũng tự hỏi: vì sao mà mình phải làm
nhiều quá, đến nỗi không có thời gian cho riêng tư? Cứ làm riết chắc mất bạn
mất bè hết, vì hồi trước còn gặp bạn bè mỗi tháng đôi lần, riết rồi có khi sáu
tháng không gặp.
Với số tiền hiện có, tôi có thể mua vài chục căn hộ
rồi cho thuê, sống ổn định, khoẻ hơn là làm kinh doanh như hiện nay vì kinh
doanh bao giờ cũng ẩn tàng những yếu tố rủi ro. Không phải là tính đến chuyện
làm giàu mà tôi nghĩ trước hết là tới việc làm thêm một cái gì đó tốt hơn cho
xã hội, cho gần 3.000 công nhân viên của tôi.
Làm cái gì đi nữa cuối cùng thì ngày cũng hai bữa
cơm. Mới đây, trong đợt tiếp xúc với cử tri, vì không muốn để người dân chờ,
tôi cũng phải mua một ổ bánh mì 2.000 đồng để gặm cho đỡ đói…
Mỗi năm, công ty tôi bỏ ra trên hai tỉ đồng để làm
công tác xã hội, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho học sinh, sinh viên. Có lần,
trong một buổi giao lưu cùng sinh viên, có một em đứng lên chất vấn: “Anh làm
tất cả những điều đó có phải chỉ để quảng cáo thương hiệu của mình?”. Tôi trả
lời rằng tôi rất mong xã hội có được nhiều người quảng cáo theo cách tương tự
như tôi. Vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội.
Nếu có một ngày rảnh rỗi hoàn toàn, anh sẽ
làm điều gì trước tiên, điều gì thật là thú vị cho mình?
Nếu có ngày rảnh rỗi, tôi sẽ lại… vô nhà máy. Tôi vô
để nhìn ngắm những viên gạch bắn ra ào ào từ những cỗ máy hiện đại, trông rất
mê. Tôi cứ ước ao có nhiều thời gian rảnh rỗi như ngày xưa để gặp gỡ thường
xuyên hơn với các anh em cán bộ công nhân viên, vì như vậy chắc là công việc nó
còn tốt lên hơn nữa. Hoặc là tôi lại vô văn phòng của mình, sắp xếp lại đống hồ
sơ xem thử có việc gì mà mình chưa làm hay không.
Tôi rất muốn có thời gian để chơi tennis. Hơn bảy năm
rồi tôi không chơi, nhưng hôm họp Quốc hội, tôi có dịp chơi lại và thấy nó có
tác dụng giảm stress rất tốt. Những lúc rảnh rỗi, tôi lại về nhà thắp hương cho
mẹ, uống với ba một hai chai bia, chia sẻ thông tin công việc, thăm hỏi sức
khoẻ… để ba yên tâm và không lo lắng.
“Cuộc đời vẫn đẹp sao”, như vậy vẫn là tự
động viên mình. Còn những đam mê, hứng thú, thú vui?
Tôi đã xác định rồi: công việc chính là niềm vui. Hồi
năm 1996, lúc tôi làm mẻ gạch men đầu tiên, cầm được viên gạch mà tôi ứa nước
mắt. Năm 2000 cũng vậy, khi làm nhà máy gạch miền Trung, cầm viên gạch đầu tôi cũng
rớt nước mắt, vì nó kết tinh bao nhiêu tâm lực của mình.
Làm cái gì cũng vậy, không đam mê, nhiệt huyết thì
không thể thành công. Một lần, khi đi qua Mỹ, ngồi ở một quán góc phố uống cà
phê ăn bánh ngọt, tình cờ thấy xe chở pallet gạch của mình chạy ngang, cảm xúc sung
sướng thật khó tả. Rồi cái cảm giác lâng lâng khi dẫm chân lên nền gạch lót
bằng gạch của mình ở những ngôi nhà ngoại ô Atlanta…
Thực ra, tôi cũng muốn đến một ngày nào đó không tham
gia quản lý trực tiếp nữa, để các anh em có trình độ chuyên môn, năng lực tốt
hơn mình quản lý, điều hành công ty. Đến lúc đó tôi có nhiều thời gian hơn cho gia
đình và góp phần chia sẻ những khó khăn mà xã hội đang cần.
Thế nhưng hiện nay còn quá nhiều vấn đề cần phải hoàn
thiện trong công việc. Vừa làm công tác điều hành quản lý doanh nghiệp, lại
kiêm đại biểu Quốc hội cho nên có đôi lúc quá tải công việc, nhưng bù lại công
việc của đại biểu Quốc hội lại mang đến cho tôi nguồn cảm hứng và niềm vui trong
công việc, đó là được tiếp xúc và ghi nhận nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn của bà
con cử tri về các chính sách của Nhà nước để phản ảnh lên Quốc hội.
Mặt khác, trong công việc tôi cũng nhận được sự quan
tâm và động viên chân tình từ các cấp lãnh đạo cho nên khó khăn nào tôi cũng cố
gắng vượt qua để không phụ lòng tin tưởng của mọi người.
...Đến ông bầu của bóng đá
Vài năm gần đây, chuyện mua bán đội bóng không còn là
riêng lẻ. Nhưng không phải ông bầu nào cũng mát tay trong việc kinh
doanh trên sân cỏ.
Khởi xướng cho việc mua bán đội bóng đá đầu tiên có
lẽ là khách sạn Khải Hoàn (TP HCM) năm 2004. Ban đầu, ông bầu Huỳnh Anh Kiệt
chỉ chơi bóng đá phong trào, nhưng không ngờ đội cứ thắng liên tục để từ hạng
ba TP HCM lên thẳng hạng nhất quốc gia.
Lỡ phóng lao nên ông phải bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư,
sẵn sàng thưởng vài chục triệu đồng cho mỗi trận thắng, không thua gì các đội
bóng của cả một tỉnh, thành. Ngoài ra, ông phải sửa chữa lại căn biệt thự để
cho đội tập trung, đưa vợ con lên ở khách sạn...
Kết quả là khách sạn Khải Hoàn gồng mình trụ được
hạng trong lần đầu tiên chơi ở hạng nhất quốc gia, nhưng mục đích kinh doanh
không đạt hiệu quả vì khách sạn chỉ có vài chục phòng, nếu có quảng cáo thì
cũng không đủ đáp ứng khách đến đông hơn.
Vì vậy ngay sau mùa giải, ông đã "gả" lại
cho một ông bầu khác cũng rất mê bóng đá và từng chơi phong trào với mình trước
đây. Thế là cuộc thương thảo thành công và đội bóng được bán đứt với giá bằng
một mùa giải mà ông Kiệt đã đầu tư (khoảng hai tỷ đồng).
Sau lần đầu tiên tham gia giải hạng nhất quốc gia năm
2005, ông Phan Chánh Tâm (còn gọi là Ba Vạn, chủ các đội phong trào Vạn Chinh,
Đá Mỹ Nghệ và nổi tiếng với nghề chơi đá quý ở TP HCM) đã háo hức đầu tư bằng cách
đổ tiền để xây dựng lại sân bóng, nhà nghỉ cho các cầu thủ, thuê
cầu thủ ngoại... Thậm chí, ông còn sắm cho đội một chiếc xe 50 chỗ ngồi gần 1,3
tỷ đồng để di chuyển. Nhưng sau gần hai mùa "biết đá biết vàng", ông
Ba Vạn cũng nghẹn ngào rao bán vì không kham nỗi kinh phí nuôi đội.
Sau những thất vọng vì rớt hạng ở mùa giải 2005, lãnh
đạo CLB Đông Á - Thép Pomina đã thương thảo và bán đội bóng cho ông Võ Quốc
Thắng (Công ty Đồng Tâm) với giá gần 3 tỷ đồng. Đã có trong tay đội chuyên
nghiệp Gạch Đồng Tâm - Long An thi đấu rất thành công, nhưng ông Thắng vẫn muốn
mua đội hạng nhất này.
Dù nhiều lời ca ngợi ông muốn đùm bọc các cầu thủ cũ
của Đông Á, nhưng ai cũng hiểu bóng đá là kênh quảng cáo hiệu quả để ông Thắng
tung ra thị trường sản phẩm mới Sơn Đồng Tâm. Vì vậy ngay mùa sau, thương hiệu
Đồng Tâm đã xuất hiện và bao phủ cả 3 mặt trận quốc gia (Ngói Đồng Tâm đã có
trước đó ở giải hạng nhì quốc gia).
Sau mùa giải cũng gây tiếng vang với đội bóng mới và
sản phẩm mới, ông Thắng đã bán lại đội Sơn Đồng Tâm với giá lời gấp 2-3 lần giá
mua cho công ty xi măng Vinakansai ở tận Ninh Bình (thậm chí còn bán thêm tiền đạo
Carlos Rodriguez với giá chuyển nhượng kỷ lục 70.000 USD). Đây cũng là cuộc mua
bán mà ông Võ Quốc Thắng luôn nắm phần chủ động trong việc tạo lợi
nhuận kinh doanh.
Nhưng trên đây chỉ là những cuộc kinh doanh tầm hạng
nhất vài tỷ đồng. Khi CLB chuyên nghiệp Đà Nẵngđược rao bán, nhiều
đối tác tầm cỡ như Ngân hàng dầu khí toàn cầu, Tổng công ty tàu thủy Việt Nam
và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thì giá trị đã được nâng
lên trên 100 tỷ đồng.
Nhưng bù lại, họ sẽ được khai thác nhiều bất động sản
như khu nhà ở, khu tập luyện, biệt thự chuyên gia cùng 20 ha đất đắt giá ở quận
Liên Chiểu, Tuyên Sơn, Đà Nẵng. Dù cuộc thương lượng và ký kết vẫn chưa chính thức
ngã ngũ, nhưng đội bóng đá đang là sản phẩm vô hình được nhiều doanh nghiệp
nhắm đến để đầu tư, mua bán.
1 tháng 12, 2011
BÙI VĂN VƯỢNG
Tiến Sĩ Bùi Văn Vượng có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lãnh vực quản lý Nhân Sự tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hơn 10 năm kinh nghiệm trong lãnh vực kinh doanh và hơn 4 năm kinh nghiệm trong quản lý dự án và điều hành chung.
Ông đã từng tham gia giảng dạy như là một huấn luyện viên của một số tập đoàn, công ty tư vấn nước ngoài như: Tập Đoàn Achieve Global (Hoa Kỳ); Công ty Tư Vấn TJS (Singapore); KG Empower Training (Canada).
Ông cũng có trên 14 năm kinh nghiệm trực tiếp huấn luyện, đào tạo - phát triển nhân tài, và các cấp quản lý trong nước cũng như trong khu vực cho các công ty Vina Star Diamonds, Upgain Vietnam, TNS Vietnam, Cargill Vietnam, Cargill Australia.
Ngoài ra, Tiến sĩ Vượng có trên 9 năm kinh nghiệm huấn luyện, chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên một số trường đại học như Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Mở Bán Công TP Hồ Chí Minh, …
Ông cũng là người cộng tác với Trung Tâm Hỗ trợ Sinh viên TP Hồ Chí Minh xuất bản cuốn sách “Kỹ năng thực hành xã hội cho Sinh viên” và “Kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh trung học phổ thông” - 01/2010.
28 tháng 9, 2011
VŨ GIA HIỀN
Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn”
ĐĂNG TẠI: NGƯỜI TA LÀ HOA CỦA ĐẤT|Tags: HFS, Lê Quý Anh, NSUT Văn Lượng, tiến sĩ kiêm nhiều vai diễn, Vũ Gia Hiền, Xưởng phim Truyền hình Hải Phòng |KHÔNG BÌNH LUẬN
Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật lý uyên thâm, ưa những con số chính xác nhưng ông cũng lại rất “mê” triết học, tâm lý học và “mê” luôn cả văn hóa, nghệ thuật…
Phóng viên Thanh Loan phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Gia Hiền |
Ở lĩnh vực nào, ông cũng làm việc rất nghiêm túc, hiểu biết rất sâu sắc và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền khoa học và văn hóa của nước nhà. Người ta gọi ông là Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn”…
Xuất thân từ một dòng họ danh tiếng Tiến sĩ Vũ Gia Hiền tên thật là Lê Quý Anh. Ông sinh năm 1953 tại thôn Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thủ đô Hà Nội).
Dòng họ Lê là một dòng họ danh tiếng khắp vùng đó. Theo gia phả của dòng họ còn để lại thì dòng họ Lê của ông Hiền vốn có gốc gác với vua Lê (thời Hậu Lê). Ông nội và cụ nội của ông Hiền là hai thầy đồ giỏi có tiếng và có nhiều học trò đỗ đạt cao. Ông nội của ông từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Bác ruột của tiến sĩ Hiền chính là Đại tướng Lê Trọng Tấn.
Theo lời ông Hiền thì tướng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố. Sau này mới đổi thành Lê Trọng Tấn. Tướng Lê Trọng Tấn một danh tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Cha ruột của ông Hiền tên thật là Lê Quý Giả, sau đi kháng chiến gọi là Trịnh Quý Đông, từng là một trong những đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước ta.
Rõ ràng trong ông mang dòng máu và gen di truyền từ gia đình và dòng họ Lê danh giá nên ông yêu nước và say mê khoa học ngay từ khi còn rất nhỏ. Ông Hiền kể rằng, từ bé ông thất lạc gia đình do hoàn cảnh đặc biệt, sau này được bác ruột là Đại tướng Lê Trọng Tấn nuôi dạy. Ông từng là học sinh giỏi toán và được đưa đi học ở trường chuyên đặc biệt. Đây là một lớp học riêng dành cho học sinh giỏi toán lúc bấy giờ…
Bắt đầu từ đây, ông đến với khoa học và thai nghén những đam mê của ông với triết học, tâm lý học cũng như văn hóa và nghệ thuật…
Nhà khoa học nhiều suy nghĩ đột phá…
Ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về laser. Tiến sĩ Hiền tiết lộ: “Từ năm 1970, Nhà nước ta đã biết về công nghệ laser. Chúng ta đã tính đến phương án: tia laser sẽ được sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh hiện đại. Vì thế, Nhà nước ta đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu về laser và tôi là một trong số những người được cử đi học”.
Tiến sĩ Vũ Gia Hiền lúc trẻ
Tháng 7/1988, tham dự Hội thảo tại Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, ông đã làm cho giới khoa học trong nước phải ngạc nhiên và thán phục khi báo cáo đề tài “Tìm hiểu quá trình tiến hoá Vũ trụ và Sinh giới”.
Những nhà khoa học đầu ngành ở Việt Nam lúc đó như GS.Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, GS.TS. Nguyễn Tài Lương, GS.TS. Lê Quang Long, GS.TS. Trần Duy Quý, GS.TS. Phạm Phi Phi… đã đánh giá rất cao cách đặt vấn đề, hướng tìm tòi và tư duy mới của ông.Ông đã dám nghĩ, dám tìm tòi, dám đưa ra một giả thuyết khá lý thú, là công trình đầu tiên khá táo bạo đề cập tới vấn đề hết sức phức tạp của khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng.
Nhận được những động viên lớn từ các bậc thầy, tiến sĩ Hiền đã từng bước xác lập giả thuyết thành hệ thống khoa học chứng minh cho giả thuyết “Tiến hoá sinh giới từ bức xạ nền vũ trụ” trên nguyên lý “Không có gì tự sinh ra và không có gì tự mất đi, nó chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác – Sự sống cũng vậy”.
Đề tài nghiên cứu khoa học này của ông sau này đã được xuất bản thành sách với tên gọi “Tìm hiểu quá trình tiến hóa vũ trụ và sinh giới” do NXB Chính trị quốc gia xuất bản và tái bản, đã thổi một luồng gió mới trong nghiên cứu khoa học của nước nhà…
Cơ duyên nhà khoa học bén duyên với triết học, tâm lý học và văn hóa…
Trước băn khoăn của tôi vì sao một nhà khoa học ưa sự chính xác như ông lại có thể tìm đến với tâm lý, triết học và văn hóa, nơi những vấn đề rất trừu tượng, đan xen nhiều quan điểm mâu thuẫn, trái ngược với nhau, ông đã chia sẻ:
Các nhà tâm lý, văn hóa thường tư duy không chính xác, thiên về cảm tính. Nhưng cũng chính vì cảm tính đó lại gây cho ông sự tò mò, muốn tìm hiểu, muốn được thử sức mình trong lĩnh vực mới. Nhưng cơ duyên cơ bản có lẽ bắt nguồn từ một tâm hồn đẹp.
Một trong rất nhiều sách viết về văn hóa có giá trị của Ts. Vũ Gia Hiền
Ông nói Việt Nam có rất nhiều giá trị văn hóa đẹp cần phải được gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. Những cái đẹp về văn hóa gia đình, văn hóa làng, nước… đã hấp dẫn ông, dẫn ông đi vào với khu rừng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ đó… “Hoa đẹp không thể không ngắm và cần phải chăm sóc, gìn giữ cho hương sắc hoa được tươi lâu”, ông chia sẻ.
Rồi ông kể, trong một cuộc hội thảo các thầy cô cứ bình luận mãi văn hóa, đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp, không còn giữ được những giá trị văn hóa ứng xử đẹp như trước đây nữa. Ông cho rằng để giải được bài toán này cần phải tìm hiểu tâm sinh lý và đời sống tâm lý của giới trẻ và so sánh với tâm lý của thế hệ trước. Tâm lý học gắn kết với ông từ đó.Nhưng tâm lý chỉ có thể tìm hiểu được ở những người đang sống, không thể phản ánh chính xác tâm lý của những người đã chết. Chỉ có thể tìm hiểu con người ở các thế hệ trước thông qua tìm hiểu triết học bằng cách nghiên cứu về công cụ lao động, quá trình lao động tạo ra con người v.v…. Và tự nhiên, ông cũng bén duyên với triết học…
Khâm phục thay một trí tuệ hơn người và một sức làm việc phi thường
Tôi vẫn thường đọc sách và biết rằng khả năng làm việc của các nhà khoa học là phi thường. Nhưng tôi chỉ mới thấy trong sách viết, mới được nghe kể chứ chưa bao giờ gặp một người như thế trong cuộc đời thật cho đến khi gặp tiến sĩ Hiền. Cũng trong quỹ thời gian 24h, nhưng công việc ông làm và giá trị công việc đạt được của ông nhiều gấp đến cả chục lần so với bản thân tôi.
Ts. Hiền được mời làm diễn giả giao lưu trong chương trình Văn hóa ứng xử học đường, tháng 6/2011
Hàng ngày, ông vừa dạy học (hiện Tiến sĩ Hiền là Trưởng đại diện Apollos – VN- ASEAN), giảng dạy trên rất nhiều lĩnh vực từ kỹ thuật, vật lý cho đến triết học, tâm lý học, kỹ năng sống, văn hóa giao tiếp v.v… vừa dành thời gian để đọc sách, nghiên cứu sách ở các lĩnh vực ông đam mê hiện nay.
Ông tiết lộ, hiện ông đang song song thực hiện 3 công trình lớn, đây là những đề tài ông tâm đắc và trăn trở nhất trong cuộc đời.Công trình thứ nhất về vật lý. Ông dự định viết một công trình vật lý dài 35 tập, dưới dạng là những tiểu thuyết vừa (100 trang/tập) để phản biện 34 nhà vật lý nổi tiếng trên thế giới có trong lịch sử. Hiện ông đã viết được 3 cuốn về Marie Curie, Anbe Anhxtanh và Ampe.
Công trình đồ sộ thứ hai là một bộ sách về Mỹ học 13 tập. Hiện ông đã viết được 9 tập trong đó 7 tập bản thảo đang được NXB Lao động cho biên tập để phát hành trong thời gian tới. Sách viết về Mỹ học ở Việt Nam chưa có nhiều, chủ yếu dịch lại từ các tác phẩm của Mỹ học phương Tây. Nhưng đây là lần đầu tiên, một bộ sách Mỹ học được chính người Việt Nam viết dưới góc nhìn từ một nhà tâm lý học, dựa trên bản chất tâm lý con người thay vì Mỹ học hình thức như của phương Tây.
Và công trình “khác người” thứ ba của tiến sĩ Hiền là một công trình đồ sộ về 100.000 câu thơ viết về Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật, Chúa Giê-su v.v… Ông hóa thân thành nhân vật em bé chăn trâu được gặp gỡ và nói chuyện với các cao nhân của các thời đại (Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử…) về những giá trị văn hóa, những triết lý nhân sinh để gửi gắm, dặn dò đến các thế hệ trẻ hôm nay và cả mai sau…
“…Ta, Lão Tử đây chẳng nói sai
Đức Kinh ta viết mực không phai
Để lại cho đời thêm chữ Đạo
Nhớ chưa cậu bé lắm nghi hoài…”
Đức Kinh ta viết mực không phai
Để lại cho đời thêm chữ Đạo
Nhớ chưa cậu bé lắm nghi hoài…”
(Trích tập 1 “Cậu bé chăn trâu và Lão Tử” của công trình 100.000 câu thơ của tiến sĩ Hiền)
ĐỌC NHIỀU
-
Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” ĐĂNG TẠI: NGƯỜI TA LÀ HOA CỦA ĐẤT | Tags: HFS , Lê Quý Anh , NSUT Văn Lượng , tiến sĩ kiê...
-
Thầy Hà Trung Thành đã từng là Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường Huấn luyện Cán bộ Thiếu niên Tiền phong TP. Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng trư...
-
Võ Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Long An. Vào năm 1963, khi chiến tranh diễn ra ác liệt tại quê nhà, ba Thắng, cụ Võ Thành Lân đã cù...
-
Nguyễn Duy Cương là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Khai phá khả năng tiềm ẩn con người. Ông đã và ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Sir John Tenniel - Danh hoạ nổi tiếng người Anh cách đây 2 thế kỷ Sir John Tenniel (28/2/1820 – 25/2/1914) là một họa sĩ biếm họa ngườ...
-
Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về doanh nhân nổi tiếng, trước khi quản lý một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô, họ đã khởi nghiệp...
-
TRẦN THÁNH TÔNG – VUA VIỆT NAM – HOÀNG ĐẾ ĐẠI VIỆT Trần Thánh Tông – Thông tin chung: Trị vì: 30 tháng 3 năm 1258 – 8 tháng 11 n...
-
James Gosling (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 gần Calgary, Alberta, Canada) là một nhà phát triển phần mềm nổi tiếng. Nghề ...
DANH MỤC
- ANH HÙNG
- BÁC SĨ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH TRỊ
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CÔNG CHÚA
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄN GIẢ
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SƯ
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH TẾ
- MỤC SƯ
- NGƯỜI DO THÁI
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VẬT LÝ
- NHẠC SĨ
- NHÂN KHẨU HỌC
- ÔNG CHỦ
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- TÁC GIẢ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TRIẾT GIA
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VOLTAIRE
- Vua
BÀI VIẾT
-
►
2013
(49)
- ► tháng mười hai (2)
- ► tháng mười một (1)
- ► tháng mười (1)
-
►
2011
(10)
- ► tháng mười hai (6)
- ► tháng mười (1)
- ► tháng chín (2)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia