5 tháng 4, 2012
Có một người đàn ông vốn không có ý
định đầu tư vào ngành giấy nhưng lại khiến mọi người sửng sốt khi chính anh là
tác giả của thương hiệu giấy hàng đầu VN – Sài Gòn paper. 42 tuổi, Cao Tiến Vị
đang nung nấu khát vọng đưa thương hiệu Giấy Sài Gòn vươn ra biển lớn. Với anh,
kinh doanh là một hành trình vượt dốc liên tục. Để chiến thắng, điều quan trọng
nhất là vượt lên giới hạn của chính mình và luôn nhìn về phía trước để chinh
phục những thử thách mới.
Dáng người tầm thước, chất giọng trầm ấm,
anh lôi cuốn người đối diện bởi cách nói chuyện điềm đạm và những triết lý sâu
sắc mà anh đúc kết từ hơn 20 năm bôn ba trên thương trường. 10 năm trước, khi
bắt đầu khởi nghiệp: ban đầu Giấy Sài Gòn chỉ là một cơ sở sản xuất giấy với 1
máy xeo giấy và 20 công nhân. Thị trường giấy lúc ấy thực sự là một vùng trời
mênh mông nhưng lập nghiệp bao giờ cũng nhiều khó khăn. Cũng may, trời không
phụ sự cần cù, chịu thương chịu khó, chịu học và “chịu” đầu tư nên qua mỗi năm tốc
độ phát triển của Giấy Sài Gòn tăng nhanh chóng, từ 100%/năm lên đến 200% rồi
300%/năm. Cho đến nay, Giấy Sài Gòn đã trở thành Cty có tốc độ phát triển nhanh
nhất VN với tổng vốn đầu tư lến đến 500 tỷ đồng. Đồng thời cũng là Cty đầu tiên
xuất khẩu khối lượng lớn giấy công nghiệp ra thị trường nước ngoài. Hiện tại,
sản phẩm giấy Sài Gòn rất đa dạng, gồm có 2 nhóm sản phẩm chính là giấy công
nghiệp (giấy Duplex, giấy Test liner, giấy Medium) và giấy tiêu dùng (giấy cuộn
vệ sinh, khăn hộp, khăn tay, khăn ăn, khăn giấy các loại, và ly giấy).
- Nhìn
vào sự thành công nổi trội của Giấy Sài Gòn, câu hỏi chung của nhiều người là
anh đã làm điều đó như thế nào?
Một sản phẩm được người tiêu dùng chấp
nhận trước hết phải là một sản phẩm chất lượng tốt. Giấy Sài Gòn cũng không
ngoại lệ. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành công nhờ vào việc xây dựng được một
hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả bậc nhất trong ngành giấy. Ngoài
kênh phân phối chính thông qua hơn 100 nhà phân phối truyền thống, các siêu thị
lớn, hệ thống nhà sách, cửa hàng tự chọn ở các tỉnh thành, chúng tôi cũng mở
rộng thị trường hiệu quả bằng kênh tiêu thụ trực tiếp tới các khu chế xuất, khu
công nghiệp, xí nghiệp, văn phòng, Cty, bệnh viện, các cơ sở chăm sóc y tế,
trường học, khách sạn, nhà hàng, và các cơ sở cung ứng dịch vụ. Đối với ngành
hàng giấy công nghiệp, cho đến nay, hầu như tất cả các công ty bao bì lớn của
VN đều là khách hàng của Cty như: Việt Long, Alcamax, Tân Á, Vinh Xuân, Orna Paper, Việt
Trung, Bao Bì Biên Hòa, Dầu Thực Vật, Vina Shin Lung, Jin Jih Chung, Đồng Lợi,
Minh Phú, Dong Yang, Vạn Thành...
Tôi chẳng có bí quyết gì to tát. Trong
cuộc sống và công việc tôi chỉ luôn cố gắng hành xử theo lời các cụ ta từ xưa
đã dạy: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Và có lẽ, tâm niệm sống bằng
sự chân tình, hài hoà, làm sao để mọi người đều thắng đã giúp tôi có nhiều bạn
bè, đối tác tin cậy và những đồng nghiệp gắn bó bền chặt với mình.
- Trong
khi các DN đang lo lắng cho hiện tượng chảy máu chất xám của DN mình thì Cao
Tiến Vị lại có thể thu hút rất nhiều GĐ điều hành của các tập đoàn nước ngoài,
kể cả các chuyên gia kỹ thuật người nước ngoài về đầu quân cho DN mình. Anh có
bí quyết gì mà “đắc nhân tâm” đến vậy?
Giấy Sài Gòn hiện có rất nhiều vị GĐ,
trưởng, phó phòng đã từng giữ vị trí trọng trách tại nhiều tập đoàn lớn của các
quốc gia. Việc họ “chịu” về làm việc với tôi chứng tỏ rằng mức thu nhập chưa
phải là điều tạo nên sự hấp dẫn của một công việc mà điều quan trọng số một là
môi trường làm việc tốt. Họ đã nhận ra mình được trân trọng, có đất dụng võ, có
điều kiện học hỏi, phát huy khả năng và có cơ hội thăng tiến khi làm việc ở
Giấy Sài Gòn. Tôi hiểu điều đó và đang ngày càng cố gắng xây dựng văn hoá DN
ngày một hoàn thiện hơn. Điều đó thể hiện trước hết qua việc chăm lo chu đáo cho
đời sống của CBCNV. Chẳng hạn, Cty đã đầu tư xây dựng khu chung cư dành cho
người lao động tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngay bên
cạnh khu nhà máy để cho CBCNV ổn định chỗ ở,
an tâm làm việc.
- Trong
thời buổi hội nhập, anh cho rằng đâu là văn hoá chuẩn của một doanh nhân, DN?
Tôi cho rằng các khái niệm văn hoá doanh
nhân, văn hoá DN có sự giao thoa và quan hệ phụ thuộc với văn hoá gia đình, văn
hoá xã hội, văn hoá công sở... Không thể có văn hoá doanh nhân, văn hoá DN tốt
khi văn hoá của gia đình, xã hội chưa tốt. Hiện nay, tôi thấy xã hội vẫn còn
tồn tại hiện tượng người đi học thì đối phó với thi cử, người đi làm thì đối
phó với công việc. Nếu không thay đổi được thói quen này thì văn hoá DN cũng bị
ảnh hưởng rất nhiều.
- Thành
công, tên tuổi và vật chất mà anh đạt được cũng đã đủ để dừng lại trên con
đường kinh doanh đầy trắc trở. Nhưng dường như càng ngày Cao Tiến Vị lại càng
nghĩ lớn và muốn làm những việc lớn hơn?
Nếu tự mãn, tôi có thể dừng lại mà không
cần lao tâm khổ tứ nữa. Nhưng với một doanh nhân khi đã đạt được một số thành
công nhất định thì của cải vật chất chỉ là phương tiện, công cụ để phát triển
kinh doanh tốt hơn. Trong điều kiện xã hội hiện nay, chuyện cơm áo gạo tiền
không còn quá khó khăn với mọi người nữa. Điều quan trọng hơn cả là mình được
theo đuổi con đường đã chọn và cống hiến cho xã hội bằng một niềm đam mê, bằng
khát vọng khẳng định bản thân. Càng thành công thì áp lực, trách nhiệm càng
nặng nề. Vì thế, lúc nào cũng phải phấn đấu vươn lên, vượt qua cái bóng của
chính mình để tiếp tục chinh phục những mục tiêu khác. Với tôi, mỗi bước đột
phá là một lần khởi nghiệp lại để vươn lên một tầm cao mới.
- Xã
hội hiện nay có điều gì khiến anh trăn trở nhất?
Tôi đi nhiều và nhận thấy tính liên kết,
sự cởi mở giữa nền kinh tế các vùng miền, các địa phương và giữa các DN của
chúng ta còn rất yếu. Chẳng hạn, từ trong Nam ra Bắc làm ăn hay ngược lại đã
cảm thấy rất khó khăn, trở ngại. Nhìn sang các nuớc khác, doanh nhân của họ có
thể đi khắp xứ sở, bắt tay với cả trời Đông lẫn phương Tây ,
liên kết tạo nên những tập đoàn lớn mạnh... Sự giao thương rộng rãi ấy giúp xã
hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự riêng lẻ, cục bộ trong làm ăn của các
DN nước mình là hệ quả tất yếu từ nền kinh tế nông nghiệp và chiến tranh kéo
dài, sau đó là thời kì bao cấp. Vì thế, thay vì trách móc, chúng ta cần hiểu và
khắc phục điều này càng sớm càng có lợi cho kinh tế đất nước. Với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và có nhiều biến động như hiện nay, tôi nghĩ rằng chưa thể
tiên liệu được các DN VN nói chung và ngành giấy nói riêng sẽ phát triển như
thế nào. Vì thế, việc bắt tay liên kết với các DN trong và ngoài nước là điều
phải tính tới trong chiến lược phát triển của các DN VN hiện nay.
- Hơn
20 năm trải nghiệm thác ghềnh, anh cảm nhận thế nào giữa được và mất của đời
doanh nhân?
Nói một cách nôm na thì trong 10 chuyện
của doanh nhân thì chuyện vui chỉ có 2 còn chuyện bực mình tới 8. Để có 2 niềm
vui thì phải trải qua 8 việc không thoải mái. Nhưng đứng trước trách nhiệm với
đời sống của hơn 1.300 công nhân và hơn 100 nhà phân phối cùng gia đình họ,
đứng trước trách nhiệm giữ gìn và phát huy thương hiệu của DN thì nhiều khi sự
cân đo giữa được và mất lại trở nên vô nghĩa. Công việc mang lại cho tôi nhiều
niềm vui nhưng thực lòng, đã có đôi lần tôi cảm thấy cô đơn. Cô đơn vì không
thể chia sẻ cùng ai những trăn trở, suy nghĩ vì đó là trách nhiệm của riêng
mình, người đứng đầu DN. Tôi tin rằng trong đời doanh nhân ai cũng từng có cảm
giác đó. Cũng có lí do khi đa số doanh nhân đều là những người sống nội tâm.
- Những
lúc căng thẳng, anh thường chiến thắng strees bằng cách nào?
Tôi thư giãn bằng những điều rất bình
thường và giản dị. Có thể đó là một lần đưa đón con đi học, một điều bình
thường với những ông bố khác nhưng lại vô cùng quý báu đối với người bận rộn
như tôi. Hoặc là những lần chở cả gia đình đi nghỉ ở một vùng quê nào đó, được
hít thở không khí trong lành, mắc võng nằm dưới một mái lá. Tất cả rất đơn sơ,
mộc mạc nhưng tôi cảm thấy thoải mái và lấy lại sự cân bằng nhanh chóng. Niềm vui
cuộc sống đôi khi lại bắt nguồn từ những điều đơn giản đó.
- Một
điều ước cho riêng mình, thưa anh?
Tôi mong sự bình an.
- Cảm
ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị
này!
ĐỌC NHIỀU
-
Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” ĐĂNG TẠI: NGƯỜI TA LÀ HOA CỦA ĐẤT | Tags: HFS , Lê Quý Anh , NSUT Văn Lượng , tiến sĩ kiê...
-
Thầy Hà Trung Thành đã từng là Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường Huấn luyện Cán bộ Thiếu niên Tiền phong TP. Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng trư...
-
Võ Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Long An. Vào năm 1963, khi chiến tranh diễn ra ác liệt tại quê nhà, ba Thắng, cụ Võ Thành Lân đã cù...
-
Nguyễn Duy Cương là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Khai phá khả năng tiềm ẩn con người. Ông đã và ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Sir John Tenniel - Danh hoạ nổi tiếng người Anh cách đây 2 thế kỷ Sir John Tenniel (28/2/1820 – 25/2/1914) là một họa sĩ biếm họa ngườ...
-
Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về doanh nhân nổi tiếng, trước khi quản lý một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô, họ đã khởi nghiệp...
-
TRẦN THÁNH TÔNG – VUA VIỆT NAM – HOÀNG ĐẾ ĐẠI VIỆT Trần Thánh Tông – Thông tin chung: Trị vì: 30 tháng 3 năm 1258 – 8 tháng 11 n...
-
James Gosling (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 gần Calgary, Alberta, Canada) là một nhà phát triển phần mềm nổi tiếng. Nghề ...
DANH MỤC
- ANH HÙNG
- BÁC SĨ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHÍNH TRỊ
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CÔNG CHÚA
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄN GIẢ
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SƯ
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH TẾ
- MỤC SƯ
- NGƯỜI DO THÁI
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VẬT LÝ
- NHẠC SĨ
- NHÂN KHẨU HỌC
- ÔNG CHỦ
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- TÁC GIẢ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TRIẾT GIA
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VOLTAIRE
- Vua
BÀI VIẾT
-
►
2013
(49)
- ► tháng mười hai (2)
- ► tháng mười một (1)
- ► tháng mười (1)
-
►
2011
(10)
- ► tháng mười hai (6)
- ► tháng mười (1)
- ► tháng chín (2)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia